7 phương pháp chống muỗi tự nhiên, không lo bị muỗi đốt
Để chống muỗi, các loại bình xịt, hương muỗi và các sản phẩm khác rất tiện dụng. Nhưng nếu bạn không thể chịu được mùi của bình xịt chống muỗi, hoặc lo lắng rằng các thành phần hóa học trong hương muỗi và các sản phẩm chống muỗi khác sẽ có hại cho con người, thì có nhiều phương pháp tự nhiên rất có hiệu quả.
Dưới đây là 7 phương pháp chống muỗi tự nhiên mà bạn có thể thực hành.
Bã cà phê xông muỗi
Nếu như trong nhà bạn có một chiếc máy pha cà phê, thì bạn không cần tốn một đồng nào cũng có thể có được một loại thuốc đuổi muỗi tự nhiên hiệu quả, vì muỗi không thích mùi bã cà phê. Khi đốt, mùi bã cà phê sẽ nồng hơn, muỗi sẽ phải đi nơi khác. Ngoài ra, rải bã cà phê quanh nhà cũng có tác dụng đuổi muỗi.
Phương pháp đuổi muỗi bằng bã cà phê:
- Đặt bã cà phê ở nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn (không phơi dưới nắng).
- Đổ bã cà phê đã khô vào vật chứa chịu nhiệt, chẳng hạn như bát hoặc giấy nhôm.
- Đốt bã cà phê, khói cháy có thể đuổi muỗi.
Lưu ý: Không để có ngọn lửa khi bã cà phê cháy, lúc cháy cần chú ý an toàn, tránh tai nạn ngoài ý muốn.
Tự chế hương muỗi tự nhiên bằng vỏ bưởi
Bưởi không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà sau khi phơi khô vỏ còn có thể dùng làm hương muỗi tự nhiên.
Cách làm hương muỗi từ bưởi:
- Lấy vỏ của nửa quả bưởi, cắt theo hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ thành một dải có chiều rộng 1 cm, sau khi cắt xong, nó được cuộn lại thành dạng như hương muỗi.
- Cho vỏ bưởi đã cắt vào lò vi sóng để sấy khô, để nhiệt độ nhỏ, quay 2 phút một lần, làm khoảng 4 hoặc 5 lần, mỗi lần cần mở ra xem vỏ bưởi đã khô hẳn chưa, hoặc có thể đem phơi dưới ánh nắng, cho đến khi khô, cách này thông thường mất nhiều thời gian.
- Buộc dây vào một đầu của vỏ bưởi khô rồi treo lên, sau đó đốt đầu còn lại và đặt ở các cửa thông gió, như cửa ra vào, bệ cửa sổ (đừng treo trong phòng hoặc không gian kín gió). Mùi bay ra có thể đuổi muỗi.
Trồng cây chống muỗi
Một số loại cây có mùi hương đặc biệt có thể đuổi muỗi. Vào mùa hè, bạn cũng có thể trồng một số loại cây đuổi muỗi ở trong sân, ban công hoặc bệ cửa sổ, vừa thưởng thức hương hoa lại vừa có thể ngăn ngừa muỗi vào nhà.
Các loại cây có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả bao gồm: bạc hà, bạc hà mèo, hương thảo, oải hương, hoắc hương, sả, xương bồ, dạ lai hương, thiên trúc quỳ, v.v.
Tinh dầu thực vật
Tinh dầu thực vật là chất thơm được chiết xuất từ hoa, lá, vỏ, và hạt… của cây có mùi hương tự nhiên, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Một số loại tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
Các loại tinh dầu có thể chống muỗi bao gồm: tinh dầu bạch đàn chanh (ninh mông an), tinh dầu oải hương, tinh dầu thiên trúc quỳ, tinh dầu sả, tinh dầu miêu bạc hà, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoắc hương,…
Trừ một số loại tinh dầu như oải hương, thì tinh dầu nguyên chất không thể bôi trực tiếp lên da, mà phải pha loãng với nhiều loại dầu thực vật khác nhau sau đó mới sử dụng được, nếu không có thể gây bỏng da. Dầu ô liu, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, hoặc dầu đậu nành nấu ăn thông thường, dầu ngô, dầu hạt cải đều có thể sử dụng để pha loãng tinh dầu.
Ba cách sử dụng tinh dầu để chống muỗi:
- Tinh dầu sau khi pha loãng có thể thoa lên da.
- Thêm vài giọt tinh dầu khi xả quần áo.
- Làm bình xịt chống muỗi tự nhiên.
Cách làm như sau:
Nguyên liệu: 6 giọt tinh dầu sả chanh, 3 giọt tinh dầu thiên trúc quỳ, 3 giọt tinh dầu oải hương, 5 ml cồn, 45 ml nước cất, 1 bình xịt.
Các bước thực hiện:
Đầu tiên bạn nhỏ tinh dầu vào bình xịt và trộn đều, sau đó đổ cồn vào, cuối cùng là thêm nước cất. Xịt lên da hoặc quần áo trước khi ra ngoài để đạt được hiệu quả chống muỗi.
Lưu ý: Bình xịt tinh dầu bay hơi nhanh, cách 2 tiếng cần xịt 1 lần. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai phải hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu.
Túi chống muỗi thuốc bắc
Một số dược liệu Trung Quốc tạo ra các chất dễ bay hơi và có vị nồng. Vào mùa hè có nhiều hiệu thuốc ở Trung Quốc sẽ tung ra túi thuốc chống muỗi, nhưng mọi người cũng có thể tự làm túi thuốc chống muỗi và mang theo bên mình.
Phương pháp làm túi thuốc bắc chống muỗi
Lấy các cây thủ đinh hương, ngải cứu, bạch chỉ, tô diệp, bạc hà, thạch xương bồ, hoắc hương và kim ngân hoa mỗi loại 10 g. Bẻ nhỏ các dược liệu trên càng tốt, cho vào túi bao vải.
Những dược liệu này không chỉ đuổi muỗi mà còn có tác dụng tỉnh não hiệu quả. Nhưng cần lưu ý rằng, phụ nữ có thai và những người bị dị ứng không nên đeo ở bên người.
Quạt điện đuổi muỗi
Có nhiều yếu tố thu hút muỗi, bao gồm khí cacbonic thải ra khi hít thở, nhiệt độ cơ thể, độ ẩm, axit lactic trong mồ hôi và sự trao đổi chất của vi khuẩn trên da, đặc biệt là khí cacbonic đối với muỗi có sự hấp dẫn rất lớn. Khi muỗi phát hiện ra khí này, chúng sẽ theo hướng gió để tìm nguồn phát sinh, dùng quạt điện có thể thổi bay loại khí này và tạo ra tác dụng đuổi muỗi. Phương pháp này được ủng hộ bởi Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Hoa Kỳ.
Một nhà côn trùng học tại Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ đã viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí Y học Côn trùng học (The Journal of Medical Entomology) rằng, “Gió thổi bởi quạt điện làm giảm đáng kể hiệu quả xác định mục tiêu của muỗi. Chúng tôi khuyến nghị sử dụng gió thổi từ quạt điện, như một phương pháp khả thi để bảo vệ con người và vật nuôi khỏi bị muỗi đốt, trong các hoạt động sinh hoạt”.
Ngoài ra, Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Hoa Kỳ cho biết, do muỗi có khả năng bay yếu nếu tốc độ gió vượt quá 1.6 km/giờ, sẽ khiến muỗi khó bay, từ đó giảm khả năng bị muỗi đốt. Để quạt thổi ở chân và đùi để ngăn muỗi đến gần.
Mắc màn chống muỗi
Trong số các phương pháp chống muỗi khác nhau, hiệu quả nhất là màn chống muỗi, khi mua và sử dụng màn chống muỗi cần chú ý những điều sau:
Lý Giai thực hiện
Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