Nghiên cứu: Thiền định có thể sản sinh công năng đặc dị
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự tồn tại của các công năng đặc dị khi thực hành thiền định, chẳng hạn như: công năng ban vận (dùng ý nghĩ di chuyển đồ vật), truyền cảm tư duy (thần giao cách cảm) hoặc thấu thị (nhìn xuyên vật).
Thiền định đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Tây phương. Vào những năm 60 và 70, khi phương pháp Thiền Siêu Việt trở nên phổ biến, thì ở Mỹ vẫn rất ít giới thượng lưu biết đến phương pháp này. Ngày nay, nhiều bệnh viện thậm chí đã đưa thiền định vào những lựa chọn điều trị cho một số bệnh nhân, vì nghiên cứu cho thấy nhiều lợi ích sức khỏe của phương pháp này.
Nhưng truyền thống thiền định lâu đời ở Đông phương không chỉ là ngồi yên tĩnh và thanh lọc tâm trí. Bên cạnh tác dụng giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe, thiền định còn sinh ra công năng đặc dị.
Đó là những gì mà các chuyên gia yoga đã nói và cũng là kết quả từ những nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Dean Radin về thiền định.
Tiến sĩ Dean tốt nghiệp Đại học Massachusetts-Amherst với bằng kỹ sư điện và là một đại học sĩ với bằng danh dự về vật lý. Sau đó, ông tiếp tục lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật điện và bằng Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Illinois Urbana-Champaign. Trước khi làm việc tại IONS, ông từng giữ các vị trí tại phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs, Đại học Princeton, Đại học Edinburgh và Viện nghiên cứu Stanford.
Tiến sĩ Radin đã mô tả một cuộc khảo sát do IONS thực hiện. Họ hỏi 2,000 người thực hành thiền định rằng “Bạn đã bao giờ trải nghiệm những điều sau đây chưa?” bao gồm công năng thấu thị, công năng túc mệnh thông (dự đoán trước tương lai) và các hiện tượng “ngoại cảm” tương tự.
Khoảng 75% những người thực hành thiền định trả lời rằng họ đã có những loại trải nghiệm này. Họ cảm thấy những trải nghiệm này xuất hiện là do kết quả của việc thiền định.
Tiến sĩ Radin nói rằng: “Ngày càng có nhiều người thiền định vì lý do sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Họ bắt đầu xuất hiện những hiện tượng trên theo nhiều cách khác nhau, và đó là lý do vì sao tôi viết cuốn sách ‘Siêu thường’.”
Cuốn sách “Khả năng siêu thường: Khoa học, yoga và các bằng chứng cho thấy các khả năng phi thường” được xuất bản năm 2013. Cuốn sách này bàn đến một loạt các nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực tâm linh – Psi. Psi đề cập đến các hiện tượng tâm linh như công năng ban vận (dùng ý nghĩ di chuyển đồ vật), truyền cảm tư duy (thần giao cách cảm) hoặc thấu thị (nhìn xuyên vật).
Tiến sĩ Radin là người theo thuyết bất khả tri nhưng ông vẫn coi thiền định như một phương pháp thực hành nơi người thường và lắng nghe các ý kiến của những người tín thần.
Ở Tây phương, dù có thừa nhận hay không thì hầu hết mọi người đều tin vào những điều siêu thường.
Ví dụ, một cuộc thăm dò của Gallup năm 2001 cho thấy ba trong bốn người Mỹ tin vào những điều huyền bí. Một cuộc thăm dò năm 2007 do Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống đã hỏi 35,000 người Mỹ rằng “Bạn có tin vào phép lạ không?” Khoảng 80% trả lời là “Có.” Ngay cả trong số những người không theo tôn giáo, vẫn có 55% nói rằng họ tin vào phép lạ.
Những điều siêu thường đã và đang có sức hút mạnh mẽ với nhiều người, nhưng giới học thuật lại không nhìn nhận điều này một cách nghiêm túc.
Tiến sĩ Radin cho biết chỉ khoảng ít hơn 1% các trường đại học trên thế giới có một giảng viên nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh. Thậm chí ngay cả các giáo sư nghiên cứu về tôn giáo cũng không công nhận “phép màu” là có thật.
Có lẽ chỉ tại Hollywood, khả năng siêu thường mới được đề cập đến nhiều nhất.
Tiến sĩ Radin nói: “Vẫn còn một số lượng lớn người sợ hãi những hiện tượng này vì chúng thường xuất hiện trong các bộ phim kinh dị ở Hollywood. Điều trớ trêu là bạn có thể lấy bằng Tiến sĩ nhờ luận văn “Chú giải cho bộ phim Khắc tinh ma cà rồng” nhưng lại không thể nếu nghiên cứu về hiện tượng thần giao cách cảm.”
