Gián cách xã hội là nguyên nhân chính gia tăng trầm cảm và lo lắng trên phụ nữ sau sinh
Nghiên cứu mới tại Vương quốc Anh đã phát hiện ra rằng tỉ lệ trầm cảm và lo lắng tăng một cách đáng báo động trên các bà mẹ mới sinh ngay từ lần đợt đóng cửa đầu tiên do COVID-19. Một trong những yếu tố góp phần chính khiến họ cảm thấy như vậy là do tác động tâm lý của các biện pháp giãn cách xã hội.
Nghiên cứu của kiểm tra các trải nghiệm tâm lý và xã hội của hơn 600 phụ nữ có con từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi trong đợt đóng cửa đầu tiên tại Vương Quốc Anh.
Tỷ lệ trầm cảm và lo âu thông thường trên sản phụ sau sinh ở Anh là khoảng 15%. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tương tự, với 11% phụ nữ cho biết họ đã có chẩn đoán lâm sàng về bệnh trầm cảm đang xảy ra vào lúc này (current) và 18% báo cáo về chẩn đoán lâm sàng về chứng lo âu hiện đang tồn tại (existing)
Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi thực sự nhận thấy rằng có một tỷ lệ cao hơn nhiều sản phụ đang bị trầm cảm và lo lắng — họ chỉ chưa được chẩn đoán lâm sàng một cách chính thức.
Điều này được khám phá ra khi chúng tôi kiểm tra xem có bao nhiêu bà mẹ đạt điểm cao vượt ngưỡng lâm sàng trong bảng câu hỏi chẩn đoán sức khỏe tâm thần mà họ đã hoàn thành.
Những phát hiện đã được chú ý
Chúng tôi nhận thấy rằng 43% phụ nữ đáp ứng các tiêu chí về bệnh trầm cảm có ý nghĩa về mặt lâm sàng và 61% đáp ứng các tiêu chí về bệnh lo âu.
Điều này có nghĩa là hơn một phần ba số phụ nữ đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và lo lắng cho biết họ có chưa được chẩn đoán lâm sàng.
Chúng tôi cũng hỏi các bà mẹ liệu họ có cảm thấy tình cảm hoặc các mối quan hệ của mình bị ảnh hưởng khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hay không. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng tác động tâm lý đã được chúng tôi nhận thức về sự giãn cách xã hội là yếu tố góp phần chính ảnh hưởng đến cảm giác trầm cảm và lo lắng.
Những gián đoạn ảnh hưởng đến các bà mẹ
Nhiều nhà khoa học đã xác định rõ rằng giai đoạn đầu sau sinh là thời gian dễ bị trầm cảm và lo lắng. Và khi kết hợp với những căng thẳng của đại dịch, sức khỏe tinh thần của bà mẹ sau khi sinh còn bị tổn hại nhiều hơn
Trong thời gian đóng cửa đợt đầu của Vương quốc Anh vào tháng 3/2020, các bà mẹ mới sinh con đã trải qua những gián đoạn lớn trong việc chăm sóc và hỗ trợ. Những gián đoạn này bao gồm giảm khả năng tiếp cận đích thân với các dịch vụ sức khỏe sau sinh, chẳng hạn như các cuộc hẹn thăm khám sức khỏe, tư vấn cho con bú và các phòng khám cân nặng cho trẻ sơ sinh.
Các bà mẹ mới sinh đã không nhận được nhiều hỗ trợ xã hội từ gia đình và bạn bè do các hạn chế trong thời kỳ đóng cửa. Những người bạn đồng hành chẳng hạn như chồng, bố mẹ, bạn thân .v…cũng không thể hỗ trợ bà mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con do sự hạn chế đến bệnh viện.
Trong khi các biện pháp này là cần thiết để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19, những rủi ro tâm lý khi sinh con trong thời gian này ít được chú ý hơn.
Phát hiện của chúng tôi về sức khỏe tâm thần của các bà mẹ thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi xem xét những lần đóng cửa tiếp theo mà các bà mẹ đã trải qua kể từ tháng 3/2020 – đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Tác động tích lũy của việc đóng cửa đối với sức khỏe tâm thần của bà mẹ vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết.
Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ mới sinh
Một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của các bà mẹ cần được chú ý và can thiệp khẩn cấp. Tỷ lệ cao bệnh lý trầm cảm và rối loan lo âu của các bà mẹ trong đại dịch cũng đã được tìm thấy ở các nước phát triển khác, cho thấy rằng các bà mẹ tại Vương quốc Anh không phải là những trường hợp cá biệt chỉ xuất hiện duy nhất ở một quốc gia khi nói đến sức khỏe tâm thần.
Đã có bằng chứng vững chắc cho thấy trầm cảm và lo lắng sau khi sinh có liên quan đến một loạt các tác động tiêu cực về sức khỏe, kể cả về sự phát triển và hành vi của trẻ em.
Giảm khả năng tiếp cận với các bác sĩ để có được kết quả chẩn đoán và điều trị trong thời kỳ đại dịch có khả năng ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe tâm thần, làm rộng thêm khoảng cách giữa sự phổ biến của sức khỏe tinh thần kém và sự chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang kêu gọi tiếp cận tốt hơn tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần xảy ra trước vào sau khi sinh trong thời kỳ đại dịch và hơn thế nữa.
Điều quan trọng là các can thiệp sức khỏe tâm thần phải kịp thời và đáp ứng các nhu cầu của các bà mẹ để ngăn chặn sự gia tăng của các triệu chứng và ngăn chặn gánh nặng thêm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các biện pháp can thiệp phải được phát triển một cách linh hoạt để đảm bảo rằng chúng có hiệu quả không chỉ trong đợt dịch bệnh lần này mà còn trong bất kỳ cuộc khủng hoảng sức khỏe nào trong tương lai.
Một điều tích cực được rút ra từ nghiên cứu của chúng tôi là hơn 80% phụ nữ không trải qua những thay đổi về cách họ cảm nhận về mối quan hệ của họ với con mình. Có lẽ điều này chỉ ra rằng bất chấp tất cả những gián đoạn và hạn chế gặp phải khi sinh con trong thời gian phong tỏa, mối quan hệ giữa mẹ và con vẫn ổn định. Điều này sẽ cung cấp một số nguồn an ủi nhỏ nhoi cho những gia đình đang chờ đợi một số hình thức hoạt động trước thời dịch quay trở lại.
Vicky Fallon là giảng viên về tâm lý học sức khỏe tại Đại học Liverpool ở Anh, Sergio A. Silverio là một cộng tác viên nghiên cứu về khoa học xã hội về sức khỏe phụ nữ tại trường cao đẳng King’s College London, và Siân Macleod Davies là nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học Liverpool John Moores. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên tờ The Conversation.
Vicky Fallon, Sergio A. Silverio và Siân Macleod Davies
Văn Thanh Bùi biên dịch
Xem thêm: