Cha mẹ không biết rằng kiểu hành vi này cũng chính là ‘ngược đãi’ trẻ em
Lời của biên tập viên: Quý vị đắn đo phương thức quản giáo con cái? Phương thức răn dạy và phương thức biểu đạt có kỹ xảo gì không? Nên làm gì khi cơn giận bùng lên? Nuôi dạy con là cả một chặng đường dài vất vả, quý vị không nên phải tự mình khổ não. Cuốn sách này sẽ cung cấp những lời giải thích và gợi ý từ nhiều góc độ như thói quen sinh hoạt, quan niệm giáo dục, giao tiếp và tâm lý… giúp quý vị tìm được biện pháp tốt và lành mạnh để cha mẹ và con cái có thể hòa thuận với nhau!
Kiểu cha mẹ độc hại rốt cuộc là như thế nào?
4 kiểu ngược đãi khiến trẻ sợ hãi
Có ba kiểu cha mẹ đầu độc điển hình, đó là kích thích quá mức “tâm sợ hãi”, “cảm giác tội lỗi” và “tinh thần trách nhiệm” của con trẻ. Dưới đây là chi tiết về những điều này.
Đầu tiên là “khiến con trẻ sinh tâm sợ hãi”, đây có thể nói là đồng nghĩa với cái gọi là ngược đãi. Không biết có phải vì hầu hết các vụ ngược đãi được đưa tin trên báo chí đều có tình tiết nghiêm trọng hay không, mà mọi người thường nghĩ rằng ngược đãi trẻ em là một trường hợp hiếm thấy. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Đài Loan, số trường hợp tư vấn ngược đãi trẻ em nhận được trong năm 2020 đã vượt quá 200,000 ca, hơn nữa con số này vẫn tăng lên hàng năm. Ngược đãi có thể tạm chia thành 4 loại sau:
❶ Bạo hành tâm lý
❷ Ngược đãi thể xác
❸ Bỏ bê chăm sóc (từ bỏ nuôi dưỡng)
❹ Lạm dụng tình dục
Trong 4 loại này, ❶ Bạo hành tâm lý có tỷ lệ cao nhất, chiếm 60% tổng số ca. Cụ thể, những thái độ mang tính đe dọa như lớn tiếng mắng mỏ “Mày chẳng biết gì cả”, hoặc “Tao sẽ không cho mày ăn nếu mày không nghe lời”, chính là hành vi ngược đãi bằng lời nói.
Ngay cả những câu nói nửa đùa nửa thật như “Bọn xấu bắt mày đi thì tốt biết mấy”, “Thật ra mày được nhặt ở đâu đó” cũng khiến trẻ sợ hãi, vì trẻ không thể phân biệt được đâu là sự thật, đâu là đùa.
Ngoài ra, những câu nói như “Ngay từ đầu đáng lẽ không nên sinh ra mày” sẽ để lại trong lòng trẻ những vết thương khó phai, mãi đến khi lớn lên trẻ cũng không thể quên được. Những câu nói coi thường và phớt lờ ý nghĩa tồn tại của trẻ như vậy là hành vi bạo hành tâm lý rất phổ biến.
Không chỉ vậy, những câu như “Sao mày không được như anh mày”, “Cứ tiếp tục thế này thì mày cũng vô dụng như chị gái mày” v.v., hành vi so sánh anh chị em ruột thịt cũng thuộc về bạo hành tâm lý, hơn nữa những tình huống thế này là rất nhiều. Từ việc vợ chồng cãi vã đến động tay động chân, hay khi cha mẹ bất ổn về tình cảm mà để con cái chứng kiến cảnh cắt cổ tay…, tất cả đều là bạo hành tâm lý.
Nhốt trẻ bên ngoài cũng là một loại ngược đãi thể xác
❷ Ngược đãi thể xác là những hành vi bạo lực và tạo thành thương tổn đối trẻ em như đánh đập, đấm đá v.v., chiếm khoảng 25% tổng số ca.
Những hành vi như đánh đập, đấm đá, tạt nước nóng vào trẻ em là đủ nghiêm trọng để đưa lên mặt báo, nhưng nhốt một đứa trẻ bên ngoài hoặc trong tủ đựng đồ cũng là hành vi ngược đãi thể xác. Đây là cách kỷ luật rất phổ biến. Không ít người cho rằng mình chưa đánh đập con cái, nhưng họ không biết rằng đây thực chất cũng là một kiểu ngược đãi.
Bạn luôn bị điện thoại di động bắt cóc?
❸ Bỏ bê chăm sóc (từ bỏ nuôi dưỡng) chiếm khoảng 15% tổng số ca. Không cung cấp thực phẩm và quần áo thiết yếu là một ví dụ khá điển hình của việc bỏ bê. Tuy nhiên, các hành vi như để trẻ ở nhà (một mình) hoặc tự đi ra ngoài bắt xe, hoặc không đưa trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ bị ốm hoặc bị thương, cũng bao gồm trong đó.
Đưa con đi khám bệnh ở bệnh viện là một khoản chi phí lớn đối với một số bậc cha mẹ, vậy nên họ đơn giản là không coi trọng bệnh tật của con mình, cảm thấy “chịu đựng một chút rồi sẽ qua thôi”, “ngủ đi rồi sẽ khỏe”, chứ không muốn đi khám. Ngay cả khi tình hình thực tế không nghiêm trọng lắm, trẻ cũng sẽ cảm thấy tổn thương và buồn bã khi nghĩ rằng “Con khó chịu như vậy, nhưng bố mẹ lại không quan tâm.”
Ngoài ra, trong những năm gần đây, vấn đề cha mẹ nghiện điện thoại di động đã dần làm dấy lên những thảo luận sôi nổi trong công chúng, bởi vì cha mẹ chơi game hoặc lướt mạng xã hội trong một thời gian dài, họ sẽ bỏ qua những cảm xúc và nhu cầu của con cái. Cha mẹ chỉ quan tâm đến điện thoại di động và bỏ mặc con, đây chính là khởi đầu dẫn đến sự bỏ bê.
Bản thân cha mẹ cũng có hành vi xâm hại tình dục một cách vô thức
❹ Lạm dụng tình dục là khi cha mẹ có hành vi không đúng đắn hoặc có tính chất xâm hại tình dục đối với trẻ. Trường hợp này chiếm khoảng 1% tổng số vụ ngược đãi. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng xét trên thực tế, trẻ em sẽ rất khó lên tiếng khi gặp những sự việc như vậy, trẻ cũng chưa biết thế nào là bị xâm hại. Do đó, có thể đánh giá rằng con số thực tế có lẽ nhiều hơn 1%.
Những hành vi khác, chẳng hạn như ép trẻ tắm chung khi trẻ không muốn, hoặc cha mẹ khỏa thân ở nhà sau khi tắm, đều là những hành vi gần với xâm hại tình dục.
Bốn kiểu trên chính là kiểu cha mẹ độc hại điển hình khiến trẻ sợ hãi.
Lời khuyên của bác sĩ Inoue:
Có một số vụ ngược đãi mà thậm chí ngay cả đương sự cũng không biết?!
Khi nghe đến từ “ngược đãi”, mọi người thường nghĩ rằng nó không liên quan gì đến mình. Tuy nhiên, chỉ chăm chăm vào điện thoại mà không lắng nghe cũng không hỏi han tới trẻ, so sánh trẻ với anh chị em ruột, những tình huống này kỳ thực rất nhiều. Khi trẻ lớn lên và nhìn lại thời thơ ấu của mình, mới nhận ra rằng rất nhiều lời nói và việc làm của cha mẹ trong quá khứ thực sự đều thuộc về hành vi ngược đãi.
(Bài viết được trích từ cuốn sách “Kiểu nuôi dạy này thật độc hại: Lời giải thích chi tiết của bác sĩ tâm lý, chấm dứt kiểu nuôi dạy NG mà cha mẹ không để ý” của Tác giả Tomosuke Inoue, do Nhà xuất bản Dongfan Đài Loan cung cấp)