2 bài tập thể dục cải thiện chức năng thận
Cựu Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu phục hồi chức năng thận Nhật Bản, bác sĩ chuyên khoa thận Masahiro đã chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân bị bệnh thận kinh niên, thực hiện các liệu pháp tập thể dục có thể ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thận, thậm chí cải thiện chức năng thận.
Ông đề nghị nên tập “các bài thể dục phục hồi chức năng thận” mỗi ngày để làm ấm cơ thể, giúp máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến thận. Cường độ tập luyện của các bài phục hồi chức năng thận chỉ từ 1~ 2 METs (METs là đơn vị đo lường thay thế, khi ngồi yên không động đậy thì là 1 Met, và các hoạt động tại nhà là khoảng 3 METs), có nghĩa là ngay cả bệnh nhân lọc máu cũng có thể yên tâm thực hiện.
Dưới đây là hai bài tập phục hồi chức năng thận đơn giản.
Bài tập phục hồi chức năng thận: Nâng chân
- Tay vịn vào ghế hoặc lan can, đứng thẳng
- Từ từ nâng một chân về phía trước trong 5 giây
- Từ từ gấp đầu gối, nâng hướng lên trên trong 5 giây kế tiếp
- Từ từ hạ chân xuống, rồi đưa chân ra sau
- Lặp lại từ 5 đến 10 lần. Sau đó đổi sang chân kia và thực hiện tương tự.
Bài tập phục hồi chức năng thận: Nâng tay
- Đứng thẳng với hai bàn chân rộng bằng vai
- Từ từ nâng hai cánh tay lên trong 5 giây, cánh tay chạm gần tai
- Từ từ hạ cả hai cánh tay xuống trong 5 giây kế tiếp
- Lặp lại từ 5 ~ 10 lần
Lưu ý khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng thận
Khi tập các bài phục hồi chức năng thận cần chú ý vài điểm sau:
- Tập nơi không gian thoáng đãng
- Thời gian cần lâu (một động tác duy trì trong 10-15 giây)
- Tự mình thực hiện
- Vừa làm vừa nói “zi–” (khi thở ra )
- Thả lỏng, thực hiện từ từ
Những trọng điểm này mong các bạn đặc biệt lưu ý.
Ngoài ra, nếu trước đây bạn chưa từng thực hiện các bài tập phục hồi chức năng thận, vui lòng thảo luận với bác sĩ chăm sóc của bạn trước, và sau khi được phép mới bắt đầu thực hiện.
(Trích từ “Bệnh thận có thể chữa khỏi bằng cách tập thể dục” – Nhà xuất bản Đại Thụ Lâm, Đài Loan).
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