Trước Đại hội Đảng lần thứ 20 của ĐCSTQ, hàng loạt quan chức công an bị thanh trừng
Trước Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính quyền của ông Tập Cận Bình đã tiến hành thanh trừng hệ thống công an. Ở Trung Quốc đại lục, tại các sở công an của 23 tỉnh, 5 khu tự trị, và 4 thành phố trực thuộc trung ương, có hàng loạt công an, giám đốc, phó giám đốc, hoặc các quan chức cấp phòng đã bị thanh trừng. Bài viết này là một bản tóm lược về sự việc này.
Bốn cục công an thành phố trực thuộc trung ương
Số quan chức bị sa thải nhiều nhất thuộc về Cục Công an thành phố Trùng Khánh, bao gồm:
Ba cựu giám đốc công an:
Vương Lập Quân (Wang Lijun), bị kết án 15 năm tù;
Hà Đĩnh (He Ting), khai trừ khỏi đảng, cách chức hành chính, giáng chức xuống chức vụ không lãnh đạo cấp phó cấp giám đốc, và nghỉ hưu sớm;
Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin), bị kết án 15 năm tù.
Bốn phó giám đốc:
Đường Kiến Hoa (Tang Jianhua), bị kết án tử hình, hoãn 2 năm chấp hành án;
Quách Duy Quốc (Guo Weiguo), bị kết án 11 năm tù;
Cao Hiểu Đông (Gao Xiaodong), khai trừ khỏi đảng và công chức, chuyển sang tư pháp;
Diêu Xương Tự (Yao Changxu), đang bị điều tra.
Ba cán bộ cấp cục phó:
Thái Sính (Cai Pin), nguyên ủy viên đảng ủy, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: khai trừ khỏi đảng và công chức, chuyển công tác sang viện kiểm sát;
Nguyên phó thanh tra Quế Tuyển Dân (Gui Xuanmin): khai trừ khỏi đảng, hủy bỏ trợ cấp hưu trí, tịch thu các thu nhập bất hợp pháp, và chuyển sang cơ quan tư pháp;
Trần Quân (Chen Jun), cựu chỉ huy của Quân đoàn tuần tra: chuyển sang ngành tư pháp.
Trong số các cục công an của 4 thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Công an thành phố Bắc Kinh có thể là cơ quan tích cực nhất trong việc thanh trừng.
Sau khi ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), cựu Cục trưởng Cục Công an thành phố Bắc Kinh, bị sa thải, ông Cao Du (Gao Yu), một cựu ký giả nổi tiếng ở Trung Quốc đại lục, tiết lộ rằng Cục Cô ng an thành phố Bắc Kinh đã cách chức hơn 50 quan chức cấp cục khỏi đội ngũ công an. Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh đã đưa ra những yêu cầu “ba không” đối với các đơn vị tiếp nhận nhân sự đã được thanh lọc, như “không được vào cơ quan, không được quản lý tài sản của người dân, không được đề bạt vận dụng” v.v.
Các quan chức bị thanh trừ khỏi hệ thống công an bao gồm:
Cao Nham (Gao Yan), Bí thư Đảng ủy Trường Cao đẳng Cảnh sát Bắc Kinh;
Vương Nghị, Giám đốc Công an;
Thạch Chiêm Bình (Shi Zhanping), Trưởng Quân đoàn Điều tra Kinh tế;
Vương Vũ Hiệp (Wang Yuxia), Chính ủy Phân cục Bình Cốc;
Xa Nham (Che Yan), Chính ủy Phân cục Thuận Nghĩa;
Lưu Bằng (Liu Peng), Chính ủy Phân cục Đại Hưng;
Vương Thân Vũ (Wang Shenyu), Phó Giám đốc Phân cục Hải Điến;
Quách Bình (Guo Ping), Phó Giám đốc Phân cục Thông Châu;
Tào Quốc Đống (Cao Guodong), Phó Giám đốc Phân cục Đại Hưng;
Tôn Trường Thanh (Sun Changqing), Bí thư Ủy ban Kỷ luật Quân đoàn Điều tra Kinh tế, v.v.
Các quan chức của Cục Công an thành phố Bắc Kinh bao gồm: Vương Tân Nguyên (Wang Xinyuan), cựu Phó trưởng quận Phong Đài, Giám đốc Chi nhánh Phòng Công an thành phố Phong Đài.
Cung Đạo An (Gong Daoan), cựu phó thị trưởng Thượng Hải kiêm Giám đốc công an, đã bị đưa ra xét xử, chờ tuyên án.
Vũ Trường Thuận (Wu Changshun), Cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân đã bị kết án tử hình với 2 năm hoãn thi hành án, tịch thu tất cả tài sản cá nhân; Sau khi hết hạn 2 năm, bản án tử hình được giảm xuống tù chung thân theo quy định của pháp luật, tù chung thân không ân giảm hoặc ân xá.
23 sở công an tỉnh
Sở Công an tỉnh Liêu Ninh có nhiều quan chức ‘ngã ngựa’ nhất, bao gồm:
Bốn Giám đốc sở Công an:
Lý Phong (Li Feng: 2001-2002, vì liên quan đến vụ án hối lộ bầu cử tỉnh Liêu Ninh, bị cách chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Tỉnh Liêu Ninh và Bí thư Đảng ủy, đồng thời bị bãi miễn Đại hội Đại bi ểu Nhân dân Tỉnh Liêu Ninh, đình chỉ khỏi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;
Lý Văn Hỉ (Li Wenxi): 2002-2011, đã bị đưa ra xét xử, đang chờ tuyên án;
Tiết Hằng (Xue Heng): 2011-2013, đang chờ tuyên án;
Vương Đại Vĩ (Wang Dawei): 2013-2021, đang bị điều tra.
Bốn phó giám đốc:
Bạch Nguyệt Tiên (Bai Yuexian), đã bị khai trừ khỏi đảng, hủy bỏ các quyền lợi hưu trí, chuyển sang viện kiểm sát;
Lưu Gia Đạc (Liu Jiaduo), Lưu Nhạc Quốc (Liu Leguo), và Dương Diệu Uy (Yang Yaowei) đang bị điều tra. Trong số đó, Lưu Nhạc Quốc và Dương Diệu Uy đã liên tiếp giữ chức vụ Giám đốc Công an Đại Liên.
Diêu Vĩ (Yao Wei) (cấp phó phòng), cựu Cục trưởng Cục điều tra vụ án hình sự thuộc Công an tỉnh Liêu Ninh, đã bị đưa ra xét xử, chờ tuyên án.
Các quan chức bị cách chức của Sở Công an tỉnh Giang Tô bao gồm:
Vương Lập Khoa (Wang Like), cựu giám đốc, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh: đang chờ tuyên án;
Các cựu phó giám đốc Trần Dật Trung (Chen Yizhong) và Trình Kiến Đông (Cheng Jiandong), và cựu Phó bí thư Tả Tỏa Phấn (Zuo Suofen), đều đang bị điều tra;
La Văn Tiến (Luo Wenjin), nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự kiêm Cục trưởng Cục Điều tra Hình sự: bị khai trừ khỏi đảng, hủy bỏ chế độ hưu trí và bị điều động sang viện kiểm sát.
Các quan chức của Sở Công an tỉnh Hà Nam đã bị sa thải bao gồm:
Tần Ngọc (Hải Qin Yuhai), Cựu giám đốc, bị kết án 13.5 năm tù;
Lưu Quốc Khánh (Liu Guoqing), cựu phó giám đốc thường vụ, bị kết án tù chung thân;
Các cựu phó giám đốc Cao Vạn Tượng (Gao Wanxiang) và Vương Đức Chu (Wang Dezhou), đang bị điều tra;
Vương Bình (Wang Ping, cấp phó cục), Ủy viên cảnh sát, bị khai trừ khỏi đảng và chức vụ, chuyển sang viện kiểm sát.
Các quan chức thuộc Sở Công an tỉnh Sơn Tây bao gồm:
Lưu Tân Vân (Liu Xinyun), cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây kiêm Giám đốc Sở Công an, đã bị đưa ra xét xử và đang chờ tuyên án;
Lôi Đảng Thần (Lei Dangchen), nguyên phó giám đốc; Lý Bách (Li Bai, cấp phó giám đốc), nguyên ủy viên đảng ủy kiêm Đội trưởng quân đoàn an ninh nội địa; Vương Vũ Đạo (Wang Wudao), Cựu thanh tra cấp hai (cấp phó cục): bị khai trừ khỏi đảng, hủy chế độ hưu trí, tịch thu thu nhập bất hợp pháp, chuyển sang viện kiểm sát;
Ô Quang Minh (Wu Guangming, cấp phó phòng), Thanh tra cấp hai, đang bị điều tra.
Các cơ quan công an của 19 tỉnh khác đều có cán bộ cấp cục bị sa thải, do hạn chế về không gian bài viết nên sẽ không liệt kê hết ở đây.
