Các nghiên cứu trên quy mô lớn: Lo ngại về sự gia tăng các biến cố thần kinh và bệnh tự miễn hậu chích vaccine HPV
Sự Thật Về Vaccine HPV (Phần 2)
Sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với vaccine COVID-19 ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ chích vaccine phòng các bệnh thông thường ở trẻ em. Loạt bài này khám phá các nghiên cứu quốc tế được thực hiện trong hai thập niên qua về vaccine phòng virus u nhú ở người (HPV) – được cho là một trong những loại vaccine hiệu quả nhất cho đến nay.
Phần 1: Bằng chứng về các tác dụng phụ trầm trọng của một trong những vaccine hiệu quả nhất
Tóm tắt các sự kiện chính
- Một đánh giá của Đan Mạch trên 79,102 phụ nữ và 16,568 nam giới cho thấy vaccine HPV làm tăng đáng kể tỷ lệ rối loạn hệ thần kinh trầm trọng. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) và hội chứng đau vùng cục bộ phức tạp (CRPS) được đánh giá là “chắc chắn có liên quan” đến vaccine HPV.
- Một nghiên cứu lớn của Đan Mạch và Thụy Điển trên gần 300,000 bé gái đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa vaccine HPV và tỷ lệ gia tăng hội chứng Bechet (tỷ số tỷ suất 3.37), bệnh Raynaud (1.67) và bệnh tiểu đường loại 1 (1.29).
- Một nghiên cứu lớn gồm 3 triệu phụ nữ Đan Mạch và Thụy Điển có độ tuổi từ 18 đến 44 đã xác định 7 tác dụng phụ có nguy cơ gia tăng đáng kể về mặt thống kê hậu chích vaccine HPV, bao gồm: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh celiac, lupus ban đỏ, bệnh pemphigus vulgaris, bệnh Addison, bệnh Raynaud và viêm não, viêm tủy, hoặc viêm não tủy.
- Một nghiên cứu của Pháp năm 2017 gồm hơn 2.2 triệu cô gái trẻ đã tìm thấy bằng chứng về nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) tăng gấp 3.78 lần. Một nghiên cứu năm 2011 của Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc GBS cao hơn gần gấp 2.5 đến 10 lần trong vòng 6 tuần sau khi chích vaccine Gardasil.
- Mặc dù cơ chế cơ bản gây ra phản ứng tự miễn vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng sự trùng lặp đáng kể về trình tự protein giữa HPV và bộ gen người có thể khiến hệ miễn dịch tự tấn công chính cơ thể mình. Những người khác lo ngại rằng các chất tá dược (chẳng hạn như nhôm) có trong vaccine được dùng để kích thích hệ miễn dịch có thể gây hại.
Nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy sự gia tăng các rối loạn liên quan đến hệ thần kinh
Vào năm 2020, một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch đã thực hiện một tổng quan hệ thống về lợi ích và tác hại tổng thể của vaccine HPV.
Hai mươi bốn nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đủ điều kiện được thu thập, với tổng số 95,670 người tham gia, chủ yếu là phụ nữ, với thời gian theo dõi có trọng số trung bình là 49 tháng.
Hầu hết nhóm đối chứng đều được chích vaccine so sánh hoạt tính (thường là vaccine viêm gan chứa tá dược nhôm có thể so sánh được). Do tá dược có khả năng sinh miễn dịch cao (nhờ khả năng thu hút sự chú ý của hệ miễn dịch), chúng có thể khiến việc phát hiện nguy cơ vượt mức của vaccine HPV trở nên khó khăn hơn. Nếu không có nhóm đối chứng thực sự (chẳng hạn như nhóm dùng giả dược chứa nước muối), chúng ta không thể đánh giá chính xác những rủi ro thực sự của vaccine HPV.
Trong nhóm dùng vaccine, 367 người được phát hiện bị bệnh ung thư, so với 490 người ở nhóm so sánh.
Những người trẻ tuổi (từ 15 đến 29 tuổi), khi so sánh với người lớn tuổi hơn (từ 21 đến 72 tuổi), dường như được hưởng lợi nhiều từ vaccine do vaccine giúp ngăn ngừa tổn thương nội biểu mô mức độ trung bình liên quan đến HPV. Những người tham gia trẻ tuổi cũng gặp phải ít tác dụng phụ gây tử vong hơn.
