Vai trò quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe tâm thần và tại sao bác sĩ lại hiểu sai (Phần I)
Phần I của loạt bài ‘Giấc ngủ giúp bảo vệ mạng sống’
Phần III: Đặc điểm của giấc ngủ chất lượng tốt và cách ngủ ngon giấc
Đếm số giờ ngủ thường vô ích như việc đếm cừu. Khi hướng đến những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ mới và thú vị để cải thiện sức khỏe não bộ cũng như sức khỏe tinh thần, chúng tôi sẽ bắt đầu với những lời khuyên thiết thực đã được chứng minh về cách bạn có thể đo lường chất lượng giấc ngủ của chính mình.
Bài viết này là phần đầu tiên trong loạt bài gồm ba phần về giấc ngủ giúp bảo vệ mạng sống. Đọc Phần II: Tại sao giấc ngủ kém chất lượng có thể là yếu tố quan trọng đằng sau bất kỳ loại bệnh nào.
Giấc ngủ là một vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu đầy ấn tượng về khoa học và công nghệ trong thế kỷ 21, đại đa số các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hầu như không biết đến, bỏ qua hoặc xem thường những tiến bộ vượt trội trong lĩnh vực thuốc ngủ.
Thiếu hụt kiến thức về giấc ngủ lâm sàng thể hiện rõ ràng nhất trong việc điều trị bệnh nhân tâm thần, những người thường xuyên phàn nàn và vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ.
Nhiều người bị các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm hoặc hậu chấn tâm lý (PTSD), cũng như những người có ý định hoặc hành vi tự tử, hầu như đều bị rối loạn giấc ngủ có thể chẩn đoán và điều trị được. Hiếm khi những tình trạng này được xem xét hoặc hiểu rõ qua lăng kính của y học hiện đại.
Thay vào đó, những người đang vật lộn với sức khỏe tâm thần và rối loạn giấc ngủ được hướng dẫn – có thể trong nhiều năm – để chỉ tin vào hai cách giải quyết các vấn đề về giấc ngủ. Trước hết, với sự chân thành, các bác sĩ và nhà trị liệu của họ giải thích rằng các vấn đề về giấc ngủ sẽ biến mất khi sức khỏe tâm thần được phục hồi. Nói cách khác, bệnh tâm thần ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì vậy trước tiên, hãy khắc phục sức khỏe tâm thần.
Hoặc, họ được kê mọi loại thuốc an thần có thể tìm thấy trong “Từ điển tân dược thế giới.” Thông thường, bệnh nhân tâm thần nghe cả hai lý thuyết và được thuyết phục dùng thuốc theo toa hoặc không theo toa cho đến khi tình trạng tâm thần được giải quyết.
Những lý thuyết này không chỉ sai với 90% những người được chẩn đoán bị rối loạn sức khỏe tâm thần đi kèm các triệu chứng về giấc ngủ mà còn có thể dẫn đến sai lầm chết người với những tâm hồn bất hạnh bị chứng rối loạn giấc ngủ khiến họ mất khả năng lao động so với những người được phát hiện và điều trị đúng cách.
Đó là lý do tại sao giấc ngủ là một vấn đề lớn đối với sức khỏe tinh thần. Điều tuyệt vời là, qua ba thập niên nghiên cứu đã chứng minh rằng các vấn đề về giấc ngủ không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tâm thần và do đó có thể được điều trị độc lập.
Hiện tại, có một điều trớ trêu khó tin rằng: Hầu hết các bệnh nhân tâm thần đều đã biết sự thật này về giấc ngủ. Ngược lại, rất ít chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã lắng nghe lời khuyên. Thay vào đó, các bệnh nhân sức khỏe tâm thần tìm đến các chuyên gia đánh giá sức khỏe giấc ngủ và phương pháp điều trị ngoài thuốc, vì họ nhận ra giấc ngủ ngon hơn sẽ đem lại sức khỏe tâm thần tốt hơn.
Lịch sử sẽ cho thấy bệnh nhân là những người dẫn đường khi họ đánh giá cao viên ngọc lâm sàng ý nghĩa này bằng trực giác và kinh nghiệm. Thật đáng tiếc khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà nghiên cứu đã mất hàng thập niên để làm sáng tỏ điều này theo cách khoa học.
Những sự thật này đã được chứng minh nhiều lần đối với các tình trạng như lo lắng, trầm cảm, hậu chấn tâm lý – và ở một mức độ nào đó đối với các ý nghĩ hoặc hành vi tự tử. Thông tin này nên là một sự cập nhật đáng hoan nghênh, lan tỏa, để bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể nhận được các phương pháp điều trị giấc ngủ mà họ cần. Nói một cách chính xác, các giải pháp can thiệp độc lập, tiềm năng, dựa trên bằng chứng (phần lớn không dùng thuốc) đối với chứng rối loạn giấc ngủ sẽ cải thiện những phàn nàn và đôi khi chữa khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Hiện tại, câu hỏi khó hiểu được đặt ra là: Làm thế nào mà rất nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trong rất nhiều ngành lâm sàng khác nhau của y học và tâm lý học trong ba thập niên qua, lại có thể bỏ qua tất cả các bằng chứng khoa học này?
Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên. Những chuyên gia có thiện chí này đã đi theo hiểu biết thông thường cho rằng giấc ngủ là [vấn đề về ]số giờ ngủ và hệ quả tất yếu là số giờ ngủ không bị gián đoạn (giấc ngủ liên tục).
Lý thuyết lỗi thời về số lượng giờ ngủ này đã được thay thế bằng lý thuyết phù hợp hơn về mặt sinh học là “chất lượng giấc ngủ.” Hãy tạm dừng một chút và tự hỏi bản thân rằng bạn đã nghe bao nhiêu lần trong đời rằng chất lượng mới thực sự quan trọng hơn số lượng?
Giấc ngủ cũng không ngoại lệ. Hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chỉ xem xét số lượng hoặc tính liên tục của giấc ngủ dựa trên giả định sai lầm rằng số giờ ngủ hoặc số giờ ngủ liên tục là yếu tố chính dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Vì họ đã quen với việc điều trị cho những người khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc – cụ thể là chứng mất ngủ – nên việc tập trung vào số giờ ngủ dường như là rất hợp lý. Vấn đề là, gần như tất cả những người mất ngủ vẫn thấy mệt mỏi sau khi ngủ (chất lượng giấc ngủ kém). Điều này thường quan trọng hơn trong việc gây ra chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, mất ngủ chỉ là một trong hai yếu tố khiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá sai rằng số lượng hơn chất lượng. Vấn đề lớn hơn nhiều là cả những định kiến ngấm ngầm hay minh bạch đều cho rằng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần hoàn toàn do các yếu tố tâm lý chi phối. Mặc dù cách tiếp cận “tất cả nằm trong suy nghĩ của bạn” này đã gần đạt được mục tiêu, nhưng nó vẫn bỏ lỡ mục tiêu xa hơn vì một lý do lớn, rõ ràng, và rất thực thể.
Tình cờ là bộ não, nơi chứa đựng suy nghĩ của bạn, cũng là nơi bạn dễ dàng nhận thấy giấc ngủ nhất. Làm thế nào chúng ta có thể quan sát giấc ngủ trong não? Dễ thôi, bộ não tạo ra các xung điện theo sinh lý để đo độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Vì vậy, bạn buộc phải đánh giá cao mọi thứ liên quan đến giấc ngủ bao gồm cả khía cạnh sinh lý (thể chất), có nghĩa là không ai có thể tuyên bố chính xác các vấn đề về giấc ngủ chỉ là vấn đề tâm lý.
Chúng ta có thể thấy hiển nhiên rằng phép đo giấc ngủ tương tự như phép đo điện tim. Hiếm khi ai đó bị rối loạn nhịp tim chỉ do yếu tố tâm lý. Tại sao chúng ta lại tưởng tượng các vấn đề về giấc ngủ chỉ do các yếu tố tâm lý gây ra?
Vẫn còn nhiều điều ở phía trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về sinh lý giấc ngủ. Những hiểu biết tiếp theo sẽ giúp đánh giá cao tác động to lớn của giấc ngủ đối với sức khỏe. Bạn đã bao giờ nghe hoặc đọc về các tình trạng chết người chẳng hạn như suy thận hoặc suy gan trong đó các hệ thống cơ quan chính không thể loại bỏ chất thải độc hại khỏi cơ thể chưa? Khi sự cố xảy ra, chất độc hại tích lũy sẽ gây ra tử vong.
Điều này đưa chúng ta đến tình trạng “suy não,” một tình trạng như chấn thương sọ não, tai biến nặng hoặc hôn mê. May thay, suy não liên quan đến giấc ngủ diễn ra chậm hơn nhiều, mặc dù có thể gây tử vong vì bộ não cũng phải loại bỏ chất thải độc hại. Và, bạn sẽ không bao giờ đoán được khi nào bộ não hoạt động tích cực và hiệu quả nhất trong việc loại bỏ độc tính này.
Nếu bạn đoán là khi “ngủ,” thì bạn đã nghĩ đúng, nhưng không chỉ là giấc ngủ. Đó là giấc ngủ sâu. Bạn càng ngủ sâu thì hệ thống “làm sạch não” càng hoạt động hiệu quả. Điểm này hoàn toàn đúng vì để ngủ sâu giấc hơn cần phải có chất lượng giấc ngủ tốt nhất có thể.
Bây giờ bạn đã biết, đếm số giờ ngủ thường vô ích như việc đếm cừu. Khi chúng tôi hướng đến những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ mới và thú vị để cải thiện sức khỏe não bộ cũng như sức khỏe tinh thần, chúng tôi sẽ bắt đầu với những lời khuyên thiết thực đã được chứng minh về cách bạn có thể đo lường chất lượng giấc ngủ của chính mình.
Hãy [chăm sóc] giấc ngủ dựa trên những điểm này vì chúng có thể giúp cứu mạng.
Đọc Phần II: Tại sao giấc ngủ kém chất lượng có thể là yếu tố quan trọng đằng sau bất kỳ loại bệnh nào.
Thanh Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times