Thuế doanh nghiệp tối thiểu: Nghị trình theo chủ nghĩa toàn cầu
Sự can thiệp quá mức của chính phủ trong Đạo luật Giảm Lạm Phát
Đạo luật Giảm Lạm Phát, được lưỡng viện Quốc hội thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật, gồm có thuế doanh nghiệp tối thiểu 15%, loại thuế này sẽ là một bước quan trọng đối với việc tăng quyền lực của chính phủ và ép buộc toàn cầu hóa, hơn cả việc gây bất lợi cho nền kinh tế.
Hồi tháng 11/2021, bà Danielle Rolfes của KPMG LLP nói với The Wall Street Journal, về mức thuế tối thiểu 15% trên toàn cầu: “loại thuế này gần như thứ gì đó mà quý vị có thể miêu tả gần như là hệ thống thuế toàn cầu một cách đáng ngạc nhiên.”
Trong hơn một thập niên, những người theo chủ nghĩa toàn cầu đã thúc đẩy một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu, mang tính toàn cầu và vượt ra ngoài lãnh thổ, với việc các công ty phải trả cùng một mức thuế bất kể họ ở đâu trên thế giới. Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen là người đề nghị mức thuế tối thiểu toàn cầu và là người tham gia cuộc họp của 140 quốc gia vào tháng 10/2021, khi có một thỏa thuận đã đạt được.
Bà Yellen kêu gọi Quốc hội ban hành loại thuế đó, gọi đây là một thắng lợi của Hoa Kỳ, vì loại thuế này sẽ tăng khả năng huy động tiền từ các công ty cho chính phủ. Đạo luật Giảm Lạm Phát, do ông Biden được ký trong tuần lễ từ ngày 15-21/08, bao gồm thuế doanh nghiệp. Phần lớn kinh phí cho nghị trình về khí hậu của đạo luật này, cũng như giảm chi phí chăm sóc y tế và dược phẩm, sẽ được lấy từ khoản thuế này.
Những người ủng hộ loại thuế này cho rằng các công ty lớn khai thác các quy tắc hiện hành để giảm gánh nặng thuế của họ. Theo chế độ thuế của Hoa Kỳ, các công dân và tập đoàn tư nhân được cung cấp các khoản xóa nợ, tín dụng, và các biện pháp hợp pháp khác để bù trừ thuế hoặc giảm thu nhập chịu thuế. Những cách thức này là hợp pháp và được pháp luật cho phép.
Nhưng hiện tại, chính phủ cần thêm nguồn thu để tài trợ cho khoản chi tiêu 700 tỷ USD trong Đạo luật Giảm Lạm Phát. Và vì vậy, các tập đoàn lớn đã trở thành mục tiêu. Để đánh giá, thực thi, và thực hiện việc thu thuế bổ sung này, đạo luật có khoản tài trợ bổ sung trị giá 80 tỷ USD cho Sở Thuế vụ (IRS).
Trong khi những người ủng hộ Đạo luật Giảm Lạm Phát cho rằng việc mở rộng IRS sẽ tập trung vào việc thu thuế từ các tập đoàn lớn và những người giàu có, vào năm 2021, hơn một nửa số cuộc kiểm tra thuế là đối với những người có thu nhập dưới 75,000 USD. Thậm chí còn cực đoan hơn, 25% cuộc kiểm toán được thực hiện trên các gia đình hưởng tín thuế thu nhập, một biện pháp chủ yếu chống đói nghèo.
Không chỉ quy mô của IRS sẽ được tăng lên, mà cả phạm vi và quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ tăng lên. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) có nhiệm vụ viết và cập nhật “các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung”. Những nguyên tắc này xác định cách tính lợi nhuận của công ty và, cuối cùng, hóa đơn thuế của họ sẽ lớn như thế nào. FASB nên là phải độc lập với chính phủ, đặt các quyết định của mình dựa trên cơ sở các quy tắc kế toán lâu đời hơn là các mệnh lệnh của một chính quyền đương nhiệm.
Theo Đạo luật Giảm Lạm Phát, mức thuế tối thiểu 15% sẽ dựa trên thu nhập theo sổ sách, thu nhập mà các công ty báo với các cổ đông của họ. Thu nhập theo sổ sách thường cao hơn thu nhập chịu thuế của công ty vì nó có thể không tính tất cả các khoản khấu trừ và tín thuế. Vì lý do này, FASB luôn bảo lưu rằng mức thuế tối thiểu không nên dựa trên thu nhập trên sổ sách. Trong một bài phát biểu vào năm ngoái, Chủ tịch FASB Richard Jones nói rằng ông phản đối việc đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu đối với thu nhập trên sổ sách vì điều này hơi giống như việc cho phép chính sách công được áp đặt các chuẩn mực kế toán tài chính.
Đối với Hoa Kỳ, thuế doanh nghiệp tối thiểu sẽ làm xói mòn sự phân tách quyền lực vì FASB sẽ không còn đưa ra các quyết định độc lập được nữa. Đối với các công ty Mỹ, thuế sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Tác động này làm nản việc mở rộng, giảm đầu tư, và cuối cùng được chuyển sang cho các gia đình Mỹ dưới hình thức giá cả cao hơn và giảm việc làm.
Mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu dự kiến sẽ đặc biệt gây bất lợi cho các nước đang phát triển. Hiện tại, sự khác biệt trong chế độ thuế là một trong những động lực chính thúc đẩy các nhà sản xuất từ Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác mở nhà máy ở các quốc gia đang phát triển. Giờ đây, khi mà những lợi ích về thuế đó đang biến mất, các công ty có thể nhận thấy rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng và công nhân lành nghề ở các quốc gia đang phát triển sẽ làm tăng chi phí đến một mức mà sản xuất sẽ dịch chuyển trở lại các quốc gia phát triển.
Hiện tại, sự khác biệt về thuế đối với các tập đoàn Hoa Kỳ có thể dẫn đến việc tiết kiệm được tới 35% khi đặt ở ngoại quốc. Còn giờ đây, sự khác biệt sẽ được giảm xuống còn 6%. Việc mất các khoản tiết kiệm thuế để bù đắp cho chi phí cao hơn có thể gây ra sự di cư của các công ty ngoại quốc rời khỏi các nước kém phát triển hơn.