5 Sở Công an Khu tự trị
Sở Công an Khu tự trị Nội Mông có nhiều quan chức bị sa thải nhất, bao gồm:
Hai giám đốc:
Triệu Lê Bình (Zhao Liping), bị kết án tử hình và chấp hành án tử hình, tội cố ý sát nhân, hối lộ, sở hữu trái phép súng đạn và tàng trữ trái phép chất nổ;
Mã Minh (Ma Ming), bị kết án tù chung thân.
Bốn phó giám đốc:
Mạnh Kiến Vĩ (Meng Jianwei), bị kết án 16 năm tù;
Triệu Vân Huy (Zhao Yunhui), đã bị đưa ra xét xử, đang chờ tuyên án;
Vương Lai Minh (Wang Laiming), đang chờ tuyên án;
Trương Hiệu Mẫn (Zhang Xiaomin), đang chờ tuyên án.
Lý Chí Bân (Li Zhibin), Phó Giám đốc Sở Công an kiêm Giám đốc Công an Thành phố Hohhot, đã tự sát. Theo trang Caixin.com, ông Lý Chí Bân đã treo cổ tự vẫn một ngày sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật yêu cầu nói chuyện lần thứ ba. Theo đó, nhiều khả năng ông ta tự vẫn vì sợ tội.
Sở công an của 4 khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ, Quảng Tây, và Tây Tạng cũng có các quan chức cấp cục đang bị điều tra.
Đặc điểm chung của các cuộc thanh trừng
Thứ nhất, tất cả những quan chức này đều là những kẻ lừa đảo chính trị
Trong số đó, Cung Đạo An, Đặng Khôi Lâm, Vương Lập Khoa, Lưu Tân Vân, bốn cảnh sát trưởng hoặc giám đốc công an, đều là thành viên của “băng đảng chính trị Tôn Lực Quân.” Đây là một “liên minh chính trị chống ông Tập” được thành lập bởi ông Giang Trạch Dân, ông Tăng Khánh Hồng, cùng đồng sự là ông Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), cựu thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đều là những người hậu thuẫn cho những quan chức tham nhũng nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của ĐCSTQ, trong chính phủ và quân đội.
Thứ hai, tất cả những quan chức này đều được đề bạt và trọng dụng khi đang tham nhũng
Ví dụ điển hình nhất là ông Vương Lập Khoa, người đã nhận hối lộ từ năm 1993 khi giữ chức Phó giám đốc Sở Công an huyện Tự trị Bắc Trấn Mãn Tộc, tỉnh Liêu Ninh, và sau đó nhận hối lộ cho đến khi bị sa thải vào tháng 10/2020, trong suốt 27 năm.
Trong 27 năm qua, quan chức như ông Vương Lập Khoa càng ngày càng lớn, không ngừng thăng quan tiến chức: Chính ủy, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Ninh, Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Cẩm Châu, Phó Thị trưởng thành phố Hồ Lô Đảo, Giám đốc Sở Công an thành phố, Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, Phó Giám đốc Sở, Phó Thị trưởng thành phố Đại Liên, Giám đốc Sở Công an, Trợ lý Tỉnh trưởng Giang Tô, Phó Tỉnh trưởng, Giám đốc Sở Công an, Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô.
Thứ ba, tất cả những quan chức này đều có vấn đề tham nhũng nghiêm trọng
Ví dụ, ông Lý Văn Hỉ, cựu Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, nhận hối lộ hơn 546 triệu nhân dân tệ; ông Vương Lập Khoa, cựu giám đốc Công an tỉnh Giang Tô, nhận hối lộ 440 triệu nhân dân tệ; Tiết Hằng, cựu giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, nhận hối lộ 135 triệu nhân dân tệ; ông Mã Minh nhận hối lộ 150 triệu nhân dân tệ.
Thứ tư, tất cả những quan chức này đều đã tham gia tích cực vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Lấy Liêu Ninh làm ví dụ. Tỉnh Liêu Ninh là một trong những khu vực Pháp Luân Công bị đàn áp nặng nề nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ từ trang web Minghui.org: Tính đến tháng 03/2022, 599 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bức hại đến tử vong, đứng thứ hai trong cả nước Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của Vương Đại Vĩ làm Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, 177 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến tử vong, đứng đầu trong cả nước.
Ít nhất 147 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến tử vong ở Đại Liên, và hàng ngàn người bị giam giữ trong các trung tâm cai nghiện ma túy, trại giam và trung tâm tẩy não; 827 người bị cải tạo bất hợp pháp qua lao động và 371 người bị kết án bất hợp pháp.
Cao Nghĩa biên tập
Mai Thanh lược dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