Mặc dù các nghiên cứu có thể có sai sót trong quá trình thiết kế, nhưng sau 4 năm, những người chích vaccine HPV đã gia tăng đáng kể tỷ lệ rối loạn hệ thần kinh trầm trọng: tăng 49%, cũng như tác hại chung là 7%.
Các tác hại trầm trọng được đánh giá là “chắc chắn có liên quan” đến vaccine HPV gồm hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) và hội chứng đau vùng cục bộ phức tạp (CRPS). POTS đã tăng gần gấp đôi trong nhóm được chích ngừa.
Đến tháng 07/2017, chỉ 2/3 kết quả từ các thử nghiệm vaccine HPV được công bố và chỉ khoảng một nửa được đăng tải, do liên quan đến hạn chế về độ dài bản thảo, báo cáo sai lệch và các bài báo gây nhiễu đưa ra quan điểm hạn chế về kết quả thử nghiệm. Bài tổng quan hệ thống của Đan Mạch đã tổng hợp dữ liệu từ tất cả các thử nghiệm HPV sẵn có để đưa ra một bản tóm tắt đầy đủ về các bằng chứng từ trước cho đến nay.
Tuy nhiên, các nhà điều tra thừa nhận rằng, mặc dù họ đã thực hiện việc này trong ba năm nhưng những hạn chế của phân tích vẫn còn tồn tại. Chúng bao gồm báo cáo sai lệch, báo cáo không đầy đủ, phân mảnh dữ liệu và theo dõi thử nghiệm hạn chế.
Các nhà điều tra cũng lưu ý rằng các thử nghiệm được thực hiện để đánh giá lợi ích của vaccine HPV chứ không phải tác hại hiếm gặp. Do đó, mức độ lợi ích lớn hơn rủi ro bao nhiêu vẫn chưa được xác định. Họ kết luận rằng các nghiên cứu trong tương lai nên đánh giá cẩn thận tác hại của Gardasil 9 so với Gardasil vì Gardasil 9 chứa protein virus và tá dược nhôm nhiều gấp đôi so với cùng một liều lượng Gardasil.
Nghiên cứu lớn tiết lộ các biến cố tự miễn
Năm 2009, vaccine HPV4 đã được đưa vào chương trình chích ngừa cho trẻ em Đan Mạch. Kể từ đó, hai nghiên cứu thuần tập lớn về tác dụng phụ của vaccine HPV4 đã được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện của Đan Mạch và Thụy Điển.
Nghiên cứu đầu tiên ở Đan Mạch và Thụy Điển bao gồm 296,826 bé gái từ 10 đến 17 tuổi được chích tổng cộng 696,420 liều vaccine HPV4. Các nhà khoa học đã đánh giá tỷ số tỷ suất cho các biến cố tự miễn và không tìm thấy mối liên quan đáng kể nào với 20 trên 23 biến cố. Họ đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa vaccine HPV4 và hội chứng Bechet (tỷ số tỷ suất 3.37), bệnh Raynaud (1.67) và bệnh tiểu đường loại 1 (1.29).
Nhưng sau khi xem xét thêm, họ kết luận rằng không có đủ bằng chứng về mối quan hệ nhân quả, do tín hiệu yếu và thiếu cơ chế bệnh sinh cơ bản để giải thích tính hợp lý về mặt sinh học.
Trong một nghiên cứu thuần tập lớn thứ hai, nhóm đã mở rộng nghiên cứu tới hơn 3 triệu phụ nữ trưởng thành ở Đan Mạch và Thụy Điển trong độ tuổi từ 18 đến 44. Các tác giả đã xác định 7 tác dụng phụ có nguy cơ gia tăng đáng kể về mặt thống kê sau khi chích vaccine HPV4, bao gồm: Viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh celiac, lupus ban đỏ, bệnh pemphigus vulgaris, bệnh Addison, bệnh Raynaud và viêm não, viêm tủy hoặc viêm não tủy.
Sau khi phân tích độ nhạy, họ nhận thấy mối liên quan giữa vaccine HPV4 và bệnh celiac là mạnh mẽ nhất.
Bệnh celiac là tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công chính đường ruột của cơ thể sau khi hấp thu gluten.
Như biểu đồ dưới đây cho thấy, các nhà khoa học đã theo dõi hai giai đoạn nguy cơ hậu chích vaccine HPV4: 180 ngày đầu tiên và thời gian sau đó.
Thời gian kể từ khi chích liều vaccine HPV4 đầu tiên ở người mắc bệnh celiac trong nghiên cứu thuần tập ở phụ nữ Đan Mạch và Thụy Điển. (Ảnh: Journal of Internal Medicine)
Các tác giả lưu ý rằng nguy cơ bị bệnh celiac tăng khoảng 56% và điều này được quan sát thấy là “rất mạnh và mức tăng giống nhau ở cả hai giai đoạn nguy cơ hậu chích ngừa.”
Bệnh celiac là một bệnh khó chẩn đoán ở Đan Mạch. Vì vậy, một lời giải thích khả thi là các lần đi chích ngừa có thể cho phép chúng ta chẩn đoán và phát hiện tình trạng này và nhiều vấn đề khác.
Lời giải thích này gợi ý rằng mối liên quan giữa vaccine HPV và các rối loạn tự miễn có thể là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, do thiếu nhóm đối chứng thực sự trong nghiên cứu, cũng như ngày càng có nhiều tài liệu khoa học từ các quốc gia trên thế giới cho thấy những vấn đề liên quan đến vaccine HPV, việc loại bỏ các tín hiệu này vì cho đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên có vẻ là thiển cận.
Nghiên cứu lớn của Pháp và Nghiên cứu VAERS của Hoa Kỳ xác định nguy cơ bị Hội chứng Guillain-Barré
Mối lo ngại về tác dụng phụ gây bệnh tự miễn đã góp phần làm giảm tỷ lệ chích vaccine HPV ở Pháp.
Một nghiên cứu năm 2017 trên 2.2 triệu bé gái ở Pháp đã tìm thấy bằng chứng đáng lo ngại về mối liên quan giữa vaccine và hội chứng Guillain-Barré (GBS). GBS là một tình trạng phát sinh khi cơ thể sinh ra các kháng thể tự tấn công các dây thần kinh của mình.
Tỷ lệ mắc GBS là 1.4 trên 100,000 người-năm ở những bé gái đã chích ngừa so với 0.4 trên 100.000 ở những bé gái chưa chích ngừa, dẫn đến nguy cơ mắc GBS tăng lên hơn 200%.
Mối liên quan này dường như “đặc biệt rõ ràng trong những tháng đầu tiên sau khi chích ngừa.”
Phát hiện trên được chứng thực bởi mô hình phản ứng bất lợi được báo cáo trên toàn thế giới. Dữ liệu từ một số lượng lớn các báo cáo ghi nhận thấy những biến cố bất lợi trầm trọng tương tự liên quan đến việc dùng Gardasil và rối loạn hệ thần kinh có nguồn gốc tự miễn được báo cáo thường xuyên nhất.
Một nghiên cứu năm 2011 của Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ báo cáo hàng tuần về GBS hậu chích Gardasil trong vòng sáu tuần đầu tiên (6.6 trên 10,000,000) cao hơn so với dân số nói chung và cao hơn so với hậu chích ngừa Menactra và cúm.
Đặc biệt, nguy cơ bị GBS trong vòng sáu tuần sau chích ngừa cao hơn gần gấp 2.5 đến 10 lần so với dân số nói chung.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy việc chích vaccine Gardasil có liên quan đến số lần vào khoa cấp cứu nhiều hơn khoảng 8.5 lần, số lần nhập viện nhiều hơn 12.5 lần, các biến cố đe dọa đến tính mạng nhiều hơn 10 lần và tỷ lệ khuyết tật cao hơn 26.5 lần so với việc chích vaccine Menactra.
