Khám phá âm nhạc và văn hoá truyền thống thông qua nghệ thuật biểu diễn Shen Yun (3)
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun lừng danh thế giới, thông qua vũ đạo Trung Hoa cổ điển thuần thiện, thuần mỹ, và âm nhạc thuần chính của dàn nhạc giao hưởng độc nhất vô nhị, đã đang triển hiện sự huy hoàng của 5.000 năm văn minh Hoa Hạ cho khán giả trên khắp năm châu lục trong hơn một thập kỷ qua.
Nếu trong hai tập trước nhạc trưởng Trần Anh đã chia sẻ cho khán giả về cách phối khí độc đáo được sử dụng trong âm nhạc của Shen Yun, thì tập thứ ba trong loạt video “Âm nhạc và văn hoá truyền thống” cô sẽ chia sẻ về hai cấu trúc chủ yếu của Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun. Hai loại cấu trúc trong dàn nhạc này lấy biên chế điển hình của dàn nhạc giao hưởng phương Tây làm chủ đạo, kết hợp cùng một số nhạc cụ truyền thống đặc trưng của Trung Hoa, mang đến cho các nhạc sĩ một không gian sáng tạo đặc biệt.
Dàn nhạc giao hưởng với hơn 30 nhạc công
Trong chương trình vũ đạo của Shen Yun, loại cấu trúc dàn nhạc đệm trực tiếp sẽ có quy mô nhỏ một chút, thường là do hơn 30 nhạc công tạo thành, bao gồm bốn nhóm nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây như: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, và bộ gõ. Cùng với đó là các nhạc cụ truyền thống Trung Hoa như đàn nhị hồ, đàn tỳ bà cũng như các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống Trung Quốc, cồng, chiêng, chũm chọe, và khánh. Dù chỉ có khoảng 30 nhạc công nhưng biên chế này đủ giúp Shen Yun đạt được hiệu quả mong muốn cho các tiết mục vũ đạo.
Tôn chỉ của Shen Yun là hồi sinh văn hoá truyền thống. Vì vậy, trong chương trình vũ đạo và âm nhạc quy mô lớn của Shen Yun thì dàn nhạc sống là một phần rất quan trọng. Do đó, các nhà hát nơi Shen Yun biểu diễn cần có sân khấu và khoang dàn nhạc đủ lớn. Trong chương trình biểu diễn của mình, Shen Yun sử dụng các loại hình nghệ thuật cổ điển và truyền thống, tận tâm chắt lọc những gì tinh túy nhất và khiến từng khoảnh khắc đều tuyệt đẹp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khán giả ở mọi phương diện.
Dàn nhạc giao hưởng với 90 nhạc công
Loại cấu trúc thứ hai của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun gồm 90 nhạc công. Đó là biên chế của một dàn nhạc giao hưởng điển hình của phương Tây, kết hợp với các nhạc cụ truyền thống Trung Hoa. Tuy nhiên, lúc này Shen Yun đã sử dụng ba cây đàn nhị hồ và ba cây đàn tỳ bà; bộ dây bao gồm nhóm violin thứ nhất với 7 giá nhạc, tương đương với 14 nghệ sĩ violin, nhóm violin thứ hai với 6 giá nhạc, đàn viola và cello mỗi bên có 5 giá nhạc, còn có bảy, tám cây đàn contrabass và một cây đàn hạc. Bộ gỗ bao gồm hai cây sáo flute, hai kèn clarinet, hai kèn oboe, hai cây kèn pha-gốt, thêm một cây piccolo. Bộ đồng bao gồm bốn cây kèn cor (hay kèn Pháp), ba, bốn chiếc kèn trumpet, hai kèn trombone, một chiếc bass trombone và một chiếc tuba. Đôi khi dựa trên yêu cầu của bản nhạc sẽ có thêm kèn cor Anh, kèn contrabassoon, v.v., cũng có lúc giảm số lượng nhạc cụ.
Mời quý vị cùng nhạc trưởng Trần Anh cảm nhận tác phẩm Tang Dynasty Training Ground (Quân trường Đại Đường), một sáng tác trong mùa lưu diễn năm 2018 của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun vốn được sáng tác riêng cho tiết mục vũ đạo cùng tên của Shen Yun. Đây cũng là một tác phẩm do ngài D.F., Giám đốc Nghệ thuật của Shen Yun sáng tác, và Tịnh Huyền phối khí.
Âm nhạc vốn không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hay nhìn được bằng thị giác vì đó là nghệ thuật thính giác nên nó có thể mang đến cho chúng ta cảm nhận đặc biệt và sự đồng điệu. Đó cũng là lý do tại sao mọi người thường nói âm nhạc là một nhịp cầu giao tiếp vượt qua ngôn ngữ, có thể kết nối tất cả mọi người đến từ các hoàn cảnh khác nhau. Khi lắng nghe tác phẩm này, quý vị hãy thử cảm nhận khung cảnh, bầu không khí, tinh thần, nội hàm văn hoá mà âm nhạc truyền tải hay bất kỳ cảm xúc nào gợi lên trong nội tâm quý vị,v.v.
Mở đầu tác phẩm là tiếng hiệu lệnh của kèn bass trombone đồng thời là những nhịp trống timpani trầm và hào hùng cùng tiếng ngân dài của contrabass tạo nên một bầu không khí trang trọng. Nối tiếp đó là các nhạc cụ khác nhau, từ nhạc cụ bè thấp đến nhạc cụ bè cao bắt đầu gia nhập hợp âm thứ với những nốt dài, từng lớp từng lớp càng phủ lên càng dày, âm thanh lúc này cũng ngày càng lập thể. Những nhạc cụ mới góp mặt có độ cao ngày càng tăng, nhịp trống timpani cũng đánh từ chậm đến nhanh. Đồng thời, tất cả các nhạc cụ không ngừng mạnh dần, đàn violin và đàn viola bước vào với kỹ thuật reo dây (tremolo), tất cả khiến bầu không khí trang trọng không ngừng được đẩy lên.
Sau khi hợp âm này kết thúc, nhạc cụ bộ dây bắt đầu diễn tấu. Phân đoạn này là một motif âm nhạc, tại đây nhạc cụ bộ dây đi từ bè thấp đến bè cao diễn tấu motif này tổng cộng năm lượt. Sau đó, nhạc cụ bộ gỗ cũng tiến vào và cùng lúc này nhạc cụ bộ đồng luân chuyển với âm từ thấp đến cao như tiếng kèn hiệu triệu mà quý vị nghe ở phần đầu bản nhạc. Tiết tấu cũng được đẩy nhanh hơn về cuối, tiếng trống timpani và chũm choẹ, tất cả hòa quyện không ngừng gia tăng bầu không khí khẩn trương dường như khắc họa phong thái nghiêm túc của binh sĩ.
Trong bản nhạc này, tiếng kèn hiệu triệu đầu bản nhạc cũng là một motif và tiếng kèn này xuất hiện nhiều lần. Motif này có thể nói là một trong những chất liệu cơ bản của bản nhạc này. Tiếp theo là bộ dây diễn tấu giai điệu chính của bản nhạc, cảm xúc bản nhạc lên cao trào. Đồng thời, bộ gỗ ở âm vực cao đang thể hiện một mẫu nhịp điệu nhanh mang những yếu tố của giai điệu chính tô điểm nên khung cảnh sôi nổi, kịch liệt và motif tiếng hiệu triệu của bộ kèn. Đây cũng là sự đan xen dày đặc của âm thanh và giai điệu mà nhạc trưởng Trần Anh đã nói đến từ tập đầu tiên.
Sau đó, nhạc cụ bộ đồng hùng tráng tiếp nối giai điệu chính, đầu tiên là kèn trombone cùng kèn cor với âm vực thấp, tiếp đó đến kèn trumpet hào hùng khiến quý vị cảm thấy như khung cảnh rộng lớn hiện ra. Ngay lúc này, các nhạc cụ bộ dây cũng đang diễn tấu, mẫu nhịp điệu nhanh mang theo những yếu tố của giai điệu chính, tiết tấu đan xen dày đặc trong đó còn có đàn contrabass, timpani trống lẫy, chũm chọe và cồng chiêng nhấn mạnh thêm tiết tấu và hiệu ứng tổng thể.
Tiếp đó, nhạc khúc chuyển từ Si thứ sang Rê thứ, giai điệu chính vẫn giữ nguyên nhưng lúc này được thể hiện bởi kèn cor, viola và cello, kèn trumpet ở phía sau diễn tấu motif tiếng hiệu triệu còn đàn viola kết hợp diễn tấu làm nổi bật nhịp điệu đặc trưng của đoạn nhạc này. Sau đó, kèn trumpet tiến vào giai điệu chính. Trong khi đó, violin và viola tiếp tục diễn tấu mẫu nhịp điệu nhanh. Khi kèn trumpet chuyển sang nốt cao tiến vào mẫu nhịp điệu nhanh đó, cảm xúc được đẩy đến cao trào.
Đột nhiên, ba cây đàn tỳ bà xuất hiện trên nền tremolo âm trầm của nhạc cụ bộ dây, vận dụng kỹ thuật quét dây (strumming) và lăn ngón tay dưới sự hỗ trợ của trống timpani tạo nên khí thế phi phàm. Một nốt Mi đơn âm thông qua kỹ thuật vuốt và nhấn dây đạt hiệu ứng rung vang vọng trong không gian, dường như khuấy động cả bầu không khí. Tiếp theo là một đoạn tương tác giữa đàn tỳ bà và gần như toàn bộ dàn nhạc.
Lúc này, nhạc cụ bộ dây bắt đầu diễn tấu giai điệu thứ hai của bản nhạc trên cung La thứ với tinh thần vô cùng sôi sục. Sau đó, bộ kèn đồng phát triển giai điệu thứ hai lên đến cao trào và bộ dây lại bắt đầu diễn tấu một giai điệu vang dội mới. Lúc này có thể nghe thấy tiếng vọng của bộ đồng, tiếp đó là trống trầm, trống timpani, trống lẫy, chũm chọe và cồng chiêng đưa cả bản nhạc đến khúc cao trào nhất. Bản nhạc tiếp tục nhịp điệu với giai điệu chính và motif tiếng hiệu triệu trước đó.
Hy vọng quý vị có thể lắng nghe và thưởng thức đầy đủ tác phẩm này để cảm nhận trọn vẹn giai điệu tuyệt đẹp của âm nhạc Shen Yun.
Mời quý vị tìm hiểu thêm qua video “Âm nhạc và truyền thống” tập 3:
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Hoan nghênh quý vị tìm hiểu thêm tại: