Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà 

Viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis) gây tiểu đau và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này. Viêm tuyến tiền liệt có thể được gọi là một bệnh nhiễm trùng của tuyến tiền liệt, nhưng tình trạng viêm không có nhiễm trùng rõ ràng thường gặp hơn. Khoảng 5%-10% các trường hợp viêm tuyến tiền liệt là do nhiễm vi khuẩn, nhưng may mắn là tình trạng viêm không dẫn đến tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới ở mọi lứa tuổi dễ bị viêm tuyến tiền liệt, trong đó 25% là nam giới trẻ và trung niên.

Có ba loại viêm tuyến tiền liệt chính: viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm thường không phổ biến nhưng có các triệu chứng nghiêm trọng. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Các triệu chứng có thể tương tự như viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nhưng ít nghiêm trọng hơn và thay đổi. Cuối cùng, viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn là dạng viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất với biểu hiện đau vùng chậu và tiết niệu trong ít nhất từ ​​ba đến sáu tháng.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến tiền liệt từ đường tiết niệu hoặc từ một bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là bệnh lậu, chlamydia hoặc HIV.

Các yếu tố nguy cơ của viêm tuyến tiền liệt bao gồm tiền sử viêm tuyến tiền liệt trước đó, phát triển nhiễm trùng tiểu, sử dụng ống thông tiểu hoặc các thủ thuật tiết niệu khác, tuyến tiền liệt mở rộng, có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng đường tiết niệu, mất nước và chấn thương vùng chậu cục bộ.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng và sự hiện diện. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm khó chịu, đau hoặc nhức ở tinh hoàn hoặc vùng giữa tinh hoàn, khó chịu hoặc đau ở bụng dưới, tiểu gấp hoặc tiểu lắt nhắt, cảm giác đau hoặc châm chích khi đi tiểu, cảm giác như thể bạn đang ngồi chơi gôn bi, thiếu ham muốn tình dục và khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng.

Các thể lâm sàng của bệnh viêm tuyến tiền liệt

  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính: Loại ít phổ biến nhất và do nhiễm trùng. Loại này có thể trở nên khá nghiêm trọng, vì nó có khả năng lây lan vào máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng có thể biểu hiện mạnh mẽ và đột ngột. Loại này được coi là dễ chẩn đoán.
  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính: Khởi phát từ từ hơn, với các triệu chứng biểu hiện ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với dạng cấp tính. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian dài hoặc có thể tái phát sau khi điều trị.
  • Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn mãn tính: Còn được gọi là hội chứng đau vùng chậu mãn tính và viêm tuyến tiền liệt mà không có nguyên nhân rõ ràng cho sự xuất hiện của nó. Dạng này được coi là loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất, với các triệu chứng có thể không đổi hoặc thỉnh thoảng bùng phát. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể cho thấy các tế bào miễn dịch trong nước tiểu hoặc tinh dịch, nhưng không tìm thấy vi khuẩn.
  • Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: Biểu hiện không có triệu chứng, nhưng trên các xét nghiệm chẩn đoán mô tuyến tiền liệt, có các tế bào chống nhiễm trùng. Chẩn đoán này thường được phát hiện khi khám định kỳ và được phát hiện tình cờ khi điều trị một vấn đề khác.
Sữa là yếu tố nguy cơ của ung thư tiền liệt tuyến
Nam giới có thể cân nhắc việc hạn chế sử dụng sữa để giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt. (Ảnh: Shutterstock)

Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến tiền liệt

Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của viêm tuyến tiền liệt hoặc bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ tiết niệu để xác định chẩn đoán. Bạn sẽ được khám sức khỏe tổng thể để loại trừ các nguyên nhân khác khiến tuyến tiền liệt bị viêm. Ngoài ra, bạn cần xét nghiệm nước tiểu. Sau đây là các xét nghiệm chẩn đoán có thể được sử dụng:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu: Tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và các vấn đề khác về tuyến tiền liệt
  • Sờ chẩn: bác sĩ sẽ sờ chẩn tuyến tiền liệt
  • Các xét nghiệm hình ảnh học: Có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) đường tiết niệu và tuyến tiền liệt hoặc siêu âm.

Có nhiều lựa chọn điều trị viêm tuyến tiền liệt khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu nguyên nhân của viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm thuốc chẹn alpha, chất chống viêm, xoa bóp tuyến tiền liệt và các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, chẳng hạn như liệu pháp nhiệt hoặc thuốc có thành phần thực vật cụ thể.

Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà

Có những cách hỗ trợ điều trị tại nhà mà bạn có thể sử dụng trong bệnh viêm tuyến tiền liệt:

  • Uống hỗn hợp thảo mộc goldenseal: Chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh mạnh giúp giảm viêm
  • Tiêu thụ cà chua thường xuyên: Cà chua chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng; đồng thời cũng chứa bioflavonoid lycopene, giúp giảm số lần đi tiểu
  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể loại bỏ chất thải độc hại và chất độc
  • Hạt mè ngâm qua đêm và nhai vào buổi sáng: Có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
  • Uống nước ép rau có cần tây, cà rốt và rau bina hai lần một ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
  • Uống bổ sung thảo mộc cỏ đuôi ngựa trong thời gian ngắn: Được coi là phương pháp chữa bệnh tự nhiên cho bệnh viêm tuyến tiền liệt nhưng có thể gây thiếu hụt thiamine và kali nếu dùng lâu dài
  • Ăn nho đỏ và các loại trái cây khác thường xuyên: thành phần lycopene trong các loại trái cây này có thể giúp giảm bớt kích ứng tuyến tiền liệt
  • Ăn hạt dưa hấu nguyên hoặc ở dạng bột: Hạt dưa hấu chứa các acid béo không bão hòa giúp cân bằng độ pH trong bàng quang và đường tiết niệu
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Có thể giúp điều trị cơn đau liên quan đến viêm tuyến tiền liệt
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng
  • Chủ động hoạt động thể chất, tránh ngồi ngồi trong thời gian dài: Giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm làm trầm trọng thêm các triệu chứng
  • Tránh rượu, caffein và thức ăn cay vì có thể gây kích ứng tuyến tiền liệt và bàng quang, làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Kiểm soát căng thẳng và lo lắng của bạn vì trạng thái này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn
  • Hạt bí ngô: Giàu acid béo không bão hòa, rất cần thiết để duy trì tuyến tiền liệt khỏe mạnh
  • Nước ép cà rốt: Một phương thuốc tuyệt vời được thực hiện hai lần một ngày cho bệnh viêm tuyến tiền liệt và các bệnh tuyến tiền liệt khác
  • Quả nam việt quất: Giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất tự nhiên khác có tác dụng điều trị rối loạn đường tiết niệu

Bằng cách tuân thủ kế hoạch mà bác sĩ đã đưa ra, cùng với các biện pháp khắc phục tại nhà này, bạn có thể đạt được nhiều thành công trong việc điều trị viêm tuyến tiền liệt.

Bài báo này được xuất bản lần đầu tại BelMarraHealth.com

Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Victor Marchione
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn