Viêm mũi dị ứng – Cách y học cổ truyền trị một chứng bệnh hiện đại
Chỉ với hơn 3 tháng ở nhà đeo khẩu trang trong đợt “giãn cách xã hội” đã khiến nhiều người khổ sở và khó chịu. Có khoảng 10-15% dân số thế giới đang phải chịu điều này, đặc biệt là khi thời tiết đang chuyển mùa…
Dị ứng theo mùa hay còn gọi sốt cỏ khô, thường làm cho chúng ta ngứa, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí là có thể đau mắt. Nó là kết quả của phản ứng quá mức, khi mà hệ thống miễn dịch gặp các tác nhân dị ứng như phấn hoa, thường xảy ra lúc thời tiết chuyển mùa.
Đối với hầu hết mọi người, hít phấn hoa trong không khí không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với người bị dị ứng theo mùa, phấn hoa giống như một loại virus hoặc vi khuẩn. Chúng làm cơ thể phản ứng bằng cách gây viêm và tăng tiết dịch nhầy.
Giống với virus Vũ Hán, dị ứng theo mùa cho tới nay không có cách để điều trị. Tất cả các loại thuốc cũng chỉ để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, chúng thường có tác dụng phụ, bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu, lo lắng, tim đập nhanh, chảy máu mũi,… và kết quả nhiều khi còn tệ hơn so với những triệu chứng của dị ứng.
Lời khuyên đáng tin cậy nhất mà y học hiện đại đem đến cho chúng ta là nên tránh phấn hoa. Khi số lượng phấn hoa nhiều, bác sĩ thường khuyên những người bị dị ứng nên ở trong nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Và mỗi khi mùa hè tới, thì nỗi khổ này kéo dài trong nhiều tháng.
Bệnh mới, thuốc cũBằng chứng lịch sử cho thấy dị ứng theo mùa là một vấn đề hiện đại độc đáo. John Bostock, một bác sĩ người Anh, lần đầu tiên mô tả viêm mũi dị ứng theo mùa là vào những năm 1819. Bản thân bác sĩ cũng bị dị ứng vào mùa hè. Bostock đã mất gần một thập kỷ để tìm hiểu, khám phá ra các triệu chứng của dị ứng theo mùa.
Mặc dù dị ứng theo mùa là một căn bệnh khá mới, nhưng y học cổ truyền lại có thể cung cấp một số liệu pháp an toàn để giúp điều trị nó, và trên hết: không có tác dụng phụ.
Là trưởng khoa Đông Y của Đại học Thái Bình Dương tại thành phố New York, chuyên gia châm cứu Laura Flowers cho biết, dị ứng theo mùa không đơn giản là do phấn hoa, mà nó còn có rất nhiều yếu tố khác góp phần vào.
“Thông thường (nó) không phải là một thứ. Ban đầu, phấn hoa có thể gây khởi phát viêm mũi dị ứng. Sau đó, mọi người sẽ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng sẽ xuất hiện khi họ ngủ không đủ giấc, bị căng thẳng, uống quá nhiều cà phê và ăn không thực sự tốt”.
Flowers chia sẻ kinh nghiệm rằng, nếu bệnh nhân tập trung kiểm soát các yếu tố và thói quen chưa tốt, thì họ thực sự có thể ngăn cơ thể bị dị ứng với phấn hoa.
Điều trị con người, chứ không chỉ trị bệnh
Triết lý chỉ đạo của y học cổ truyền Trung Hoa là sự cân bằng, và sự mất cân bằng ở mỗi người cũng thường là khác nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần có một cách điều trị khác nhau.
Khi xem xét một bệnh nhân, Flowers không chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài là những phản ứng trước phấn hoa, mà còn tìm những thiếu sót bên trong góp phần gây ra tình trạng này. Khả năng chữa lành sẽ gia tăng nếu bệnh nhân chịu điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống cho phù hợp.
Chế độ ăn thường được khuyên là uống nhiều nước, tránh các loại thực phẩm như sữa, đường và bột mì, những thức ăn gây tăng tiết chất nhầy.
Có người uống nước cam để hỗ trợ cho điều trị dị ứng, tưởng rằng vitamin C trong nước cam sẽ có lợi. Nhưng lợi bất cấp hại, vitamin C chưa phát huy tác dụng, thì đường trong nước cam đã khiến tình trạng dị ứng tồi tệ hơn. Do đó, cô Flowers khuyên nên dùng vitamin C dưới dạng viên hoặc bột để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Điều trị sớm
Cũng giống như các biện pháp thông thường khác, châm cứu và thảo dược nếu được sử dụng sớm, thì sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn và giúp chúng ta hồi phục mau hơn. Nhưng bệnh nhân thường chỉ đi khám khi các triệu chứng bệnh đã trở nên tồi tệ. Điều này đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài và tốn nhiều công sức để giúp bệnh nhân có thể hồi phục.
Flowers cho biết, nếu bệnh nhân hẹn gặp cô ngay khi có các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thì chỉ cần châm cứu 4 hoặc 5 lần trong một năm là xong.
Sự thật khác của dị ứng theo mùa
Điều thú vị khi Tiến sĩ Bostock lần đầu tiên điều tra bệnh này vào những năm 1800. Ông đã phát hiện những người mắc bệnh đều đến từ tầng lớp thượng lưu, không thấy ở người nghèo. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy điều tương tự. Người giàu, người có địa vị thường bị nhiều hơn những người khác.
Giả thuyết được đưa ra là: sạch sẽ làm gia tăng nguy cơ của dị ứng theo mùa. Theo đó, ý tưởng cho rằng khả năng miễn dịch của người hiện đại yếu hơn người xưa chính là do chúng ta đang sống trong một môi trường quá sạch sẽ, và gần như tách biệt khỏi thiên nhiên.
Tuy nhiên, các chất ô nhiễm công nghiệp cũng có thể góp phần gây dị ứng, nhiều nghiên cứu vì vậy đã bác bỏ lập luận“sạch sẽ”này. Nguyên nhân có thể do cơ quan thải độc của chúng ta quá yếu khi phải chống chọi với vô số chất độc thời hiện đại.
Thiện Đức