Diễn giải vẻ đẹp thục nữ bằng vũ đạo cổ điển, nghệ sỹ Chu Chính Diệp đức nghệ kiêm tu
Trên sân khấu của “Cuộc thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc tế”, cô từng là một cô bé thuần chân nhí nhảnh chơi bên bờ suối. Giờ đây cô bé ấy đã trưởng thành. Cô du hành xuyên thời gian và không gian, hóa thân thành thiếu nữ mùa xuân trong Cuộc thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc tế lần thứ chín được tổ chức vào đầu tháng Chín năm 2021. Cô dùng vở vũ kịch cổ điển “Xuân sắc” để diễn giải vẻ đẹp của một nàng thục nữ truyền thống.
Cô ấy là Chu Chính Diệp, một thiếu nữ thanh thuần đã hai lần tham gia Cuộc thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc tế. Cô Chu lớn lên ở Canada. Khi mới 7 ~ 8 tuổi cô đã bắt đầu tiếp xúc với vũ đạo. Cô chính thức học vũ đạo Trung Hoa cổ điển khi bước vào tuổi 12, và theo học tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên ở New York vào năm 15 tuổi. Hiện tại, cô Chu Chính Diệp chưa đầy 20 tuổi, và là nghệ sỹ múa của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun lưu diễn khắp thế giới. Câu chuyện của cô là trải nghiệm truyền kỳ của một cô bé không ngừng trưởng thành.
“Cuộc thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc tế” do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tổ chức. Năm 2018, cô Chu Chính Diệp đã xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu này. Năm 2021, sau ba năm miệt mài chuẩn bị, cô quyết định tiếp tục thử thách bản thân và ghi danh tham gia cuộc thi một lần nữa. Cô hy vọng tác phẩm lần này sẽ “thể hiện nhân vật một cách sâu sắc hơn, thông qua vũ đạo Trung Hoa cổ điển để triển hiện vẻ đẹp của một nàng thục nữ.”
Từ “tiểu cô nương” đến “nàng thục nữ,” tìm hiểu kỹ lưỡng nhân vật
Lần đầu tiên tham gia cuộc thi, cô Chu Chính Diệp mang đến tác phẩm “Thủy biên hí” (Vui chơi bên bờ suối), thể hiện cảnh tượng vui vẻ của một tiểu cô nương dễ thương tay cầm lá sen hồn nhiên vui đùa bên dòng nước. Cô Chu Chính Diệp cho biết: “Có thể vào thời điểm đó tôi còn tương đối ‘mới’, nên tiết mục tôi chọn và nội dung biểu đạt chưa có chiều sâu như vậy.”
Lần thứ hai chuẩn bị cho cuộc thi, cô đã chọn tác phẩm “Xuân sắc.” Nhân vật chính của vở vũ kịch là một thục nữ khuê các lẻn vào hoa viên chơi đùa. Nàng bất tri bất giác say sưa trước khung cảnh mùa xuân trong vườn, cuối cùng phát hiện ra trong vườn có người lạ, nàng ngượng ngùng vội chạy về nhà.
So với lần tham gia đầu tiên, cô Chu Chính Diệp cảm thấy lần này mình trưởng thành hơn rất nhiều so với ba năm trước. “Lần đầu tiên tham gia, tôi nghĩ chỉ cần rèn luyện tốt kỹ năng, đứng vững trên đôi chân của mình và thực hiện các động tác đúng chỗ là được.” Nhưng lần này tham gia cuộc thi, cô nhận thấy vũ đạo Trung Hoa cổ điển có sức biểu cảm phong phú hơn: “Không chỉ cần sử dụng kỹ năng và những thứ phụ trợ khác để làm nổi bật điệu múa, mà còn cần thể hiện vẻ đẹp nội tâm của con người.”
Cô Chu diễn giải hình tượng thục nữ trong vở vũ kịch: “Cô ấy không chỉ có nét thơ ngây của một cô bé. Trong tiết mục này, việc cô ấy khiêu vũ trong vườn còn thể hiện vẻ đẹp của một người thục nữ.” Cảm nhận mặc nhiên của cô Chu đối với cô gái trong vở kịch là ngây thơ khả ái, dạt dào tình cảm nhưng cũng dè dặt, lễ độ. Cô tin rằng những đặc điểm tính cách này phản ánh sự nuôi dưỡng và giáo dục nữ giới theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, mang tính hướng dẫn rất ý nghĩa cho nữ giới trong xã hội ngày nay.
Cô Chu nói: “Con người thời hiện đại nghĩ rằng phụ nữ nên cạnh tranh hơn, hoặc làm mọi việc nhanh chóng, hoặc trở thành ‘mẹ hổ’ ở nhà.” Tuy nhiên, phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc “khá kín đáo”, sẽ “dè dặt hơn.”
Vẻ đẹp của những nàng thục nữ yểu điệu thời xưa có thể thấy qua hình tượng của họ, và hơn thế nữa là ở tâm hồn họ. Cô Chu Chính Diệp hy vọng truyền tải được nội hàm truyền thống của vũ đạo Trung Hoa cổ điển thông qua vai diễn này. Ý tưởng của cô rất phù hợp với quan điểm cuộc thi múa của Đài truyền hình NTD. “Cuộc thi của Đài truyền hình NTD đề cao vẻ đẹp thuần chân và thuần thiện, đồng thời tôi cũng muốn hoằng dương văn hóa Trung Quốc chính thống.”
Gánh vác sứ mệnh, múa để phục hưng truyền thống
Cơ duyên cô Chu Chính Diệp lập chí học vũ đạo Trung Hoa cổ điển là nhờ một buổi biểu diễn Shen Yun. Khi còn nhỏ, cô đã xem rất nhiều buổi biểu diễn múa cùng cha mẹ, bao gồm múa ba lê truyền thống và hip-hop hiện đại. Nhưng chỉ có diễn xuất của Shen Yun khiến cô ấn tượng sâu sắc nhất: “Trong lòng tôi có một loại cảm giác không thể giải thích được.”
Cô nói rằng chính nội hàm văn hóa đằng sau vũ đạo Trung Hoa cổ điển đã khiến cô cảm động: “Văn hóa Trung Quốc rất sâu sắc. Đó là văn hóa Thần truyền có lịch sử 5,000 năm.” Vậy nên diễn xuất vũ đạo mà Shen Yun mang đến mới “thuần chính như vậy, mỹ lệ như vậy, có thể cảm động đến khán giả.” Xuất phát từ tình yêu chân thành với vũ đạo Trung Hoa cổ điển và văn hóa truyền thống, cô Chu Chính Diệp đã được nhận vào Học viện Nghệ thuật Phi Thiên, và được đào tạo vũ đạo Trung Hoa cổ điển một cách chuyên nghiệp.
Có câu “trên sân khấu một phút, dưới sân khấu khổ luyện mười năm.” Vũ đạo ưu mỹ của các diễn viên trên sân khấu thật khiến khán giả ngưỡng mộ, nhưng đây là thành quả của sự chăm chỉ và cống hiến không ngừng nghỉ của họ. Khi cô Chu Chính Nghiệp mới bắt đầu học múa, cô trải qua rất nhiều khó khăn như thân thể đau đớn trong quá trình rèn luyện kỹ năng, v.v.
Vì vậy, có vài lần cô không nhịn được mà âm thầm khóc. Nhưng sau khi khóc, làm thế nào để đối mặt với việc huấn luyện sau này mới là điều quan trọng nhất. Cô Chu nói: “Bạn có thể từ trong những việc trải qua mà rút ra kinh nghiệm… Không sợ bạn ngã xuống, nhưng bạn cần tự mình đứng dậy, không ngừng tiến về phía trước.”
Cô đặc biệt đề cập rằng, cần hiểu rõ sứ mệnh của bản thân khi múa là hoằng dương văn hóa truyền thống. Điều này rất quan trọng. Nó có thể giúp cuộc sống tập luyện gian khổ trở nên dễ dàng và ý nghĩa hơn. “Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng vượt qua nhiều thứ hơn, luôn giữ vững ý chí không ngại gian khó.”
Sau khi nhận được một tác phẩm vũ kịch, cô Chu sẽ suy nghĩ nhiều hơn về tác phẩm đó từ góc độ văn hóa. “Có rất nhiều câu chuyện trong lịch sử Trung Quốc, chẳng hạn như lòng trung thành của Nhạc Phi.” Cô nói, “bề ngoài đó là một câu chuyện, nhưng nó có thể dạy mọi người trở thành người tốt, (đằng sau nó) có một câu chuyện sâu sắc hơn.” Cô Chu tin rằng, múa không chỉ là múa, mà đằng sau nó cần truyền tải ý nghĩa sâu sắc về việc dạy con người hướng thiện trong văn hóa truyền thống.
Cô Chu, với trải nghiệm trong các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của Shen Yun, cũng phát hiện ra ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với khán giả trên toàn thế giới. Bởi vì rất nhiều khán giả cho biết, họ cảm nhận được giá trị phổ quát, được truyền cảm hứng và khích lệ sâu sắc từ vũ đạo Trung Hoa cổ điển do Shen Yun mang đến. Họ thậm chí còn cảm thấy những tư tưởng tốt đẹp sâu thẳm trong lòng mình đã được đánh thức.
Học các kỹ năng đã thất truyền, thể hiện bằng cả trái tim
Vũ đạo Trung Hoa cổ điển bao gồm rất nhiều các động tác kỹ thuật khó như nhảy, xoay người, nhào lộn, v.v. Cô Chu Chính Diệp ý thức được rằng, các kỹ năng và kỹ thuật cơ bản tinh tế là nền tảng của vũ đạo. Chúng có thể giúp thể hiện vẻ đẹp của vũ đạo Trung Hoa cổ điển tốt hơn, đồng thời truyền tải được nội hàm của văn hóa Trung Quốc.
Trong khi học vũ đạo Trung Hoa cổ điển, cô Chu Chính Diệp không chỉ dần dần thàĐiều may mắn là tại Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, cô đã học được tuyệt kỹ “thân đới thủ, khố đới thối” cao thâm và huyền diệu nhất trong vũ đạo Trung Hoa cổ điển. “Khi biểu diễn trên sân khấu, chúng tôi ở cách khán giả một đoạn”, cô cho biết: “Vì vậy, động tác càng dài thì trông càng đẹp và biểu đạt được càng rõ ràng.” Kỹ pháp “thân đới thủ, khố đới thối” có thể kéo giãn các chuyển động cơ thể của diễn viên đến mức tối đa.
Cô Chu Chính Diệp đưa ra một ví dụ, chẳng hạn khi thực hiện một động tác tay, “điểm phát lực của tôi rất rõ là ở cổ tay”, nhưng trên sân khấu, “nơi phát lực phải là điểm tập trung nhất.” Cô nói: “Chỗ phát lực của quý vị càng tập trung thì điệu nhảy mới dài nhất và đẹp nhất, biểu đạt trên sân khấu cũng càng rõ nét.”
Vũ đạo Trung Hoa cổ điển chú trọng “dĩ thần lĩnh hình, dĩ hình truyền thần”, ngoài các động tác còn hình thành nét vận vị dân tộc độc đáo – thân vận. Cô Chu Chính Diệp nói, điều này rất giống cách người Trung Quốc cổ đại bày tỏ điều gì đó, “sau khi hoàn thành còn có phần kéo dài, kỳ thực đều là một loại thể hiện của văn hóa Trung Hoa.”
Tuy nhiên, khi cô Chu mới bắt đầu luyện tập các động tác vũ đạo, cô không thể tìm thấy cảm giác của thân vị, làm động tác rất nhanh. “Tôi chỉ thực hiện một động tác, ‘pa’ rất nhanh đã sang động tác tiếp theo.” Thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, cô dần lĩnh ngộ được rằng “vũ đạo Trung Hoa cổ điển chú trọng đến quá trình hơn”. Trước đây, cô “chưa bao giờ nghĩ rõ ràng về quá trình ở giữa – làm thế nào để kết nối quá trình đẹp đẽ nhất này.”
Nắm bắt được quá trình đẹp nhất của vũ đạo Trung Hoa cổ điển cũng là thử thách lớn nhất cô gặp phải khi chuẩn bị cho tác phẩm “Xuân sắc.” “Sự kết hợp này chậm hơn, âm nhạc giữ khá lâu”, cô giải thích, “quý vị cần thực sự ‘giữ’ động tác đến hết, bắt đầu từ bên trong cơ thể và ‘giữ’ đến hết, làm cho nó ‘viên mãn.’”
Khó khăn nằm ở việc kiểm soát các cơ nhỏ trên thân thể, trọng tâm của phần thân dưới điều khiển phần thân trên như thế nào, phần thân trên phát lực như thế nào, v.v. “Làm thế nào để động tác vũ đạo dài nhất và đẹp nhất, đây chính là thứ tôi luôn tìm kiếm”, cô Chu Chính Diệp cho hay.
Tâm giữ chính niệm, thông qua múa cổ điển để thiện hóa tâm hồn
nh thạo các kỹ năng múa mà còn cải thiện đáng kể việc tu dưỡng đạo đức của mình. Cô nói về bản thân trước khi học vũ đạo: “Tôi là một người tương đối ích kỷ, khá ganh đua.” Vì ở nhà có em trai nên cô luôn tỏ ra như chị gái: “Đều phải là tôi nói mới được.”
Nhưng sau khi học múa, đặc biệt là sau khi gia nhập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, cô Chu Chính Diệp đã có sự thay đổi bản thân nhanh chóng. Bởi vì trên sân khấu Shen Yun, các diễn viên chủ yếu diễn các tác phẩm múa tập thể, đa phần đều là phối hợp với những người khác. “Nếu chỉ nghĩ đến việc thể hiện bản thân, quý vị sẽ khác biệt với mọi người và không thể hòa nhập vào tổng thể.” Cô nói, “Khi múa, chúng tôi không biểu đạt hay thể hiện bản thân, mà là hoằng dương văn hóa truyền thống.”
Cô Chu cũng nhận ra rằng, việc tu dưỡng đạo đức cao đẹp đóng một vai trò quan trọng và không thể thay thế trong việc thể hiện nội hàm của vũ đạo Trung Hoa cổ điển. Cô nói: “Vũ đạo Trung Hoa cổ điển khác với các loại hình múa khác, cần thể hiện vẻ đẹp nội tâm.” Vẻ đẹp này không thể có được ở những nghệ sỹ múa luyện tập nhiều động tác mỗi ngày, họ cần phải “tìm thấy cảm giác đó từ nội tâm.” Nếu một nghệ sỹ múa có nội tâm trong sáng và nhân hậu, thì nội hàm mà cô ấy truyền tải đến khán giả mới thiện lương và đẹp đẽ.
“Quý vị nhìn thấy gì, thì mang vào thứ đó.” Cô cũng đề cập đến tác động của môi trường bên ngoài với đạo đức và tinh thần của con người. “Trước tiên chúng ta cần là một người tốt, trong tâm cần có đạo đức và thiện niệm. Như thế, những gì chúng ta thể hiện trên sân khấu mới thực sự đẹp đẽ và thực sự khiến khán giả cảm động”, cô Chu Chính Diệp cho hay.
Là một nghệ sỹ múa cổ điển Trung Quốc chuyên nghiệp, Chu Chính Diệp cũng có mục tiêu cao hơn đối với cảnh giới vũ đạo của bản thân. Bởi vì nghệ thuật là vô tận, “đạo đức (tu dưỡng) của một con người cũng là vô tận”. Cô nói, “mục tiêu của tôi là đề cao phương diện đạo đức trong nội tâm của mình, như thế khả năng vũ đạo của tôi sẽ có tiến bộ.”
Trong nhiều năm theo nghiệp múa của mình, cô Chu Chính Diệp đã thể hiện rất nhiều hình tượng nữ giới từ xưa đến nay. Trong số đó, hình tượng khiến cô cảm động nhất và giúp ích cho cô nhiều nhất là vai một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong các buổi biểu diễn Shen Yun. Cô nói rằng các đệ tử Đại Pháp tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” và không bao giờ từ bỏ đức tin của mình khi đối mặt với cuộc bức hại. Điều này khiến cô cảm nhận được “một cảm giác không muốn bỏ cuộc, một ý chí mạnh mẽ từ tận đáy lòng.”
Đặc biệt ở phần cuối của vở vũ kịch, sân khấu đã chiếu cảnh tượng đặc biệt về một thảm họa lớn sắp xảy ra, và đấng Sáng Thế Chủ từ trên trời hạ xuống để cứu thế giới. Đây là “khoảnh khắc cảm động nhất” trong lòng cô Chu Chính Diệp, giúp cô thể hội sâu sắc rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, chỉ cần quý vị là người thiện lương thì sẽ được Thần Phật bảo hộ.” Vở vũ kịch kể về câu chuyện của các đệ tử Đại Pháp cũng là loại tác phẩm mà Shen Yun khiến khán giả cảm động nhất, và truyền cảm hứng nhất.