Vượt qua Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ
Tìm hiểu những ảnh hưởng của căng thẳng thần kinh trong kỳ nghỉ lễ đối với trái tim của bạn và thực hành những phương cách đơn giản để tận hưởng kỳ nghỉ an toàn và vượt qua Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ
Bầu không khí lễ hội từ những ánh đèn lấp lánh cùng những bài hát vui tươi thường che giấu đi những căng thẳng thần kinh tiềm ẩn và những cảm xúc khó khăn trong mùa lễ hội. Những áp lực thông thường này hay bị bỏ qua trong các kỳ lễ hội, có thể gây ra một vấn đề trầm trọng nhưng ít được biết đến đó là hội chứng trái tim ngày lễ.
Không chỉ là hệ quả từ sự phóng túng trong kỳ nghỉ, Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ còn có mối liên hệ sâu sắc với các yếu tố căng thẳng tâm lý trong mùa lễ, từ nỗi lo lắng về việc sắp xếp tốt các hoạt động cho đến việc dàn xếp các mối quan hệ gia đình phức tạp. Nhận thức và hiểu rõ những yếu tố tâm lý là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe tim mạch của chúng ta vào khoảng thời gian đặc biệt này trong năm.
Tìm hiểu về Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ
Sự gia tăng số ca tử vong do bệnh tim trong kỳ nghỉ lễ có nguồn gốc từ một phát hiện quan trọng năm 1978 của Tiến sĩ Philip Ettinger, người đã đặt định ra [khái niệm] Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ (HHS).
Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ đặc trưng bởi các vấn đề tim [xuất hiện] đột ngột ở những người không có tiền sử bệnh tim trước đó, có liên quan đến việc uống nhiều rượu trong kỳ nghỉ.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Ettinger ghi nhận 24 trường hợp rối loạn nhịp tim sau khi uống nhiều rượu, [nghiên cứu] nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc lạm dụng rượu quá mức đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là trong mùa lễ hội.
Nghiên cứu sâu hơn đã mở rộng kiến thức của chúng ta về HHS, cho thấy rằng hội chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến những người uống nhiều rượu không thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2021 với 100 người tham gia, chủ yếu là nam giới lớn tuổi, cho thấy chỉ một ly rượu có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị rung nhĩ. Hai ly rượu trở lên có thể làm tăng nguy cơ lên gấp ba lần, thậm chí nồng độ cồn trong máu tăng nhẹ cũng làm tăng đáng kể khả năng bị rung nhĩ.
Tiến sĩ Nieca Goldberg, giáo sư y khoa lâm sàng tại Trường Y khoa NYU Grossman đồng thời là giám đốc y tế của Atria New York City nói với The Epoch Times, “Chúng tôi hiện đang tìm hiểu làm thế nào ngay cả một lượng nhỏ cồn cũng có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ rung nhĩ. Mặc dù một đến hai ly rượu được giới thiệu là có lợi cho tim, nhưng nghiên cứu mới nổi cho rằng rượu không tốt cho sức khỏe như người ta vẫn nghĩ”.
Gánh nặng tâm lý trong kỳ nghỉ lễ
Trong khi những ngày nghỉ lễ thường được miêu tả là thời gian vui vẻ thì thực tế có thể hoàn toàn khác. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng 41% người dân bị gia tăng căng thẳng thần kinh trong thời gian này. Căng thẳng thần kinh gia tăng đột biến bắt nguồn từ các yếu tố đặc thù của những ngày lễ như họp mặt gia đình và mua sắm tại trung tâm đông đúc. Mặc dù nhằm mục đích mua vui nhưng những hoạt động này có thể khởi lên những mâu thuẫn và những mối quan hệ mệt mỏi, làm tăng thêm căng thẳng về cảm xúc và áp lực phải tuân theo mong muốn của gia đình.
Ông David Tzall, một nhà tâm lý học được cấp phép, nói với The Epoch Times, “Các yếu tố như áp lực tài chính từ việc tặng quà, mâu thuẫn gia đình, cảm giác cô đơn, thậm chí cả sự tất bật và nhộn nhịp nói chung đều có thể dẫn đến mức độ căng thẳng thần kinh tăng cao. Rượu có thể được dùng như một cách ứng phó với những tác nhân gây căng thẳng căng thẳng này, mang đến một lối thoát hoặc [cảm giác] thư thái nhất thời.”
Áp lực xã hội phải tỏ ra vui vẻ và hài lòng trong kỳ nghỉ lễ có thể khiến căng thẳng thần kinh trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt đối với những người đang gặp những khó khăn cá nhân như vấn đề sức khỏe hoặc mất người thân. Khoảng cách giữa các chuẩn mực xã hội với thực tế của mỗi cá nhân thúc đẩy căng thẳng tâm lý, gây ra rủi ro trực tiếp cho sức khỏe tim mạch.
