Những liệu pháp y học tự nhiên hiệu quả hơn thuốc và thực phẩm chức năng
Y học tự nhiên không chỉ liên quan đến “nutraceuticals” (chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm được cho là có đặc tính chữa bệnh) mà còn mở rộng sang các phương thức như yoga và châm cứu. Đây là một lĩnh vực tuyệt vời với nhiều câu chuyện truyền cảm hứng và một lượng lớn các nghiên cứu khoa học đang không ngừng được tích lũy.
Thư viện Y khoa Quốc gia chứa cơ sở dữ liệu gồm 27 triệu trích dẫn và những bằng chứng chỉ ra rằng không chỉ các chất tự nhiên có giá trị trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật mà đôi khi chúng còn vượt trội hơn hẳn so với các loại thuốc.
Tuy nhiên, mọi người khá dễ quên những liệu pháp này và dễ dàng bị cuốn vào kiểu chữa bệnh thuận tiện (allopathic model) chỉ điều trị các triệu chứng bề mặt, cho dù nó có thể tự lành tính một cách tự nhiên.
Có một số lượng dữ liệu tốt củng cố quan điểm cho rằng đôi khi chúng ta không cần phải “lấy bất cứ thứ gì” để kích thích khả năng tự phục hồi bẩm sinh của cơ thể. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các liệu pháp không xâm lấn – kể cả không làm gì (tức là chờ đợi thận trọng) – có thể cso được kết cục tốt đẹp.
Dưới đây là một vài ví dụ từ các nghiên cứu.
1. Ánh sáng màu thay thế benzyl peroxide trong trị mụn trứng cá (acne vulgaris): Sự kết hợp của liệu pháp chiếu xạ ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ được phát hiện là có hiệu quả vượt trội so với benzoyl peroxide 5% trong việc điều trị mụn trứng cá mà không có tác dụng phụ. Một nghiên cứu khác cho thấy liệu pháp chiếu xạ chỉ sử dụng ánh sáng xanh có hiệu quả tương đương benzyl peroxide 5% trong điều trị mụn trứng cá, nhưng ít tác dụng phụ hơn.
2. Thay đổi chế độ ăn so với điều trị bằng thuốc cho bệnh tăng huyết áp. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, ít muối, ít chất béo có hiệu quả vượt trội so với thuốc metoprolol, một loại dược phẩm dùng để giảm hoạt động của tim, ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tăng huyết áp.
3. Châm cứu và đốt cứu so với điều trị bằng dược phẩm đối với bệnh điếc đột ngột (sudden deafness): Liệu pháp châm cứu và đốt cứu được phát hiện là có hiệu quả vượt trội hơn trong việc điều trị chứng điếc đột ngột so với liệu pháp sử dụng thuốc thông thường.
4. Châm cứu so với điều trị bằng thuốc để điều trị chứng đau nửa đầu (migraine): Điều trị bằng châm cứu cho thấy tính hiệu quả cao hơn điều trị bằng thuốc với thuốc flunarizine trong những tháng đầu điều trị chứng đau nửa đầu.
5. Thay đổi chế độ ăn uống so với sử dụng steroid liều cao đối với bệnh Crohn. Chế độ ăn uống cơ bản có hiệu quả tương tự như điều trị bằng steroid liều cao trong việc cải thiện tích cực bệnh Crohn ở trẻ em, đồng thời có hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ em. Hai nghiên cứu bổ sung cho thấy các kết quả tương tự ở người lớn mắc bệnh Crohn hoạt động ở mức độ nhẹ đến vừa phải.
6. Xoa bóp bằng tinh dầu so với thuốc Tylenol để giảm đau bụng kinh (menstrual pain): Xoa bóp bằng hương liệu trên bụng được phát hiện là có hiệu quả tốt hơn thuốc Tylenol trong việc giảm đau bụng kinh ở nữ sinh trung học.
7. Thôi miên so với thuốc Valium đối với chứng lo lắng: Thôi miên trong quá trình chuyển phôi được phát hiện có hiệu quả như thuốc diazepam [,tên thương mại Valium] về tỷ lệ có thai và các tác dụng giải lo âu, nhưng ít tác dụng phụ hơn.
8. Kỹ thuật yoga so với thuốc chống trầm cảm đối với bệnh trầm cảm: Sudarshan Kriya Yoga (một kỹ thuật thở có nhịp điệu) được cho là có hiệu quả vượt trội hơn so với thuốc imipramine trong điều trị trầm cảm.
9. Can thiệp bằng yoga so với điều trị bằng thuốc đối với hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome-IBS): Can thiệp bằng yoga bao gồm các tư thế và các bài tập thở được cho là có hiệu quả hơn so với điều trị thông thường đối với IBS dễ nhận thấy nhất là ngăn chặn tiêu chảy.
10. Bấm các huyệt ở bàn chân so với điều trị bằng thuốc đối với chứng mất ngủ: Bấm huyệt vị bàn chân (kỹ thuật kim gỗ) được cho là có hiệu quả vượt trội hơn thuốc alprazolam (Xanax) trong điều trị chứng mất ngủ.
11. Chờ đợi thận trọng so với điều trị bằng thuốc đối với bệnh viêm tai ở trẻ em: Việc chờ đợi thận trọng so sánh có lợi hơn so với điều trị kháng sinh ngay lập tức cho một số trẻ bị viêm tai giữa cấp tính.
Văn Thanh Bùi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times