Cơ chế bệnh sinh hợp lý
Cho đến nay, bất chấp dữ liệu mâu thuẫn trong các tài liệu khoa học, rõ ràng là vaccine HPV có thể gây rối loạn tự miễn ở những người nhạy cảm. Nhưng bằng cách nào?
Bệnh tự miễn đã được báo cáo là một biến chứng của nhiễm trùng tự nhiên cũng như hậu chích ngừa virus. Hiện tượng này đã được quan sát thấy với nhiều loại virus, bao gồm virus Epstein-Barr, COVID-19 và HPV.
Theo một nghiên cứu năm 2019, vaccine HPV có chứa epitope (một phần protein của virus) tương đồng với protein của người.
Điều này có nghĩa là, nếu cơ thể sinh ra kháng thể chống lại loại virus đó, các kháng thể này cũng có thể tự tấn công tế bào của mình, đây là nguyên nhân gốc rễ của rối loạn chức năng tự miễn.
Nghiên cứu cho thấy hầu hết các epitope HPV L1 có phản ứng miễn dịch là các peptide trùng lặp với protein người. Các tác giả giải thích rằng “sự trùng lặp quy mô lớn đầy bất ngờ giữa peptide epitope HPV và protein người” có liên quan đến và có thể là lý do tại sao nhiều bệnh tự miễn đã được báo cáo sau khi chích vaccine HPV, bao gồm suy buồng trứng, lupus ban đỏ hệ thống, ung thư vú, đột tử,v.v.
Tại sao một số người lại gặp tình trạng này trong khi những người khác thì không.
Các tác giả gợi ý rằng vaccine nên nhắm mục tiêu vào một số peptide không trùng lặp với protein người, nhưng lại trùng lặp với các loại HPV khác.
Bất chấp sự trùng lặp trên và khả năng gây bệnh tự miễn, bác sĩ thường bỏ qua mối liên quan này. Chúng tôi được biết rằng những bệnh này thường rất hiếm gặp.
Cơ thể người có một chức năng bảo vệ gọi là sự dung nạp miễn dịch. Điều này giúp hệ miễn dịch của một người không tự chống lại chính nó. Do đó, nhiễm trùng HPV cũng được “dung nạp miễn dịch”, có nghĩa là nó không hoạt động trong một thời gian cho đến khi trở thành ung thư.
Vaccine HPV thực sự được thiết kế với cơ chế dung nạp miễn dịch này.
Với khả năng phòng vệ sẵn có chống lại các tình trạng tự miễn, vaccine học cần có chất xúc tác sinh miễn dịch để thu hút sự chú ý của cơ thể. Đây chính là chức năng của tá dược.
Tá dược là một thành phần được dùng trong vaccine mà cơ thể nhận ra là chất lạ. Tá dược được thêm vào vaccine để cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Điều này có nghĩa là, khi tấn công tá dược, cơ thể cũng sẽ nhận ra các thành phần vaccine khác (trong trường hợp này là các protein HPV tinh khiết).
Ngoài ra, liều lượng kháng nguyên cao hơn nhiều so với nhiễm trùng tự nhiên và capsid trong vaccine sẽ tiếp xúc trực tiếp với phản ứng miễn dịch toàn thân, trái ngược với việc virus tương đối ẩn mình trong hàng rào tự nhiên của da sau khi nhiễm trùng.
Vaccine được thiết kế một cách tối ưu để kích hoạt phản ứng miễn dịch, nhưng lợi thế này có thể mang lại tác dụng không mong muốn: Về mặt lý thuyết, việc tạo ra kháng thể đối với protein HPV thông qua chích ngừa có thể tạo tiền đề cho một cuộc tấn công tự miễn.
Mối liên quan giữa vaccine HPV và rối loạn chức năng hệ thần kinh cũng như bệnh tự miễn
Một nghiên cứu của Đan Mạch và Đức vào tháng 12/2022 được thiết kế để làm sáng tỏ cơ chế gây hại khả thi này.
Tác giả chính, tiến sĩ Jesper Mehlsen, một chuyên gia trong lĩnh vực bệnh tự miễn, lưu ý rằng kháng nguyên capsid L1s chính của HPV giống với thụ thể thần kinh tự chủ của người, bao gồm các thụ thể bắt cặp với protein (GPCR).