Ông nói rằng chúng ta có thể thấy được những âm hưởng của sự sợ hãi liên quan đến các hiện tượng siêu nhiên đến từ các phiên xét xử phù thủy. Những vụ xét xử này xảy ra đã 500 năm trước nhưng vẫn ám ảnh tâm lý chúng ta. “Nếu ai đó có những đặc điểm giống như phù thủy… thì họ thường được coi là đáng sợ hoặc thậm chí là ác độc.”
Nhưng giới hàn lâm đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Hiện nay, Vương quốc Anh là trung tâm nghiên cứu với hàng chục chương trình được thực hiện trong các trường đại học nghiên cứu về hiệu ứng tâm linh.
Các đây hai mươi năm thì “gần như không thể” xuất bản các nghiên cứu về những điều siêu thường trên các tạp chí dòng chính. Tiến sĩ Radin nói: “Bây giờ chúng tôi có thể và đang phát hành một số lượng ngày càng lớn các bài báo nghiên cứu về khả năng siêu thường trên các tạp chí dòng chính. Một trong những bài báo gần đây của chúng tôi đã được đăng trên tạp chí trực tuyến Frontiers in Neuroscience… và hầu hết các nghiên cứu xoay quanh vật lý học của chúng tôi hiện nay đã được công bố trên các tạp chí vật lý.”
Tiến sĩ Radin cho biết, sinh viên ngày nay đã được làm quen rất sớm với lý thuyết khác lạ của cơ học lượng tử. Điều này giúp các nhà khoa học trẻ cởi mở hơn trong việc khám phá những hiện tượng như rối lượng tử bất định, một vấn đề vượt qua ranh giới [của khoa học] cổ điển về không gian và thời gian.
Các hiệu ứng tâm linh được coi là kỳ lạ chính vì chúng đã vượt qua những quan niệm thông thường về không gian và thời gian. Do vậy, sự thay đổi trong quan điểm về thế giới vật chất là rất quan trọng.
Hiện nay, Tạp chí Khoa học và các tạp chí dòng chính khác của Mỹ đang nghiên cứu các chủ đề như sinh học lượng tử. Điều này cho thấy vấn đề rối lượng tử hay “hành động ma quái từ xa” của Albert Einstein, cũng có thể tồn tại với cấp độ vĩ mô ở con người (và không chỉ ở tầm vi mô của hạt hạ nguyên tử).
Trong cuốn sách “Supernormal – Siêu thường”, Tiến sĩ Radin đã dẫn lời của nhà tâm lý học người Anh, Richard Wiseman người luôn hoài nghi về vấn đề này. Ông nói với tờ Daily Mail rằng “Căn cứ theo tiêu chuẩn của bất kỳ lĩnh vực khoa học nào khác thì công năng dao thị [khả năng nhìn từ xa] đã được chứng minh là có thật.”
Tiến sĩ Radin cho biết thêm: “Nội dung của tuyên bố trên không thể được phóng đại. Một người luôn hoài nghi với tất cả những hiện tượng tâm linh… đã thừa nhận các hiện tượng tâm linh đã được khoa học xác thực. Sau đó ông giải thích rằng không chỉ công năng dao thị đã được xác thực mà tất cả các hiện tượng tâm linh đều ‘đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường của một công bố khoa học,’ và do đó được chứng minh bằng các tiêu chuẩn khoa học.”
Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi vẫn cho rằng các tuyên bố [về những hiện tượng phi thường] đòi hỏi phải có bằng chứng khác thường. Khi thiền định truyền thống của Đông phương tiếp tục lan truyền rộng sang Tây phương, chúng ta có thể thấy rằng “Định nghĩa về sự phi thường phụ thuộc vào quan điểm của từng người.”
Tiến sĩ Radin giải thích trong cuốn sách của ông: “Đối với một học giả được giáo dục theo phong cách Tây phương, thần giao cách cảm sẽ được coi là siêu thường và vô cùng bất thường. Nhưng đối với một người thực hành thiền định lâu năm, đó chỉ là một siddhi (thần thông) nhỏ bé bình thường. Một nhà khoa học hoài nghi, vốn chưa từng trải qua những lợi ích từ hàng ngàn giờ thực hành yoga và thiền định, sẽ yêu cầu các dữ liệu thực nghiệm lặp lại, được thu thập nghiêm ngặt để chứng minh. Ngược lại, các thiền giả chỉ cần có những trải nghiệm của riêng mình.”
Tara MacIsaac là ký giả và biên tập viên về nhiều chủ đề khác nhau trong suốt 10 năm làm việc với The Epoch Times, bao gồm khoa học, môi trường và tin tức địa phương tại New York. Cô hiện đang làm việc với ấn bản The Epoch Times có trụ sở tại Nam California.