Công thức giấm táo cho mùa đông với vô số lợi ích sức khỏe
Giấm táo được sử dụng rộng rãi trong thức uống, nước sốt salad, thực phẩm ngâm chua, và thậm chí có thể dùng để lau nhà. Giấm táo là thần dược quý giá cho sức khỏe mùa đông, có thể trợ giúp tiêu hóa, giảm cân, kích thích lưu thông máu, kiểm soát đường huyết, và chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Nhà giáo dục y học thảo dược Erica Kuo gợi ý một cách dùng giấm táo hiệu quả để tận hưởng một mùa đông ấm áp khỏe mạnh.
Giấm táo được làm từ nước táo lên men, là một loại thực phẩm bổ sung sức khỏe tự nhiên truyền thống. Giấm táo có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm chất béo trung tính và mỡ máu cao. Giấm táo có chứa men cũng có thể giúp ngăn chặn sự thèm ăn, đạt được mục tiêu giảm cân và kiểm soát cân nặng.
Giấm táo cay
Trong những tháng mùa đông, mọi người có thể dùng giấm, mật ong, các loại gia vị và thảo mộc có tính ấm để tạo ra một loại thuốc bổ tăng sức đề kháng. Ở Tây phương, loại thuốc bổ này thường được gọi là oxymel. Dưới đây là công thức riêng cho thức uống giấm táo cay của cô Kou.
Thành phần:
- 1/2 chén Armoracia rusticana (cải ngựa)
- 1/4 chén gừng thái lát
- 1/4 chén tỏi
- 1/2 chén hành tây
- 1/4 chén nhân sâm
- 2 đến 3 trái ớt
- 4 đến 5 chén giấm táo
- 1/4 đến 1/3 chén mật ong (tùy khẩu vị)
Chuẩn bị:
- Cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu và cho vào bình thủy tinh tiệt trùng có dung tích khoảng 2L rồi thêm giấm táo sao cho ngập tất cả các loại gia vị khoảng 5cm.
- Dùng giấy nướng đậy lại và đậy nắp bình.
- Lắc bình hàng ngày trong 2 tuần để tất cả nguyên liệu ngập hoàn toàn và trộn đều với giấm táo.
- Đặt vào ngăn tủ ấm nhất trong bếp và để trong 1 tháng.
- Sau 1 tháng, chắt và lọc phần cặn rồi gạn giấm táo cay vào hộp sạch.
- Thêm mật ong cho vừa miệng rồi khuấy đều.
- Giấm táo cay có thể bảo quản trong tủ bếp ở nhiệt độ mát cho đến mùa xuân năm sau.
Công dụng:
- Đối với triệu chứng cảm lạnh nhẹ, pha 1 thìa cà phê giấm táo cay với 1 ly nước ấm rồi uống. Uống 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Thêm gia vị vào món salad.
- Thoa giấm táo cay lên các cơ và khớp bị đau để giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Giấm táo hòa với một ít mật ong sẽ thơm hơn và ngọt hơn.
- Giấm táo thêm vào cam, táo, việt quất và lá vừng tạo nên một món ăn tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng.
Các thành phần của giấm táo cay và tác dụng
Armoracia mộc mạc (cải ngựa): Kích thích bài tiết acid dạ dày và thèm ăn. Khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc sốt, cải ngựa có thể giúp tiết mồ hôi và cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu.
Ớt: Cải thiện chức năng tim, đặc biệt là nhịp tim không đều hoặc yếu, máu lưu thông kém, chân tay lạnh. Ớt tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và cũng có thể kích thích quá trình tiêu hóa và tăng tiết dịch vị.
Gừng: Làm ấm dạ dày, ruột, kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chứng lạnh tay chân vào mùa đông, tăng sức đề kháng, tăng chức năng chống viêm của cơ thể. Gừng cũng có thể gây tiết mồ hôi, hạ sốt và giảm buồn nôn do mùi thức ăn, tốt cho chức năng ruột khỏe mạnh.
Hành và tỏi: Chứa một lượng lớn flavonoid và polyphenol, trong đó allicin là thành phần quan trọng nhất. Hành, tỏi có tác dụng chống virus, chống oxy hóa, nâng cao miễn dịch và chống viêm.
Nhân sâm: dù là nhân sâm Mỹ hay nhân sâm Hàn Quốc, đều có thể kích hoạt tuần hoàn máu và tăng khả năng phục hồi của cơ thể khi chịu căng thẳng.
Ngoài các thành phần trên, một số nhà thảo dược có thể khuyên bạn nên thêm hương thảo, húng tây, hoặc nghệ.
Hương thảo: Kích thích lưu thông máu và tốt cho hoạt động trí não. Do tác dụng kích thích lưu thông máu nội sọ, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, giống như cây xô thơm, hương thảo có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ, mất trí nhớ, mất khứu giác, giảm thị lực, v.v. Hương thảo cũng giúp tiêu hóa và giảm đầy hơi, chóng mặt, đau đầu và sốt.
Húng tây: Tăng sức đề kháng, có tác dụng kháng khuẩn.
Nghệ: Thành phần “làm sạch” tự nhiên có thể thanh lọc máu, trợ giúp quá trình trao đổi chất, và giúp làm sạch gan. Nghệ cũng có thể giúp giảm sốt, chuột rút, và đau bụng kinh.
Cô Kuo khuyên người bệnh huyết áp thấp nên hạn chế ăn tỏi và hành. Những người bệnh huyết áp cao có thể thêm quế vào giấm táo cay để tăng thêm hương vị và vị ngọt. Tỏi có thể ngăn ngừa đông máu nên người đang dùng thuốc chống đông máu không nên bổ sung tỏi. Quế cũng có tác dụng làm loãng máu. Nếu khó tìm cải ngựa, bạn có thể thay thế bằng nghệ.
Cô Kuo cho biết ba loại người sau đây không nên dùng giấm táo:
- Người thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản nên cẩn thận. Mặc dù giấm táo cay được thêm các loại thảo mộc, nhưng những người có đường tiêu hóa yếu không nên dùng khi bụng đói mà chỉ nên uống trong hoặc sau bữa ăn.
- Người bệnh huyết áp cao, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu nên bắt đầu với một lượng nhỏ để dần dần thích nghi với việc dùng giấm táo.
- Những người có hàm răng nhạy cảm nên súc miệng ngay sau khi uống giấm táo.
Những điều cần chú ý khi mua giấm táo
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.