Sức mạnh tư tưởng: Điêu khắc gia Rodin đưa thi nhân Dante vào cuộc sống trong tác phẩm ‘Người suy tư’
Ngày nay, rất ít tác phẩm nghệ thuật gây chú ý như “Người suy tư” của điêu khắc gia người Pháp Auguste Rodin. Bản chất bất hủ của hình tượng nhân vật riêng lẻ này dường như là độc lập khép kín, có khả năng đại diện cho những hoạt động tinh vi nhất của con người — suy nghĩ. Không có gì ngạc nhiên khi hình ảnh này là tác phẩm nghệ thuật được sử dụng thường xuyên nhất để đại diện cho triết học kể từ khi nổi tiếng vào vào năm 1903.
Tại đây, bức tượng nam khỏa thân chìm đắm trong suy tư. Một tay của anh đặt thoải mái trên xương bánh chè, trong khi tay kia đỡ đầu mình. Khuỷu tay phải của anh vươn qua ngực bên trái, hướng toàn bộ cơ thể vào một lực xoắn căng thẳng nhưng có kiềm chế. Các cơ bắp săn chắc nhấp nhô trên cơ thể, nhưng không làm biến dạng hoặc ảnh hưởng đến tư thế tĩnh lặng và tâm trí trầm ngâm của anh. Đó là hình ảnh đơn giản của một người đàn ông ngồi trên một tảng đá, chỉ thể hiện biểu cảm bản thân thông qua ngôn ngữ cơ thể.
Dante suy ngẫm về sự đau khổ
“Người suy tư” ban đầu được hình thành như một phần của nhóm điêu khắc lớn hơn trước khi được chúng ta biết đến như một nhân vật độc lập. Năm 1880, Rodin được giao nhiệm vụ để tạo ra lối vào Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí theo thiết kế của Paris.
Điêu khắc gia Rodin đã dựa trên “Cổng địa ngục” hoành tráng trên các cảnh trong thơ của Dante sau khi đọc tác phẩm “Thần khúc” của Dante. Oằn mình trong những làn sóng hỗn loạn bằng đồng, những nhân vật nhỏ bé hiện lên từ những khung cảnh khác nhau của “Địa ngục” thể hiện những nỗi đau khổ tương ứng của họ: Paolo và Francesca bị gió dữ cuốn đi như sự trừng phạt cho thói dâm ô; Ugolino chết đói buộc phải ăn thịt những đứa con của mình như một hình phạt cho tội phản quốc và bội bạc.
Bên trên cánh cửa mái vòm nhọn và giữa những thớ thịt xoắn đan xen, “Người suy tư” – hình ảnh đại diện của nhà thơ Dante – đang bình thản chiêm nghiệm về viễn cảnh đau khổ trong cõi âm u mà anh tìm thấy chính mình.
Bức tượng này không phải là một mô tả điển hình về nhà thơ Dante. Người đàn ông Florence thời trung cổ mà chúng ta quen thuộc này như là một thi sĩ áo choàng đỏ chưa bao giờ xuất hiện như một lực sĩ khỏa thân. Tác phẩm điêu khắc của Rodin nâng tính cụ thể của nhân vật lịch sử lên một tầm biểu tượng, tôn vinh sự sâu sắc tuyệt vời trong tư tưởng của ông thông qua sức mạnh hình tượng cổ điển.
Điêu khắc gia Rodin đã nghiên cứu những báu vật của thành phố này thông qua các bức tượng cổ. Hẳn ông đã quá quen thuộc với mảnh vỡ “Belvedere Torso*” nổi tiếng, được trưng bày ở Rome từ những năm 1430 và đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ từ Michelangelo đến Peter Paul Rubens. Phần thân bị vỡ, được tạo ra cách đây khoảng 2,000 năm, vẫn còn lưu giữ sức mạnh đè nén trong cơ thể khỏa thân cổ điển, có thể được nhìn thoáng qua lực nén mãnh liệt của bụng và sự xoay vai tinh tế.
Lấy cảm hứng từ những mảnh vỡ còn sót lại của thời cổ đại và những viên đá chưa hoàn thành của danh họa Michelangelo, Rodin tiếp sau đã khám phá tính thẩm mỹ đó với các tác phẩm độc lập có chủ ý của mình. Tuy vậy, các tác phẩm điêu khắc sau này của ông ít mang tính truyền thống hơn. Thế nhưng, trong “Người suy tư,” điêu khắc gia đã diễn giải lại phần thân hình mạnh mẽ với phần tay chân và một cái đầu, giống như Michelangelo đã thể hiện trong các bức bích họa Sistine của mình.
Cuối cùng, Rodin đã sáng tạo ra một điều hoàn toàn độc đáo, mang ý nghĩa mới cho sự cổ kính và cổ điển. Ảnh khỏa thân anh hùng Hy Lạp đã truyền sức sống căng tràn của Michelangelo sang cho Rodin, người đã sử dụng tất cả sự đơn giản và trong trẻo của nó để biểu đạt sức mạnh ý tưởng sáng tạo của một nhà thơ.
Người suy tư ngồi trên tảng đá lởm chởm. Mặc dù mỗi đường gân cơ đều khác biệt, nhưng toàn bộ cơ thể vẫn bất động, không thể hiện rõ ràng kịch nghệ nào mà chứa đựng cả một biển cảm xúc. Việc xoay người, được hỗ trợ bởi khuỷu tay bắt chéo, cho thấy một tư thế uốn éo mạnh mẽ của bức tượng lại có vẻ tĩnh lặng.
Người đàn ông đang chìm trong suy nghĩ, hoàn toàn đắm chìm vào chính mình. Sự căng thẳng dữ dội nhưng tinh tế của cơ thể anh ta là lối thoát trực quan duy nhất cho những suy nghĩ rắc rối của anh. Đó là tư tưởng của Dante mà Robin nắm bắt và thể hiện qua tác phẩm này — tư tưởng về trời và đất, về cái chết và khổ đau – vượt qua thời gian thế tục để khuấy động chiều sâu tâm trí của mỗi con người.
Chú thích của dịch giả:
Durante degli Alighieri (1265 – 1321), là một nhà thơ lớn người Ý vào giai đoạn Hậu kỳ Trung Cổ. Tác phẩm Thần khúc của ông được coi là tập thơ quan trọng nhất của thời kỳ Trung Cổ và là tác phẩm văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Ý – Theo Wikipedia
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times