Nuông chiều những ham mê quá mức: [tác nhân] kích hoạt cảm xúc
Việc tiêu thụ đồ ăn và rượu tăng cao trong kỳ nghỉ lễ thường bắt nguồn từ việc sử dụng chúng như cơ chế ứng phó với gánh nặng tâm lý. Những ngày nghỉ lễ có thể gợi lên sự cô đơn, buồn bã hoặc lo lắng, khiến nhiều người tìm niềm an ủi trong việc ăn uống. Mặc dù mang lại sự thoải mái nhất thời nhưng những thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Ông Tzall giải thích rằng sự kích thích cảm xúc sẽ gây ra phản ứng stress được gọi là phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy, dẫn đến sự gia tăng các hormone stress như cortisol và adrenaline, khiến cơ thể luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ. Ông ấy ví phản ứng này giống như việc quay vòng động cơ.
Căng thẳng thần kinh liên tục như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Căng thẳng thần kinh khiến cơ thể luôn trong tình trạng phòng ngừa cao độ và việc duy trì trạng thái này quá lâu sẽ làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ.
Lượng cortisol cao gây ra cảm giác thèm các thực phẩm dồi dào chất béo và nhiều đường, thường thấy trong các bữa ăn ngày lễ. Rượu thường được tiêu thụ với mục đích xã giao hay xoa dịu cảm xúc, vô tình làm tăng thêm nguy cơ bị Hội Chứng Trái Tim Ngày Lễ
Ông Tzall nói, “Căng thẳng tâm lý liên quan đến kỳ nghỉ có thể ảnh hưởng thực sự đến một cá nhân.”
Ông nói, nhu cầu và áp lực gia tăng trong mùa lễ thực sự có thể gây ra căng thẳng thần kinh. Mặc dù điều này có thể không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của một người so với thời gian còn lại trong năm, nhưng ông Tzall cảnh báo rằng điều này có thể nhanh chóng khiến chúng ta hình thành hoặc gia tăng những thói quen xấu trong một thời gian ngắn.
Chiến lược cho một trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ
Duy trì sức khỏe tim mạch trong kỳ nghỉ lễ là một thách thức nhưng có thể đạt được bằng cách sử dụng các chiến lược thiết thực, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức.
Ông Tzall nói, “Việc nhận biết các tác nhân kích thích tâm lý qua việc tự suy ngẫm, quan sát và chánh niệm.”
Điều này đòi hỏi phải suy ngẫm lại về những trải nghiệm trong kỳ nghỉ trước đây, xác định những thời điểm căng thẳng thần kinh và hiểu được tác động của chúng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.
Điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng căng thẳng về thể chất, như nhịp tim nhanh, thở nông, căng cơ, đau đầu hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa. Nhận thức về những dấu hiệu này có thể giúp chúng ta kiểm soát căng thẳng thần kinh tốt hơn và có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch trong kỳ nghỉ lễ.
Ông Tzall khuyên hãy áp dụng chánh niệm bằng cách quan sát những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác thân thể của bạn trong thời khắc hiện tại mà không thành kiến. Ông nói, điều quan trọng là phải xác định các yếu tố gây căng thẳng thần kinh phổ biến trong các kỳ nghỉ, như áp lực gia đình, áp lực tài chính và nghĩa vụ xã hội.
Quản lý căng thẳng thần kinh hiệu quả bao gồm việc đặt ra các mục tiêu thực tế cho kỳ nghỉ lễ, điều này có thể đồng nghĩa với việc phải sửa đổi các hoạt động cố hữu.
Ông Tzall nói, “Tạo ranh giới với gia đình và bạn bè để điều chỉnh kỳ vọng và giảm thiểu xung đột.”
Điều quan trọng là từ chối tham gia vào các hoạt động khi không cần thiết.
Tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc rèn luyện ngắn hạn nhằm hai mục đích: mang lại sự nghỉ ngơi sau những cuộc hẹn trong kỳ nghỉ và tránh sự mải mê suốt mùa lễ. Tập thể dục thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng thần kinh và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh việc ăn uống có ý thức trong những ngày nghỉ lễ. Cân bằng các món ăn lễ hội với những lựa chọn lành mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tim mạch. Việc tiêu thụ rượu có trách nhiệm cũng rất quan trọng, bao gồm việc đặt ra giới hạn, số lần uống và xen kẽ thức uống có cồn với nước để duy trì lượng nước trong cơ thể.
Tiến sĩ Goldberg cho biết, “Quản lý sức khỏe tim mạch trong kỳ nghỉ lễ đầy cảm xúc dễ dàng hơn bạn nghĩ.”
Cô nói, “Đừng lại uống sau vài giây, hãy hạn chế uống rượu – ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng huyết áp”.
Tiến sĩ Goldberg cũng khuyến nghị nên đi bộ hàng ngày, ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và phân chia công việc để giảm bớt căng thẳng thần kinh.
Tìm những cách khác để ứng phó với căng thẳng cảm xúc, chẳng hạn như nói chuyện với bạn bè hoặc tham gia vào một sở thích, có thể làm giảm sự phụ thuộc vào thức ăn và rượu làm cơ chế đối phó.
Thanh Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times