Trung úy quân đội liên bang William Cushing đánh bại chiến hạm bọc thép CSS Albemarle bất khả chiến bại như thế nào
Vào tháng 10/1864, một sĩ quan thuộc lực lượng quân đội Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ, trung úy William Cushing, ngay lập tức trở thành một vị anh hùng vì vai trò lãnh đạo cũng như tinh thần táo bạo của ông đã đem lại chiến thắng trong việc phá hủy thành công chiến hạm bọc thép CSS Albemarle, một chiến hạm nổi tiếng là bất khả chiến bại vào thời điểm đó.
Quay trở về thời gian đầu năm 1862, Tướng Ambrose E. Burnside thuộc lực lượng quân đội Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ đã chế ngự thành công các Cửa Sông ở tiểu bang North Carolina. Hành động này đã làm Hiệp bang miền Nam choáng váng. Việc chiếm giữ được vùng Biển Nội Hải Lớn của tiểu bang North Carolina đã tước đi một vùng đất nông nghiệp rộng lớn và đe dọa hoặc làm gián đoạn các tuyến thông thương quan trọng giữa thành phố Richmond, tiểu bang Virginia, và vùng Thâm Nam Hoa Kỳ.
Do đó, để lấy lại vùng đất này, vào tháng 04/1864, Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederacy) đã đưa vào sử dụng chiến hạm bọc thép CSS Albemarle để thách thức ưu thế của lực lượng Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ tại khu vực Cửa Sông. Chiến hạm bọc thép này của Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ đã đánh chìm chiến hạm USS Southfield của Liên bang miền Bắc vào ngày 19/04/1864, giúp các thị trấn Edenton, Plymouth, và Washington thuộc tiểu bang North Carolina thoát khỏi cảnh bị chiếm đóng. Chiến hạm CSS Albemarle bất khả chiến bại này vẫn là một cái gai đối với Liên bang miền Bắc tại bến cảng của họ ở thị trấn Plymouth, tiểu bang North Carolina.
Chuẩn Đô đốc David Dixon Porter là chỉ huy trưởng của Hạm đội Phong tỏa Bắc Đại Tây Dương. Ông Porter quyết định phải phá hủy chiến hạm bọc thép CSS Albemarle của Hiệp bang miền Nam. Ông đã viết thư cho tất cả các sĩ quan chỉ huy của mình như sau:
“Chỉ có một cơ hội để những chiếc tàu thân gỗ tấn công một chiến hạm bọc thép. Các vị sẽ tiến thật nhanh đến chiến hạm bọc thép này bằng mọi chiếc tàu mà các vị có, và ‘đổ bộ lên tàu,’ sử dụng các viên đạn hộp để bắn vào các cảng, trong lúc chiến hạm bọc thép [CSS Albemarle] kích hoạt bánh lái và vô hiệu hóa chiến hạm này. Các vị sẽ thấy rằng bất cứ con tàu nào cũng được trang bị những móc neo thích hợp, để binh lính có thể nắm giữ khi đi dọc theo mạn tàu, và một giám đội sẽ được chỉ định để lên tàu và buộc chặt các chiếc tàu lại với nhau. Thậm chí là khi một nửa số lượng tàu của mình đã bị đánh chìm, các vị cũng nhất định phải hoàn thành được việc này.”
Sĩ quan chỉ huy của ông, Trung úy Cushing, đã đệ trình hai bản kế hoạch táo bạo, trong đó có một kế hoạch mà ông Porter tin là có thể sẽ thành công. Vị trung úy này đã mua hai chiếc tàu lớn dài xấp xỉ 10 mét từ thành phố New York — mỗi chiếc được trang bị một khẩu lựu đạn pháo Dahlgren nặng 12 pound (~ 5.4 kg) và một quả ngư lôi dài 14 foot (~ 4.2 mét). Hai chiếc tàu lớn này được gọi là Tàu Picket Số 1 và Tàu Picket số 2. Kế hoạch là cố gắng lao thẳng đến chiến hạm Albemarle và kích nổ quả ngư lôi từ phía bên dưới thân chiến hạm bọc thép này.
Đô đốc Porter đã chấp thuận cho hành động mạo hiểm này mặc dù vẫn có một số e ngại. Ông đã căn dặn Thiếu tướng Hải quân William H. Macomb, “Tôi đã chỉ thị cho Trung úy Cushing lao xuống tấn công bằng một chiếc thuyền chạy bằng hơi nước, và, nếu có thể, hãy phá hủy chiến hạm đó bằng những quả ngư lôi. Tôi không mấy tin tưởng vào sự thành công của Trung úy, tuy nhiên tôi mong rằng ông sẽ trợ giúp ông ấy mọi thứ cần thiết trong khả năng của mình và chuẩn bị các chiếc thuyền sẵn sàng để đón ông ấy về trong trường hợp gặp thất bại.”
Tiến hành kế hoạch
Chiếc Tàu Picket Số 2 đã bị thất lạc trong chuyến đi từ thành phố New York đến Những Cửa Sông của North Carolina. Chiếc tàu này đã bị mắc cạn và bị Hiệp bang miền Nam bắt giữ tại Vịnh Wicomico, tiểu bang Virginia. Tàu Picket Số 1 đã đến được Cửa Sông Albemarle vào ngày 24/10/1864.
Vào ngày 26/10, Trung úy Cushing đã rời khỏi Hạm đội Liên bang North Carolina với mục tiêu phá hủy hoặc bắt giữ chiến hạm CSS Albemarle. Vào lúc 10 giờ 30 phút tối, ông đã bị mắc cạn trên một đê cát. Vào lúc 2 giờ sáng ngày tiếp theo, chiếc tàu mang ngư lôi đã được phóng đi khi thủy triều dâng, ông Cushing và 14 người trong đội của mình đã khởi hành theo kế hoạch. Chiếc tàu này đã kéo theo một chiếc xuồng cano chở bảy người lính, những người lính này được cử theo là để trấn áp bất kỳ người lính canh nào của quân đội Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ có thể đang đóng quân trên xác chiến hạm USS Southfield đã bị đắm. Phần cấu trúc thân trên của chiến hạm này vẫn còn đang nhô lên khỏi mặt sông. Còn có tin đồn rằng thậm chí những người lính Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ đã đặt một quả lựu pháo nhỏ lên tàu như một chốt canh giữ để ngăn chặn bất kỳ cố gắng nào tiếp cận chiến hạm Albemarle. Chỉ ngay trước lúc nửa đêm, đội viễn chinh của Trung úy Cushing đã tiến vào khu vực Sông Roanoke.
Trung úy Cushing hy vọng chiếm được chiến hạm Albemarle còn nguyên vẹn; tuy nhiên, khi tàu Picket Số 1 băng ngang qua chiến hạm Southfield để tiếp cận với bến cảng nơi chiến hạm bọc thép Albemarle đang neo đậu, thì một lính canh đã phát hiện ra đoàn người của trung úy Cushing. Một đống lửa được đốt lên và một loạt súng vang lên. Súng trường và súng lục ổ quay được bắn dồn dập lên con tàu Picket Số 1 này. Ít nhất bốn viên đạn đã xuyên thủng áo giáp của ông Cushing và bàn tay ông đã bị một quả bóng Minie (một viên đạn súng trường nạp vào họng súng) gây thương tích nhẹ.
Trung úy Cushing đã thả bỏ chiếc cano và tăng hết tốc lực. Sau đó, khi ông đã đến gần hơn với chiến hạm bọc thép Albemarle, ông nhìn thấy một dãy dầm gỗ nổi trên mặt nước — công cụ bảo vệ chống ngư lôi — được thả xung quanh để bảo vệ chiếc chiến hạm này. Khi đó ông lái chiếc tàu của mình theo một vòng tròn để lấy đà, điều này đã làm cho chiếc tàu trở thành một mục tiêu dễ rơi vào tầm ngắm. Tiếp đó, con tàu Picket Số 1 này của ông đã di chuyển chòng chành về phía trước với công suất hơi nước tối đa xuyên qua làn mưa đạn, va chạm phá hủy dầm gỗ chắn ngư lôi. Lửa và khói súng nồng nặc tạo nên một cảnh tượng liều lĩnh trong khi trung úy Cushing bình tĩnh đứng ngay tại mũi tàu và hạ quả ngư lôi xuống, thả lượng chất nổ xuống. Ngay khi ông vừa kéo dây để kích nổ quả ngư lôi, một tầm bắn cự ly gần của khẩu súng trường Brooke cỡ nòng 6.4 inch trên chiến hạm bọc thép đã bắn nát chiếc tàu của ông, khiến trung úy Cushing và toàn bộ nhóm người của ông rơi xuống sông.
Chiến hạm Albemarle bất khả chiến bại lập tức chìm xuống 8 feet (~ 2.5 mét) dưới nước với một lỗ thủng lớn sau đuôi mạn trái của chiến hạm. Sau này, Trung úy Warley báo cáo rằng “nước đã tràn vào trong nhanh đến mức mọi nỗ lực đều trở thành vô ích, cuối cùng chỉ còn sót lại mỗi lớp giáp bảo vệ và phần ống khói mà thôi.”
Bức tranh màu sepia vẽ bằng kỹ thuật chồng lớp (wash) mô tả chiến hạm CSS Albemarle do họa sẽ R.G. Skerrett thực hiện, năm 1899. (Ảnh: Tài sản công)
Sau trận chiến
Ông Cushing phát hiện ra chỉ có mỗi mình ông ở dưới nước. Ông cởi giày và áo giáp rồi bơi vào bờ. Sau đó, ông trộm được một chiếc thuyền nhỏ rồi chèo xuôi theo dòng Roanoke hướng về Cửa Sông. Ông suýt bị bắt hai lần và có lúc suýt bị đuối nước. Tuy vậy, khi một chiếc tàu của Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ tìm được và đưa ông trở về, thì tất cả mọi người đều hân hoan và vinh danh ông là một vị anh hùng của mọi thời đại. Chỉ một người nữa trốn thoát được chính là Thủy thủ Seaman Edward Houghton; 11 thành viên còn lại của hạm đội đều đã bị bắt và đưa đến Trại Giam Giữ Tù Binh Chiến Tranh Andersonville.
Hạm đội Liên bang North Carolina nhanh chóng đổ quân về Sông Roanoke và oanh tạc thị trấn Plymouth, tiểu bang North Carolina vào ngày 29/10/1864. Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ đã từ bỏ thị trấn này vào ngày 21/10/1864, bỏ lại phía sau niềm hy vọng tan thành mây khói của họ trong việc lấy lại và giữ được Các Cửa Sông North Carolina.
This article was originally published in American Essence magazine.