Nghiên cứu của CDC: Trẻ bị bệnh hô hấp tại các trung tâm nhi khoa có nhiều khả năng phải nhập viện hơn nếu chích vaccine
Các tác giả cho biết nghiên cứu cho thấy vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả.
Theo một nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những trẻ em được đưa đến khoa cấp cứu của trung tâm nhi khoa vì bệnh hô hấp và phải nhập viện có nhiều khả năng đã chích vaccine ngừa COVID-19.
Hơn một nửa số trẻ em chích vaccine trong nghiên cứu này đã nhập viện theo diện bệnh nhân nội trú, so với chưa đến một nửa số trẻ em không chích vaccine.
Nghiên cứu đã kiểm tra trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi đã đến khoa cấp cứu tại một trong bảy trung tâm y tế nhi khoa, bao gồm cả Bệnh viện nhi Pittsburgh và Bệnh viện Nhi Seattle. Một số em đã nhập viện. Các ca nhập viện xảy ra sớm nhất là vào ngày 01/07/2022 và muộn nhất là vào ngày 30/09/2023.
Trẻ em cần có một hoặc nhiều triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở để được chẩn đoán là bị bệnh hô hấp cấp tính.
Phần lớn trẻ em trong nghiên cứu chưa bao giờ chích một liều vaccine nào. Nhóm 6,377 trẻ không chích vaccine đông hơn nhiều so với 281 trẻ chích một liều và 776 trẻ chích ít nhất hai liều. Trên khắp Hoa Kỳ, hầu hết trẻ em chưa chích vaccine.
Trong số trẻ em chưa chích vaccine của nghiên cứu, 44% phải nhập viện. Trong số trẻ em đã chích vaccine, 55% phải nhập viện.
Tiến sĩ Harvey Risch, giáo sư danh dự về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Yale, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với The Epoch Times qua email rằng, “Có nghĩa là khi đến khám tại các khoa cấp cứu của bệnh viện, so với trẻ em chưa chích vaccine, trẻ em đã chích vaccine có nguy cơ nhập viện theo diện nội trú hơn *tăng lên*, [điều này] rất có ý nghĩa thống kê.”
Theo nghiên cứu, trẻ em đã chích vaccine cũng có nhiều khả năng nhập khoa chăm sóc đặc biệt, thở oxy oxy và tử vong, mặc dù chỉ có 3 trường hợp tử vong được ghi nhận trong nhóm nghiên cứu và một số khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Văn phòng truyền thông của CDC, nơi hậu thuẫn cho nghiên cứu này, đã nói với The Epoch Times trong một email rằng, “Mặc dù tỷ lệ trẻ đã chích vaccine ngừa COVID-19 nhập viên cao hơn so với trẻ đến khoa cấp cứu, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ em đã chích vaccine có nhiều khả năng phải nhập viện hơn.”
CDC cũng cho biết nghiên cứu cho thấy rằng chích vaccine có “hiệu quả trong việc giảm số lần đến khoa cấp cứu và nhập viện ở trẻ em.”
Tiến sĩ Eyal Shahar, nhà dịch tễ học tại Đại học Arizona, người đã xem xét nghiên cứu, lưu ý rằng những trẻ em được chích vaccine có sức khỏe kém hơn. Tiến sĩ Shahar nói với The Epoch Times qua email, “Điều đó giải thích cho phần lớn những kết cục xấu hơn. Chúng tôi không thể quy kết cục là do chích vaccine.”
CDC đã đăng nghiên cứu trên tập san của cơ quan này. Các bài viết của tập san này thường không được bình duyệt nhưng được đăng tải theo định hướng phù hợp với chính sách của CDC. CDC hiện khuyến nghị chích ngừa COVID-19 cho gần như tất cả người Mỹ, kể cả đã người nhiễm trùng trước đó hay có bệnh lý nền.
Các tác giả của nghiên cứu, một số người làm việc cho CDC, cho biết nghiên cứu cho thấy rằng “việc nhận ≥2 liều vaccine mRNA ngừa COVID-19 có hiệu quả 40%… trong việc ngăn ngừa việc phải đến khoa cấp cứu và nhập viện,” đề cập đến vaccine RNA thông tin đã được sửa đổi của Pfizer và Moderna (mRNA).
