Mối lo ngại về sự gia tăng mạnh mẽ các trạm phát sóng nhỏ sau khi khai triển 5G
EMF: Hiểm họa vô hình (Phần 7)
Trong loạt bài này, chúng ta sẽ khám phá các ảnh hưởng và tác động của trường điện từ lên bộ não và toàn bộ cơ thể con người như thế nào.
Phần 1: Tại sao các nhà khoa học lo lắng về mạng 5G?
Phần 2: Hội chứng vi sóng đang gia tăng một cách đáng lo ngại
Phần 3: Vì sao Wi-Fi, Bluetooth, điện thoại di động lại gây hại cho tế bào?
Phần 4: EMF có thể là tác nhân gây ung thư cho con người
Phần 5: Wi-Fi và các trường điện từ khác có thể liên quan đến vô sinh và sảy thai
Phần 6: EMF từ các thiết bị gia dụng thông thường và cách giảm thiểu
Ông Andrew Molnar chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tham gia vào hoạt động chính trị ở địa phương.
Nhưng ông và vợ, bà Marie Molnar, hiện đang dẫn đầu hành động để bảo đảm cả thị trấn và thành phố Ithaca, tiểu bang New York, có thể kiểm soát nơi đặt các trạm phát sóng không dây trong đô thị.
Mọi chuyện bắt đầu từ bốn năm trước. Ông bà Molnar đang đi bộ đường dài tại công viên Cornell Plantations ở Đại học Cornell University thì cả hai vợ chồng bắt đầu bị đau đầu.
Ông Molnar – từng là sinh viên Đại học Cornell University nói với The Epoch Times, “Chúng tôi nhìn xung quanh và thấy có một tháp di động khổng lồ mới dựng lên cách chúng tôi khoảng 100 thước. Chúng tôi rời khỏi khu vực đó và trong khoảng 10 phút sau, cả hai đều cảm thấy khỏe hơn.”
Ông bà Molnar chỉ là hai trong số hàng triệu người Mỹ bị chứng nhạy cảm điện từ, còn gọi là hội chứng vi sóng.
Hội chứng vi sóng có thể bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, mất ngủ, đau đớn, cảm xúc và trí nhớ có vấn đề khi tiếp xúc với trường điện từ (EMF) từ nguồn điện và tín hiệu không dây được truyền qua điện thoại, tháp di động và các trạm phát sóng nhỏ mới nổi lên gần đây.
5G và sự trỗi dậy của các trạm phát sóng nhỏ
Các thiết bị không dây, đặc biệt là các trạm phát sóng nhỏ, bắt đầu mọc lên như nấm sau mưa ở cả khu dân cư và khu thương mại.
Có hai loại thiết bị không dây:
- Tháp di động, hoặc trạm phát sóng lớn, có thể đạt tới độ cao 92m, có hơn 20 ăng-ten và duy trì phạm vi phủ sóng trong bán kính hàng dặm.
- Trạm phát sóng nhỏ thì nhỏ gọn hơn nhiều, chuyển tiếp tín hiệu và duy trì vùng phủ sóng từ vài trăm mét đến khoảng 3km.
Các trạm phát sóng nhỏ là xương sống của mạng 5G
Mặc dù có tần số trùng với tần số của 4G nhưng tín hiệu 5G thường có tần số trên cao hơn, ít xuyên thấu hơn; do đó, cần ăng-ten ở khoảng cách gần hơn để duy trì kết nối.
Các trạm phát sóng nhỏ được cài đặt nhanh chóng trong quá trình khai triển 5G. Người ta phát hiện nhiều trạm bên ngoài nhà, trên cột đèn, cột điện dọc vỉa hè.
Năm 2020, có hơn 417,000 cơ sở không dây; đến cuối năm 2022 có khoảng 1.5 triệu máy hoạt động.
Ngoài việc phát ra tín hiệu 5G, các trạm phát sóng nhỏ còn phát ra tín hiệu 3G và 4G; cả hai đều được chứng minh là có hại. Điều này có nghĩa là mọi người tiếp xúc với bức xạ không dây dày đặc hơn và mạnh hơn, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.
Nhiều bài báo đã ghi lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những tín hiệu này đối với cư dân.
Bác sĩ ung thư đã nghỉ hưu, tiến sĩ Lennart Hardell từ Bệnh viện Đại học Orebro ở Thụy Điển đã công bố ba nghiên cứu điển hình liên quan đến những cư dân sống gần các trạm gốc hoặc trạm phát sóng nhỏ 5G mới được lắp đặt.
Một trong những nghiên cứu được công bố vào tháng Một. Hai người khỏe mạnh trước đây, một người đàn ông 63 tuổi và một người phụ nữ 62 tuổi, xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, ù tai, đau đớn, rối loạn da và huyết áp không đều sau khi lắp đặt trạm phát sóng nhỏ 5G trên tầng thượng của căn hộ nơi họ sinh sống.
Tiến sĩ Hardell nhận thấy sau khi trạm cơ sở mới được lắp đặt thì cường độ tín hiệu tần số vô tuyến tăng lên.