Theo các nhà nghiên cứu, trong vài năm qua, hàng loạt trường hợp nghi ngờ do tác dụng phụ của vaccine đã cho thấy ba loại bệnh thực thể: POTS, viêm não tủy/hội chứng mệt mỏi kinh niên (ME/CFS) và hội chứng đau vùng cục bộ phức tạp (CRPS). Những hội chứng này có thể liên quan đến kháng thể thần kinh nội tiết GPCR.
Từ năm 2011 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã quan sát 845 bệnh nhân (839 phụ nữ, 6 nam giới) nghi ngờ gặp phải tác dụng phụ hậu chích vaccine HPV4. Nhóm đối chứng bao gồm những người được chích ngừa mà không có tác dụng phụ.
Tình trạng mệt mỏi từ trung bình đến nặng được ghi nhận ở 83.3%bệnh nhân nhưng không gặp trong nhóm đối chứng.
Tỷ lệ các triệu chứng phổ biến, chẳng hạn như chóng mặt (91%), tim đập nhanh (71%), buồn nôn (80%) và bàng quang tăng hoạt cho thấy bệnh nhân đang trải qua các rối loạn chức năng tự chủ. Rối loạn chức năng tự chủ xảy ra khi một phần của hệ thần kinh kiểm soát sức khỏe và sự cân bằng không hoạt động bình thường.
Nồng độ kháng thể kháng nhân tăng 24% (ANA, một loại tự kháng thể phổ biến) ở các bệnh nhân, cho thấy tình trạng tự miễn có thể xảy ra.
Các kháng thể kháng thụ thể ß-2 adrenergic và thụ thể M-2 muscarinic cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân này với nồng độ cao hơn đáng kể.
Nhiều triệu chứng, bao gồm tình trạng kích hoạt miễn dịch và rối loạn điều hòa hệ thần kinh tự chủ, có thể được điều hòa hoặc bị làm trầm trọng thêm bởi các tự kháng thể kháng thụ thể adrenergic bị rối loạn và tình trạng suy giảm chức năng adrenergic ngoại biên.
Các tác giả gợi ý rằng các bé gái và phụ nữ gặp tác dụng phụ của vaccine HPV xuất hiện những triệu chứng và có chỉ dấu sinh học tương thích với bệnh tự miễn gần giống với bệnh đã thấy ở ME/CFS.
Thật thú vị, những người từng bị nhiễm virus HPV tại một thời điểm nào đó dường như có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn sau khi chích vaccine. Các tác giả lưu ý rằng “căn bệnh trước đó có thể khiến một số cá nhân gặp phải tác dụng phụ liên quan đến vaccine.” Họ cũng lưu ý rằng một số tác dụng phụ giống như các triệu chứng COVID kéo dài.
Những nghi vấn về vaccine HPV trên toàn cầu
Nhà nghiên cứu học thuật tại Đại học British Columbia Lucija Tomljenovic và nhà thần kinh học Christopher Shaw, người đã nghiên cứu kỹ về Gardasil, lập luận rằng những rủi ro của vaccine dường như lớn hơn đáng kể so với lợi ích lâu dài chưa được chứng minh rõ. Trong một bình luận năm 2012 được đăng trên tập san American Journal of Public Health, họ đặt vấn đề với dữ liệu “không đầy đủ và chính xác” cũng như các thử nghiệm không được thiết kế tốt.
Việc chích vaccine là không hợp lý nếu vaccine đem đến bất kỳ rủi ro đáng kể nào, vì thanh thiếu niên khỏe mạnh gặp ít hoặc không có nguy cơ tử vong do ung thư cổ tử cung. Các phân tích rủi ro-lợi ích phải được tiến hành để xác định sự cân bằng tổng thể giữa lợi ích và tác hại ở cả cấp độ cá nhân và xã hội.
Phần 3 của loạt bài này bao gồm các cuộc thảo luận về hiệu quả của vaccine HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và những hạn chế của các thử nghiệm lâm sàng liên quan để phát hiện loại tác dụng như vậy.
Thanh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times