Thủ tướng Sri Lanka không chấp nhận từ chức, khủng hoảng của đất nước leo thang
Hôm 13/07, cơn thịnh nộ đã bùng nổ trên các đường phố ở thủ đô Sri Lanka sau khi ban lãnh đạo nước này không tôn trọng một thỏa thuận để tổng thống và thủ tướng từ bỏ chức vụ.
Quyết định từ chức chính thức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã được đưa ra, nhưng sau đó lại bị rút lại.
Ông Rajapaksa, cùng vợ, và hai vệ sĩ đã chọn rời khỏi thủ đô Colombo của đảo quốc này để bay đến Maldives vào sáng sớm hôm 13/07, đồng thời để ông Wickremesinghe đảm nhiệm cương vị tổng thống lâm thời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và dân sự leo thang.
Lượng lớn những người biểu tình đã phản ứng với quyết định này bằng cách xông vào văn phòng của ông Wickremesinghe, yêu cầu ông cũng rời khỏi chức vụ của mình.
Thủ tướng này trước đó đã đồng ý từ chức trong một tuyên bố công khai hôm 09/07.
Sau khi nhận trách nhiệm, ông Wickremesinghe đã nhanh chóng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà ông đã hủy bỏ vài giờ sau đó.
Sau đó là yêu cầu thiết lập lại trật tự bên trong thủ đô bị bao vây này.
Ông Wickremesinghe sau đó đã tuyên bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho đến sáng hôm 14/07 trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn chặn làn sóng bất ổn bên trong thủ đô này.
Ông nói rằng những người biểu tình không có quyền phá hủy văn phòng của ông và cho rằng họ đang cố gắng phá vỡ một quá trình chuyển giao quyền lực một cách chính đáng.
“Họ muốn dừng tiến trình nghị viện. Nhưng chúng ta phải tôn trọng hiến pháp. Vì vậy lực lượng an ninh đã khuyên tôi nên áp đặt tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm. Tôi đang làm việc để thực hiện điều đó,” ông nói trong một tuyên bố báo chí.
Hôm 13/07, cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ trên các đường phố bên ngoài văn phòng thủ tướng khi lực lượng thực thi pháp luật bắn hơi cay vào đám đông biểu tình.
Ít nhất một người biểu tình 26 tuổi đã tử vong trong bệnh viện sau khi bị khó thở do tiếp xúc quá nhiều hơi cay.
Trước đó cùng ngày, đài truyền hình nhà nước Sri Lanka Rupavahini Corporation (SLRC) đã đình chỉ hệ thống truyền hình vì có những người bất đồng chính kiến tức giận bao vây đài.
Một lãnh đạo của tập đoàn này cho biết một nhóm người biểu tình đã vào được cơ sở và yêu cầu đài truyền hình này chỉ được phát sóng các tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Nghị viện dự kiến sẽ bầu ra một tổng thống mới vào tuần tới.
Một số chuyên gia cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của ông Wickremesinghe để bám lấy quyền lực — dù có được bầu hay không — sẽ bị vấp phải sự phản đối dữ dội.
Sự phẫn nộ của dân chúng đã tăng lên kể từ tháng Ba vì cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của đất nước này khiến hàng ngàn người Sri Lanka không có thực phẩm, nhiên liệu, hoặc thuốc men.
Thực tế là ông Wickremesinghe, người thân tín của tổng thống bị lật đổ, có khả năng sẽ được bầu vào văn phòng cao nhất của quốc gia vào tuần tới đã để lại ấn tượng xấu trong phe đối lập.
“Đây là phong cách dân chủ của ông Rajapaksa. Đúng là một trò hề. Thật là một thảm kịch,” ứng cử viên tổng thống của phe đối lập Sajith Premadasa nói trong một bài đăng trên Twitter.
Cô Autumn Spredemann là một phóng viên ở Nam Mỹ chủ yếu đưa tin về các vấn đề Mỹ Latinh cho The Epoch Times.