Tiến sĩ Hardell viết, “Do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cặp vợ chồng rời khỏi nhà và chuyển đến một căn hộ văn phòng nhỏ [có cường độ bức xạ thấp hơn]. Trong vòng vài ngày, hầu hết các triệu chứng bất thường đều giảm bớt hoặc biến mất hoàn toàn.”
Ngăn chặn các tháp di động dư thừa
Năm 2020, đại công ty viễn thông Verizon nộp đơn xin giấy phép chính với thành phố Ithaca. Nếu được chấp thuận, họ có thể xin giấy phép lắp đặt cơ sở di động mới ở thị trấn lân cận.
Ông bà Molnar vừa trở về sau chuyến du lịch châu Âu năm 2019 thì thấy người dân ký đơn kiến nghị dừng phê chuẩn. Ông Molnar nói, “Đó là lúc chúng tôi nghe về điều này.”
Vợ chồng ông Molnar không phản đối công nghệ nhưng do sự nhạy cảm của họ với tín hiệu không dây nên họ lo ngại.
Bản kiến nghị đã thu được hơn 500 chữ ký, tuy nhiên rất ít người muốn tiến tới bước tiếp theo. Vì vậy, ông bà Molnar quyết định đứng ra.
Sau đó đại dịch COVID-19 bắt đầu
Ông Molnar cho biết, “Vì vậy, chúng tôi có thêm thời gian và cả hai chúng tôi đều có trực giác rất mạnh mẽ rằng chúng tôi đang được hướng dẫn để giúp dẫn dắt công việc này.”
Để chuẩn bị, gia đình Molnar bắt đầu tự tìm hiểu về EMF và hỏi ý kiến luật sư. Họ dành một hoặc hai tháng để làm quen với luật pháp, các mối quan tâm về sức khỏe và các chính sách.
Quyền lực của chính quyền địa phương
Hóa ra, Đạo luật Viễn thông năm 1996 (TCA) trao cho chính quyền địa phương quyền lực đáng kể để kiểm soát việc đặt chỗ cho các cơ sở không dây mới; các viên chức chỉ cần biết cách tận dụng sức mạnh này.
Ông Andrew Campanelli, luật sư có kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện phản đối tháp di động và kiện tụng dựa trên Đạo luật Viễn thông năm 1996, nói với The Epoch Times, “Phương tiện thực sự hiệu quả duy nhất để kiểm soát số lượng và vị trí của các cơ sở không dây trong một khu vực tài phán là sắc lệnh quy hoạch địa phương được soạn thảo kỹ lưỡng.”
Một sắc lệnh quy hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng sẽ nêu chi tiết các vị trí phù hợp để đặt các tháp di động. Những địa điểm này thường được khuyên nên kín đáo và càng xa khu dân cư càng tốt. Quan trọng nhất, các sắc lệnh quy hoạch cũng sẽ bao gồm các hướng dẫn thủ tục cho phép hội đồng quy hoạch đưa ra quyết định mà không vi phạm Đạo luật Viễn thông năm 1996.
Luật sư Campanelli nói, các công ty viễn thông “biết luật và thật không may, các nhà quản lý cũng biết hầu hết chính quyền địa phương đều không biết gì và lợi dụng điều đó.”
Một sắc lệnh phân vùng được soạn thảo tốt sẽ đặt ra các quy định về việc bố trí các thiết bị không dây đồng thời ngăn chặn việc lắp đặt dư thừa.
Một trong những yêu cầu về thủ tục của Đạo luật Viễn thông năm 1996 là chính quyền địa phương phải yêu cầu công ty viễn thông nộp đơn chứng minh rằng có lỗ hổng trong dịch vụ cuộc gọi và các cài đặt mới mà công ty đang đăng ký là phương tiện ít xâm phạm nhất để lấp đầy khoảng trống đó.
Hầu hết các sắc lệnh quy hoạch không có hướng dẫn thủ tục mà ban quy hoạch có thể tuân theo, vì vậy nhiều người đã từ chối nhầm đơn đăng ký mà không giải quyết yêu cầu thủ tục này, dẫn đến việc công ty viễn thông phải đệ đơn kiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định. Luật sư Campanelli cho biết, trong những trường hợp này, tòa án luôn ra phán quyết có lợi cho công ty viễn thông do sai lầm của chính quyền địa phương.
Một số tổ chức cơ sở cung cấp các ví dụ miễn phí về pháp lệnh địa phương trên trang web. Tuy nhiên, luật sư Campanelli nhấn mạnh rằng các quy định về quy hoạch không thể được sao chép trực tiếp vì các quy định này có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào loại đất và đô thị.
Theo luật sư Campanelli, mặc dù một số người nộp đơn yêu cầu các nghị quyết tạm dừng hoặc ngừng hoạt động nhưng cả hai đều không có hiệu quả trong việc kiểm soát vị trí của các tháp di động.
Đơn xin cấp phép phải được giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nộp đơn, bất kể đơn đăng ký đã hoàn chỉnh hay chưa. Khoảng thời gian dành riêng cho việc giải quyết đơn này được gọi là “đồng hồ đếm ngược.” Cả hai nghị quyết tạm dừng và ngừng hoạt động đều không có thẩm quyền pháp lý để dừng hoặc trì hoãn đồng hồ đếm ngược.
Cập nhật pháp lệnh địa phương
Ông bà Molnar đã yêu cầu chính quyền địa phương cập nhật sắc lệnh về các trạm phát sóng không dây.
Ông Molnar cho biết, “Tôi thường nói với mọi người, nếu quý vị thực sự nghiêm túc trong việc thay đổi mọi thứ trong thị trấn, quý vị phải là người am tường về vấn đề này nhất. Nếu đã thông tỏ vấn đề này, một người ủng hộ sẽ không bị coi là nhà lý luận âm mưu ngông cuồng.”
Vào mùa xuân năm 2020, gia đình Molnar bắt đầu liên hệ với các ủy viên hội đồng thành phố và gặp riêng họ.
Trong số 500 người ký vào bản kiến nghị, một số người đã thành lập Hội Cư dân thành phố Ithaca có trách nhiệm với Công nghệ, một lực lượng đặc nhiệm do ông bà Molnar và bốn thành viên tích cực khác cùng lãnh đạo. Hàng trăm người nằm trong danh sách gửi thư và sẽ gửi lời khai, bày tỏ mối lo ngại với các quan chức địa phương.
Ông Molnar nói, “Số lượng càng nhiều sức mạnh càng lớn. Hai người so với hai trăm người liên hệ với các thành viên hội đồng, điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt.”
Lúc đầu, không ai trong số các ủy viên hội đồng tin vào nhóm này. Ông bà Molnar đã cố gắng kêu gọi sự ủng hộ của giới truyền thông địa phương nhưng không có kết quả. Một giáo sư ở Đại học Cornell cũng gửi email tới chính phủ để phản đối nỗ lực của gia đình Molnar, điều này càng làm tổn hại đến uy tín của ông bà Molnar.
Gia đình Molnar đã trả lời giáo sư qua email, bác bỏ những tuyên bố của ông nhưng có vẻ mọi việc không có tiến triển gì.
Bốn tháng sau, cả hai gần như đã quyết định bỏ cuộc. Nhưng ngày hôm sau, ông Molnar đã có cuộc trò chuyện thành công đầu tiên với một thành viên hội đồng.
Ông Molnar nói người thành viên hội đồng đã gọi cho ông và “mọi việc đã hoàn toàn thay đổi.” Trong vòng bốn hoặc năm tháng tiếp theo, “hiệu ứng domino xảy ra.”
Các dự luật sắp tới được thiết kế để tước bỏ quyền kiểm soát của địa phương
Thành phố Ithaca có hai đô thị, một là thành phố và một là thị trấn. Vào năm 2021, thành phố Ithaca đã cập nhật sắc lệnh phân vùng và thị trấn Ithaca đã cập nhật sắc lệnh vào năm 2023.
Ông Molnar cho biết trong nhiều năm, ông và vợ đã kết bạn với các ủy viên hội đồng và nhân viên, điều này khiến việc theo dõi lắp đặt các trạm phát sóng không dây mới trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, cả hai sẽ kiểm tra chương trình họp để xem xét các đơn đăng bộ mới.
Ông Molnar nói, “Tôi biết rất nhiều thị trấn đã cố gắng nhưng không thành công. Vì vậy, mọi chuyện không phải toàn màu hồng. Nhưng tôi cũng biết có rất nhiều ví dụ mà những công dân như chúng tôi đã không ngừng nỗ lực, kiên trì và cuối cùng họ đã làm được ít nhất một số việc tốt.”
Tuy nhiên, các dự luật mới có thể xóa bỏ những tiến bộ khó khăn mà gia đình Molnar đã đạt được trong ba năm qua.
Khoảng 50 dự luật hiện đang được nhanh chóng thông qua Quốc hội và Thượng viện. Trong số đó, H.R.3557 — Đạo luật khai triển băng thông rộng của Mỹ năm 2023 — là tai tiếng nhất.
Luật sư Odette Wilkins nói với The Epoch Times qua email rằng đạo luật này tước bỏ quyền kiểm soát của địa phương đối với vị trí đặt tháp di động. Bà Wilkins đang lãnh đạo hoạt động chống lại các trạm phát sóng nhỏ 5G ở thành phố New York.
Dự luật sẽ từ chối quyền được yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chứng minh lỗ hổng dịch vụ và sử dụng các phương tiện ít xâm hại nhất thay thế việc lắp đặt mạng không dây.
Luật sư Campanelli cho biết, khi Đạo luật Viễn thông năm 1996 được thông qua, Quốc hội đã thiết lập “sự cân bằng lợi ích” của ngành công nghiệp không dây và sự bảo vệ của chính quyền địa phương đối với người dân. Sự cân bằng này sẽ bị dự luật mới “phá hủy hoàn toàn.”
Ông nói, “Nếu dự luật mới được thông qua, các thiết bị không dây sẽ bắt đầu xuất hiện trên bãi cỏ trước nhà mọi người, ở khắp mọi nơi, trái với ý muốn gia chủ mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với người dân.”
Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times