Làm thế nào để đối phó với nỗi sợ sắp lìa đời
Đừng để nỗi sợ ra đi mãi mãi ngăn cản bạn sống một đời trọn vẹn
“Nếu một ngày kia bạn sắp qua đời và chỉ có thể gọi một cuộc điện thoại, bạn sẽ gọi cho ai và bạn sẽ nói gì? Và tại sao bạn lại chờ đợi điều đó xảy ra với mình?”
Thử thách đó của Stephen Levine, tác giả của những cuốn sách như “Ai chết?” và “Một năm để sống,” mang đến một điểm dừng cho nhiều độc giả để suy nghĩ. Một số người có thể nói đùa rằng – “Tôi sẽ gọi một thầy tu” – như cách mà mọi người thường sử dụng sự hài hước để xoa dịu nỗi sợ hãi về sự ra đi của họ.
Những người khác có thể thấy khó chịu với câu hỏi của Levine. Họ tránh những suy nghĩ về cửa tử, đặc biệt là của chính họ. Giống như Scarlett O’Hara, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió năm 1936 của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell, hay tự nhủ: “Tôi sẽ nghĩ về điều đó vào ngày mai. Ngày mai sẽ là một ngày khác.” Vấn đề là, cuối cùng, chúng ta rồi cũng hết ngày mai. Đây là lời trong bài hát nào đó: “Một sớm mai, tử thần sẽ len lén vào phòng, và tất cả các ổ khóa trên thế giới này cũng sẽ không ngăn được lối vào của hắn.”
Nhưng nếu chúng ta xem xét các câu hỏi của Levine một cách nghiêm túc, tôi cho rằng hầu hết chúng ta sẽ gọi điện cho cha mẹ, con cái hoặc một người bạn để nói với họ lần cuối rằng chúng ta yêu họ. Những người khác có thể gọi điện thoại cho người mà trước đây đã ghẻ lạnh họ, chẳng hạn như một người con trai nhiều năm trước đó đã cắt đứt mọi mối quan hệ, hoặc một người bạn mà họ đã làm tổn thương nghiêm trọng. Sắp xếp công việc cuối cùng của chúng ta có ý nghĩa hơn là việc lập di chúc.
“Và tại sao bạn chờ đợi điều đó đến?” là một câu hỏi hợp lý, vì tử thần có thể đến bất ngờ như một tia chớp. Dù viễn cảnh đó thực sự khó chịu, tốt hơn hết là chúng ta nên gọi điện và tới sửa lại hàng rào quanh nhà cho con gái đã lâu không liên lạc của mình, hơn là đợi một bác sĩ chuyên khoa ung thư nói, “Tôi có một số tin xấu cho bạn.”
Nhưng nếu chúng ta đi sâu vào bên dưới những câu hỏi của Levine, chúng ta sẽ thấy mình phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa hơn: Nếu biết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ không còn trên cõi đời, thì bây giờ chúng ta nên sống như thế nào?
Chúng ta hầu hết có lẽ đã nghe câu nói này: “Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn.” Điều đó không thực sự phù hợp với tôi, hoặc, có lẽ, với rất nhiều người. Tôi hiểu ý nghĩa của câu nói đó — hãy làm những điều tốt và phải làm hết sức mình — nhưng sẽ vô cùng nặng nề nếu đây là trọng tâm duy nhất của chúng ta, và có lẽ còn ảm đạm hơn chính cái chết. Nếu một vị kế toán biết rằng ngày mai anh ấy phải chết, anh ấy thường dành các buổi chiều chủ nhật của mình để xem bóng đá, thì có lẽ tuần đó anh ấy sẽ tắt tivi, nằm nghỉ ngơi trên ghế sofa, điều mà một số người có thể coi là lãng phí thời gian, thì lại là một kỳ nghỉ nhỏ cho anh ấy, để nghỉ ngơi và để vơi đi những căng thẳng của tuần qua.
Nhưng chúng ta có thể điều chỉnh một chút thì ý nghĩa đã bớt cực đoan hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sống một số khoảnh khắc trong ngày như thể chúng là khoảnh khắc cuối cùng của chúng ta? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta gạt sang một bên, dù chỉ trong vài giây, đống chi tiết nhỏ nhặt và nghĩa vụ luôn lởn vởn trong tâm trí của chúng ta, và thay vào đó, chúng ta chú ý, thực sự chú ý vào những gì chúng ta yêu thích và những gì chúng ta biết ơn? Đó có thể là bất cứ điều gì — cái cau mày chăm chú trên khuôn mặt của con gái chúng ta khi cô gái bé nhỏ tô màu một bó hoa cho một bạn học mẫu giáo, người phụ nữ mà chúng ta yêu thích hát cùng radio khi cô ấy chuẩn bị bữa ăn tối, hoặc cách một buổi tối tháng 11 quấn lấy mình như một chiếc khăn choàng ngồi ở sân sau.
Vâng tôi biết, tôi giống như một chàng ngốc đa sầu đa cảm. Một cậu trai tạm dừng bận rộn làm việc vất vả để nghỉ ngơi và hưởng thụ những thú vui đơn giản trong cuộc sống. Đúng thế. Nhưng đây là những khoảnh khắc, những lát cắt nhỏ xíu về thời gian và nhận thức giúp tạo thêm chiều sâu cho trái tim và tâm hồn chúng ta. Những điều đó giúp nhắc nhở chúng ta là ai và tại sao chúng ta làm những gì chúng ta làm ngay từ đầu.
Samuel Johnson* cho rằng, “Thưa ngài, hãy tin tưởng rằng khi một người biết rằng mình sẽ bị treo cổ trong hai tuần tới, anh ấy sẽ tập trung tâm trí một cách tuyệt vời.” Thật sự là như vậy, nhưng chúng ta không nên yêu cầu thòng lọng và giá treo cổ hay những lo lắng khó chịu để khiến chúng ta nhớ rằng điều tồi tệ đó sắp xảy ra. Thay vào đó, chúng ta có thể chỉ đơn giản là sống, được vun bồi bởi những khoảnh khắc quý báu của chúng ta.
Hãy làm điều đó và có thể cuộc gọi cuối cùng mà chúng ta thực hiện sẽ là một lời ca ngợi niềm vui, chứ không phải là một bài ca dành cho tang lễ.
Chú thích của dịch giả:
Minh Châu biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.