Bữa sáng dồi dào magnesium giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và giảm táo bón
Đối với nhiều người, một ngày trong tuần thông thường bắt đầu bằng tiếng reo của chuông đồng hồ báo thức, nhấn nút báo lại và lăn ra khỏi giường để bắt đầu một ngày làm việc uể oải.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ thức dậy với cảm giác sảng khoái và nghỉ ngơi — và thay đổi duy nhất bạn thực hiện là bổ sung magnesium vào bữa sáng.
Phân nửa người Mỹ bị thiếu magnesium
Theo một số nghiên cứu, khoảng một nửa số người Mỹ bị thiếu magnesium. Bữa ăn trung bình thường chỉ cung cấp một nửa lượng khuyến nghị, 420mg cho nam và 320mg cho nữ.
Noelle Kelley, một nhà dinh dưỡng toàn diện sống tại tiểu bang Wisconsin, nói với The Epoch Times rằng, “Đất đai của chúng ta đang cạn kiệt khoáng chất vì các phương pháp canh tác [hiện đại] và thực phẩm thì chứa rất nhiều hóa chất. Điều này ngăn cản chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng.” Trước đây, khoáng chất được bổ sung tự nhiên bằng cách luân canh cây trồng và ủ phân.
Các bác sĩ lâm sàng nhận ra cái mà họ gọi là tam chứng magnesium — đau nửa đầu, chuột rút ở chân và táo bón.
Christopher Kelley, trợ lý bác sĩ và là người sáng lập của North Star Integrative Health, nói với The Epoch Times, “Nếu ai đó gặp tam chứng này, chúng tôi có thể gần như chắc chắn rằng họ bị thiếu magnesium.”
Thiếu magnesium liên quan đến các vấn đề sức khỏe phổ biến
Thiếu magnesium có thể tàn phá sức khỏe tổng thể. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vai trò quan trọng của magnesium trong chức năng thần kinh, cơ bắp và kiểm soát lượng đường trong máu.
1. Béo phì
Nghiên cứu được công bố năm 2018 trên International Journal of Obesity (Tập san Quốc tế về Béo phì) cho thấy nhiều bệnh nhân béo phì không hấp thụ đủ khoáng chất, bao gồm cả magnesium, có thể là do chất lượng bữa ăn kém, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calorie cao, ít chất dinh dưỡng.
Thiếu magnesium có thể góp phần gây béo phì một cách gián tiếp thông qua một số cơ chế, bao gồm cả việc điều chỉnh sự thèm ăn. Thiếu magnesium làm gián đoạn các hormone kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no, chẳng hạn như leptin và ghrelin, có khả năng dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
2. Đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xếp hạng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới. Magnesium là khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và bảo trì tế bào, giúp điều chỉnh chức năng thần kinh và tế bào não.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết mức độ thiếu magnesium trong máu và dịch não tủy với việc tăng nguy cơ đau nửa đầu.
3. Chuột rút chân về đêm
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược trên 216 đối tượng đã kiểm tra tác dụng của việc bổ sung magnesium đối với chứng chuột rút ở chân về đêm. Trong bảy tháng, 175 người tham gia đã hoàn thành nghiên cứu. Cả nhóm dùng magnesium và nhóm dùng giả dược đều ít bị chuột rút ở chân hơn.
Tuy nhiên, việc bổ sung magnesium giúp giảm số lần và thời gian bị chuột rút nhiều hơn đáng kể. Nhóm dùng magnesium cũng nhận thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược. Nhìn chung, magnesium vượt trội rõ rệt so với giả dược trong việc giảm chuột rút ở chân và cải thiện giấc ngủ. Kết quả được công bố trên Tập san Nutrition Journal (Dinh dưỡng) năm 2021.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Theo một nghiên cứu năm 2020 trên International Journal of Physiology (Tập san Sinh lý học Quốc tế) liệu pháp thay thế magnesium có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách cải thiện chất lượng giấc ngủ kém.
Magnesium có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng cách điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh, giảm căng cơ và giúp thư thái. Ngoài ra, magnesium còn có công dụng điều hòa hormone serotonin, giúp ổn định tâm trạng. Ngoài ra, magnesium làm giảm đầy hơi bằng cách giảm khả năng giữ nước.
5. Bệnh tiểu đường
Magnesium tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Magnesium cần thiết cho việc tiết insulin và giúp insulin liên kết với các thụ thể trên tế bào, tạo điều kiện cho sự hấp thu glucose. Thiếu magnesium có thể dẫn đến kháng insulin, tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
6. Bệnh viêm ruột
Nồng độ magnesium dường như bị thay đổi ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng bị bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm các tình trạng như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Điều này cho thấy magnesium đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh hoặc là kết quả của sự tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc dùng để kiểm soát IBD, chẳng hạn như corticosteroid và một số loại thuốc làm giảm viêm và viêm khớp, đôi khi đi kèm với IBD, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng magnesium.
7. Táo bón
Magnesium thường có tác dụng nhuận tràng và thường được sử dụng để giảm táo bón. Magnesium hoạt động như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hút nước vào ruột và làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Nước khoáng thiên nhiên chứa rất nhiều magnesium sulfate là một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh nhân trưởng thành bị táo bón chức năng. Nước chứa nhiều magnesium sulfate ở trong ruột lâu hơn và làm giảm nhu động ruột.
Các loại thực phẩm ăn sáng chứa nhiều magnesium
Tình trạng thiếu hụt magnesium rất phổ biến. Lý tưởng nhất là chúng ta nên bổ sung magnesium qua thực phẩm, dễ dàng nhất là bữa sáng để có một ngày làm việc hiệu quả.
Sau đây là một số loại thực phẩm ăn sáng truyền thống dồi dào magnesium.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times