Các tác giả đã đưa ra kết luận này sau khi tách những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Có 387 ca dương tính, trong đó 94% trẻ em chưa chích vaccine. Những người chưa chích vaccine chỉ chiếm 85% những người tham gia nghiên cứu, cho thấy họ có nguy cơ cao hơn phải đến khoa cấp cứu vì bệnh hô hấp và sau đó xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tiến sĩ Risch nói, “Không ai quan tâm liệu vaccine có làm giảm tỷ lệ nhập viện liên quan đến COVID hay không nếu vaccine cũng đồng thời làm tăng tỷ lệ nhập viện không liên quan đến COVID.”
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hiệu quả của một liều vaccine giúp ngăn ngừa [tình huống] cấp cứu hoặc nhập viện là 31%, tăng lên 40% đối với ít nhất hai liều.
Tiến sĩ Tracy Beth Hoeg, nhà dịch tễ học ở California, người đã xem xét bài viết, nói rằng các tác giả đã suy luận một cách không chính xác về mối quan hệ nhân quả mặc dù nghiên cứu chỉ mang tính quan sát.
Tiến sĩ Hoeg nói với The Epoch Times qua email, “Lẽ ra họ phải nói ‘có liên quan đến tỷ lệ… thấp’ thay vì ‘có hiệu quả trong việc ngăn ngừa.’”
Các nhà nghiên cứu không đưa ra các ước tính riêng biệt về khả năng bảo vệ khỏi phải nhập viện và đến khoa cấp cứu, cũng như không theo dõi xem các ước tính về hiệu quả [của vaccine] thay đổi như thế nào theo thời gian. Hiệu quả của vaccine đã được chứng minh là giảm theo thời gian trong các nghiên cứu khác.
Về tính hiệu quả, các tác giả đã đề cập đến một nghiên cứu do CDC công bố trước đó. Nghiên cứu này ước tính việc chích vaccine mang lại khả năng bảo vệ chống lại từ 7% đến 80% trường hợp cần được chăm sóc khẩn cấp liên quan đến COVID-19 và thăm khám tại khoa cấp cứu. Nghiên cứu thứ ba do CDC công bố ước tính khả năng bảo vệ khỏi nhiễm COVID-19 có triệu chứng ở trẻ em thường dưới 50%.
Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine được cho là có khả năng bảo vệ ít nhất 50%.
Tiến sĩ Heidi Klein, một nhân viên của CDC và Tiến sĩ Eileen Klein, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle, đã không trả lời yêu cầu bình luận. Họ được liệt kê là tác giả cao cấp của nghiên cứu mới này.
Xung đột lợi ích được mô tả kéo dài, với ba tác giả báo cáo tài trợ từ Pfizer.
Các tác giả cho biết, hạn chế của bài viết bao gồm số lượng trẻ em chích vaccine thấp.
Tiến sĩ Jay Bhattacharya, giáo sư chính sách y tế tại Đại học Stanford, người đã xem xét nghiên cứu, nói với The Epoch Times qua email, “Đây dường như là một nghiên cứu quan sát không đạt tiêu chuẩn khác về hiệu quả vaccine ở trẻ em được công bố mà không qua bình duyệt của CDC. Danh sách các hạn chế [của nghiên cứu] vô cùng nhiều và hạn chế về phương pháp nghiên cứu càng rõ ràng hơn. Nếu CDC muốn trả lời câu hỏi về lợi ích và tác hại của vaccine COVID đối với trẻ em, thì CDC nên thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng chặt chẽ, quy mô lớn với các kết quả lâm sàng có ý nghĩa như ngăn ngừa nhập viện và tử vong.”
Thông tin thêm về phương pháp nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu cho nghiên cứu qua các cuộc phỏng vấn với phụ huynh, đánh giá biểu đồ và hồ sơ chích vaccine.
Tất cả trẻ em tham gia đều có dấu hiệu bệnh hô hấp cấp tính.
Những trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 được xem là bệnh nhân trong nghiên cứu trong khi nhóm đối chứng là những trẻ có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Các loại trừ bao gồm trẻ em bị bệnh kéo dài hơn 10 ngày, trẻ em không được xác minh về tình trạng chích vaccine và trẻ em có kết quả xét nghiệm COVID-19 không chắc chắn.
95% trẻ em có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính với các loại virus khác như rhivovirus. Trong số 7,434 trẻ em, chỉ có 387 trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times