Có nên dùng thuốc chống loãng xương? Chúng lại làm tăng nguy cơ bị gãy xương của bạn
Thuốc bisphosphonate là một phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh loãng xương, nhưng chúng có nguy cơ đáng kể gây ra việc gãy xương đùi không điển hình, đặc biệt nếu bạn sử dụng trong hơn 5 năm. Việc sử dụng chúng đang gây tranh cãi, đặc biệt là vì mật độ khoáng của xương không phải là thước đo chính xác về sức mạnh của xương và nguy cơ gãy xương.
Thuốc chống loãng xương Bisphosphonates được kê toa điều trị loãng xương chỉ đơn thuần dựa trên một xét nghiệm cận lâm sàng đo mật độ xương DXA.
Chưa hết, thuốc bisphosphonate là liệu pháp đầu tay để phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương, với 14,7 triệu đơn thuốc được kê hàng năm ở Hoa Kỳ.
Các thuốc điều trị loãng xương, bao gồm alendronate (Binosto, Fosamax), ibandronate (Boniva), risedronate (Actonel, Atelvia) và axit zoledronic (Reclast, Zometa) có tác dụng ức chế quá trình tiêu xương bằng cách ngăn chặn hoạt động của tế bào hủy xương, hay tế bào làm thoái hóa xương.
Tuy nhiên, các tế bào hủy xương có nhiều chức năng ngoài quá trình hủy xương, bao gồm các phản ứng miễn dịch, và vai trò của chúng trong quá trình thoái hóa xương để bắt đầu tái tạo lại xương bình thường. Do đó, các loại thuốc ức chế hoạt động của tế bào hủy xương có thể có “tác động tiêu cực… không mong đợi ảnh hưởng đến sự cân bằng nội môi của xương.”
Một nguy cơ đã được biết đến rộng rãi trong ít nhất một thập kỷ nay là tăng nguy cơ gãy xương đùi không điển hình – một tác dụng phụ mỉa mai đối với các loại thuốc được kê đơn cho “sức khỏe xương khớp”. Bisphosphonates thường được dùng trong 3-5 năm, hoặc có thể lâu hơn – khoảng thời gian đủ dài để có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị gãy xương nghiêm trọng.
Nguy cơ gãy xương nghiêm trọng do thuốc xảy ra cao nhất sau 5 năm
Trong một nghiên cứu được báo cáo tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nghiên cứu Xương và Khoáng chất Hoa Kỳ (ASBMR) năm 2020, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Chăm sóc sức khỏe quốc gia Đan Mạch với trên 1.9 triệu người từ 50 tuổi trở lên.
Nguy cơ gãy xương đùi không điển hình ở những người dùng bisphosphonates là cao nhất sau 5 năm sử dụng. Trong năm đến bảy năm dùng thuốc, nguy cơ tương đối của gãy xương đùi không điển hình là 35.57, tăng lên 40 sau bảy năm sử dụng.
Trong số những người bị gãy xương không điển hình, 58% đã sử dụng bisphosphonat, cũng như 19% những người bị gãy xương điển hình. Để so sánh, 9,9% nhóm đối chứng khỏe mạnh đã sử dụng các loại thuốc như vậy.
“Kể từ lần đầu tiên được báo cáo cách đây hơn 10 năm, rõ ràng gãy xương đùi không điển hình là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của bisphosphonate, và sự lo lắng về những biến cố này không khuyến khích việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương”, Tiến sĩ Douglas Bauer thuộc Đại học California San Francisco cho biết trong một thông cáo.
Nguy cơ gãy xương không điển hình giảm nhanh chóng khi thuốc bisphosphonate không còn được sử dụng nữa, khiến các nhà nghiên cứu đề xuất rằng “thời gian ngưng thuốc” – hay thời gian không dùng thuốc – có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương đùi không điển hình ở một số người dùng thuốc.
Nghiên cứu riêng biệt cho thấy những phụ nữ dùng bisphosphonates trong 5 năm và sau đó ngưng điều trị có nguy cơ gãy xương hông tương tự như những người tiếp tục dùng thuốc 5 năm nữa. Điều này cho thấy việc dùng thuốc trong hơn 5 năm ít có lợi, nhưng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương không điển hình.
Mật độ khoáng chất không cao bằng xương khỏe mạnh
Bisphosphonates được cho là tốt cho xương vì chúng làm tăng mật độ khoáng của xương, nhưng việc sử dụng mật độ khoáng làm thước đo sức khỏe của xương còn gây tranh cãi vì nó không giống với chất lượng và sức mạnh của xương.
Mật độ khoáng của xương có liên quan đến sức mạnh của xương nhưng chúng không tương đương nhau. Như trong cuốn sách “Loãng xương ở nam giới” có viết: [ix]
“Sức mạnh của xương là khả năng chống gãy xương. Rất khó để định lượng chính xác những gì tạo nên ‘sức mạnh’ của xương. Nó có liên quan, nhưng không tương đương với, mật độ khoáng xương (BMD). BMD là một yếu tố tiên đoán chắc chắn về gãy xương, nhưng cũng có những yếu tố khác, chẳng hạn như cấu trúc xương, quá trình tái tạo xương và thuật ngữ mới được đặt ra là “chất lượng xương” cần được xem xét. “
BMD rất dễ đo thông qua một thiết bị phát tia X được gọi là phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA), nhưng các số đo sức mạnh của xương khác không dễ được định lượng như vậy.
Hơn nữa, ngay cả các định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về chứng thiếu xương và bệnh loãng xương – được chẩn đoán ở dưới độ lệch chuẩn 1 và 2,5 khối lượng xương đỉnh trung bình của một phụ nữ trẻ da trắng – cũng rất đáng nghi ngờ, vì nó biến tình trạng giảm mật độ xương tự nhiên theo tuổi thành một căn bệnh cần được điều trị bằng thuốc.
Nói một cách đơn giản, Chỉ số BMD của bạn không phải là thước đo chính xác về nguy cơ gãy xương trong tương lai và chỉ với điều đó không phải là chỉ định để sử dụng thuốc bispho-sphonate với các tác dụng phụ nghiêm trọng. Trên thực tế, có những rủi ro liên quan đến mật độ khoáng xương cao, bao gồm cả ung thư vú.
Đề cập trong tạp chí Lâm sàng Nội tiết học và Tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố “các đặc tính cơ sinh học của xương, kích thước, hình dạng và siêu cấu trúc là những yếu tố tiên đoán cuối cùng về sức mạnh của xương” và chỉ nêu chi tiết một số hạn chế của quét DXA và nhiều phức tạp khi đánh giá sức khỏe xương thực tế:
- Kích thước, hình dạng, cấu trúc và thành phần của xương là những yếu tố quyết định chính đến sức mạnh của xương
- Thành phần xương rất khó để đo lường không xâm lấn
- Liên kết chéo và mật độ collagen góp phần vào sức mạnh của xương
- Số lượng, độ dày và khả năng kết nối của các sợi và các tấm xác định độ bền của vỏ ngoài xương
- Chất nền protein mới được hình thành và sự sắp xếp của các tinh thể hydroxyapatite trong chất nền, cùng với mức độ khoáng hóa, góp phần vào độ cứng và sức mạnh của xương
- Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương và có thể quyết định đến 70% sức mạnh và cấu trúc của chúng.
- Tải trọng thường xuyên, tổn thương lặp đi lặp lại, các bệnh như tiểu đường, các yếu tố sinh học và tốc độ tái tạo xương cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và nguy cơ gãy xương.
- Kích thước xương liên quan trực tiếp đến sức mạnh của xương, nhưng DXA không tính đến kích thước xương trong việc đánh giá nguy cơ gãy xương; độ dày của xương cũng không được đo lường.
Nếu bạn quan tâm đến việc giảm nguy cơ gãy xương, có nhiều cách có thể hữu ích giúp tiếp cận tự nhiên dựa trên bằng chứng. Sau đây là một số ví dụ và bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết trong hướng dẫn vấn đề sức khỏe xương của chúng tôi:
- Bổ sung các chất như vitamin K và vitamin D
- Các bài tập như nhịp điệu toàn thân và thái cực quyền
- Thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm tăng lượng carotenoid, trái cây và rau
Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất trong ngày. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi khám phá các cách mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Tác phẩm này được sao chép và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC.
Nhóm Nghiên cứu GMI
Thu Ngân biên dịch
Xem thêm: