Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.1): Chống lại Satan, khôi phục Hoa Hạ
5000 năm lịch sử Trung Hoa là ghi chép về vận mệnh chung của các thị tộc, từ các thị tộc riêng rẽ cho đến hợp nhất thành dân tộc Hoa Hạ, và dân tộc Hoa Hạ, để chống ngoại xâm và bảo vệ sự tồn vong của mình, đã tạo nên một đất nước có lịch sử lâu đời. Bộ lịch sử ấy dựa trên những đức tính vốn đã vô cùng cao quý, đồng thời tái hiện nền văn minh văn hóa huy hoàng của Trung Hoa.
Lời dẫn
Vào thế kỷ 17, sau cuộc khởi nghĩa Lý Tự Thành, nhà Minh đã rút lui khỏi vũ đài lịch sử, triều đình Mãn Thanh thuận theo vận mệnh tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Thanh triều mang theo nền văn hóa của riêng mình, vốn phát triển mạnh mẽ trong ba đời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long. Sau thời kỳ huy hoàng của “Khang Càn thịnh thế”, đến thế kỷ 19 nhà Thanh bắt đầu suy yếu. Trong bối cảnh đạo đức suy thoái và sức mạnh quốc gia dần cạn kiệt, sự va chạm của các nền văn minh phương Đông và phương Tây, hai cuộc chiến tranh Nha phiến, trong khi các quốc gia phương Tây đang trỗi dậy mạnh mẽ… triều đình nhà Thanh thất bại nên phải cắt đất để cầu hòa. Năm 1850, Hồng Tú Toàn thuận thiên mệnh đã kiến lập nên Thái Bình Thiên Quốc, thu phục một nửa lãnh thổ Trung Quốc và gần như lật đổ nhà Thanh. Sau đó, Thái Bình Thiên Quốc rút lui khỏi vũ đài lịch sử. Khi nhà Thanh bước vào những năm cuối cùng, nội bộ thối nát hủ bại cùng với nguy cơ ngoại xâm đã đẩy nhanh sự băng hoại đạo đức, kết quả không chỉ khiến nhà Thanh diệt vong mà còn kéo theo một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong 5000 năm trở lại đây.
Tôn Trung Sơn tự coi mình là “Hồng Tú Toàn thứ hai”, đã phát động mười cuộc khởi nghĩa vũ trang, dẫn đến cuộc cách mạng năm Tân Hợi và kết thúc triều đại nhà Thanh. Kế thừa 5000 năm chính thống của Trung Hoa và hấp thu những tinh hoa của tư tưởng trong và ngoài nước, Tôn Trung Sơn đã sáng tạo ra chủ nghĩa Tam Dân, gấp rút cứu dân tộc như cứu hỏa hoạn, tạo dựng nền cộng hòa, thành lập chính quyền và quân đội. Phục hưng Trung Hoa đòi hỏi một chặng đường dài phía trước và cần phải có người gánh vác sự nghiệp vĩ đại này.
Khi ấy, ánh mắt của lịch sử đổ dồn vào người lính trẻ tuổi xuất thân trong gia đình thường dân, bụng đầy thi, thư (Tứ thư Ngũ kinh), thiên chất thông minh, bác cổ thông kim, thông tỏ đông tây. Người lính trẻ ấy tên là Tưởng Giới Thạch. Năm 19 tuổi, Tưởng Giới Thạch gia nhập học viện quân sự Bảo Định, năm 20 tuổi sang Nhật học quân sự. Sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, ông trở về nước tham chiến và quang phục Hàng Châu. Đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, ông kiên quyết ra tay diệt nghịch tặc, cống hiến hết mình cho cuộc cách mạng lần thứ hai thảo phạt Viên Thế Khải và lên con tàu Vĩnh Phong trung thành bảo vệ chủ. Trí tuệ, sự kiên trì, cũng như sự trưởng thành, tầm nhìn rộng và nhất là chí khí “làm việc lớn mà không nhận công lao” của Tưởng Giới Thạch đã khiến Tôn Trung Sơn hoàn toàn kính trọng và ngưỡng mộ. Tưởng Giới Thạch là ứng cử viên sáng giá nhất kế thừa sự nghiệp vĩ đại của Cách mạng Quốc Dân. Để diệt trừ quân phiệt và thống nhất quốc gia, Tôn Trung Sơn đã bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tưởng Giới Thạch phụng mệnh xuất sơn, hai năm sau, bắc phạt kết thúc, nhất thống Trung Nguyên.
Tưởng Giới Thạch đã chiến đấu can trường, lãnh đạo nhân dân bảo vệ Trung Hoa, lập được những kỳ công trên vũ đài lịch sử, làm thay đổi hình thế của Trung Quốc, châu Á và thế giới. Trí tuệ và sự hiểu biết thấu đáo của ông đã bảo vệ nền văn minh Thần truyền 5000 năm Hoa Hạ, làm phong phú thêm tinh thần của nhân loại và để lại một di sản quý báu. Ông quả không hổ danh là “người khổng lồ xoay bánh xe lịch sử”.
Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch đã mất chính quyền vào tay ĐCSTQ chỉ trong 4 năm sau thắng lợi của cuộc chiến chống Nhật. Đây phải chăng là sự an bài của số phận không thể bước qua của quy luật “thành – trụ – hoại” nơi thế gian này?
Xin chớ quên rằng đây là một thời đại phi thường, một thời kỳ đặc thù phát triển bất bình thường của nhân loại. Thứ chủ nghĩa gây họa loạn thế gian hơn 100 năm qua đã xuất hiện ở nhiều quốc gia dưới hình thức Đảng Cộng sản, đã được cựu thế lực trong vũ trụ thao khống, hỗ trợ và bành trướng, thậm chí đã trở thành một hiện tượng trong thời gian dài.
Trong thời đại mà đạo đức mê lạc và không phân biệt đúng sai này, những nguyên thủ quốc gia trên thế giới, những lãnh tụ thời kỳ đầu của Quốc Dân đảng, những người lãnh đạo đã cống hiến hết mình cho cách mạng cộng sản và một số lượng lớn đảng viên phổ thông đều không thấy được bản chất của tà linh cộng sản. Họ dùng phương thức tư duy thông thường để đối đãi với thứ đảng phái dị loại này, và có thái độ dung túng đối với sự xuất hiện và phát triển của ĐCSTQ. Kết quả là nhân loại đã phải chịu đựng thảm họa cộng sản trong hơn một trăm năm qua, thời gian kéo dài và mức độ sâu xa của nó là chưa từng có. Xã hội nhân loại phải trả giá quá đắt, giai đoạn lịch sử này đã trở thành những chương tang tóc bi thương của Trung Quốc cận đại.
Khi cả thế giới vẫn còn ảo tưởng vào ĐCSTQ thì Tưởng Giới Thạch chính là người đầu tiên nhận ra một cách sâu sắc và toàn diện về bản chất của ĐCSTQ.
Tưởng Giới Thạch đã sử dụng chữ “tà ma Satan” để trực tiếp vạch rõ ý đồ xâm lược của ĐCSTQ. Trong tài liệu năm 1957, ông viết: “Mục đích của nó (ĐCSTQ) không phải vì hòa bình và dân chủ cho Trung Quốc, mà là để xâm lược và chinh phục Trung Quốc”; “Quyền thế của quỷ Satan không chỉ ở việc nó sử dụng bạo lực để đe dọa mạng sống và sự an toàn thân thể của chúng ta, mà còn khiến chúng ta trong khiếp sợ mà khuất phục theo nó“; “Khi một dân tộc bị tiêu diệt và bị quỷ Satan khống chế, sẽ luôn có những con người không khuất phục trước ma quỷ, cùng nhau sát cánh chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc”.
Tưởng Giới Thạch đã thấy trước sự phá hủy của ĐCSTQ đối với 5.000 năm văn hóa truyền thống. Ông viết: ĐCSTQ “sẽ phá hủy văn hóa lịch sử cao quý và ưu tú 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa chúng ta; hủy diệt không còn dấu vết, nó muốn đem luân lý nhân ái hòa bình của Trung Quốc biến thành một cuộc đấu tranh tàn nhẫn và độc ác. Tham gia vào cuộc thảm sát quốc tế.” (“Tổng tập tư tưởng ngôn luận của tiền Tổng Thống Tưởng Công – Tập 32 – Báo cáo”).
Tưởng Giới Thạch đã chỉ ra một cách sâu sắc việc nhân loại dung túng cho sự lây lan của tà ác. “Thế nhân thường bởi vì thất vọng, bi quan, ích kỷ, tự tư mà mất đi tín ngưỡng ban sơ vào Thượng Đế. Điều này đã khiến ma quỷ trở nên hung hãn, chính nghĩa mai một, ngồi nhìn chủ nghĩa phản Thần và chủ nghĩa duy vật lây lan ra toàn cầu, khiến cho giữa con người với con người chỉ còn lừa đảo, khủng bố, bạo lực và giết chóc!” (1952).
Tưởng Giới Thạch nhận ra rằng Chủ nghĩa Cộng sản là phản nhân loại. “Bản chất tà ác của Chủ nghĩa Cộng sản ban đầu dựa trên việc chinh phục bản chất con người làm điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của nó. Bất kỳ Chủ nghĩa Cộng sản cực quyền nào cũng được xây dựng trên cơ sở khổng lồ và tàn ác của ‘công cuộc cải tạo nhân tính’ trong một cuộc chiến không hồi kết đối kháng lại nhân tính của con người”. “Trung Cộng phải đối mặt với một thách thức mạnh mẽ khác, đó là sự bền bỉ bất khuất và sức sống của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa tiêu biểu cho sự sáng chói cao nhất của chủ nghĩa nhân văn. 5.000 năm lịch sử con đường đang sáng tỏ, sự nghiệp đang hưng thịnh là dựa vào sức sống của nền văn hóa này để nuôi dưỡng. Đây là một nền văn hóa ưu mỹ dựa trên nhân tính và đạo đức, tạo thành giá trị tín ngưỡng không thể thay đổi và tinh thần nơi sâu thẳm của mỗi người Trung Quốc, tuyệt không thể dung hợp với chủ trương thù hận, bạo lực và bản chất tà ác chủ nghĩa cộng sản”. (Tưởng Giới Thạch “quán triệt quyết tâm và hành động của chúng ta đối với cuộc cách mạng và khôi phục đất nước trước những biến đổi và hỗn loạn của thế giới” – Chỉ thị của Hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa thị đối với phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Trung ương khóa mười về X).
Tưởng Giới Thạch đã nhìn ra nguy cơ tín ngưỡng của thế giới: “Tôi cảm thấy những năm gần đây khoa học tiến bộ hơn, văn minh vật chất tiến bộ, nhưng đạo đức ngày càng thấp, đời sống tinh thần cũng nghèo hèn. Vì vậy, con người cảm thấy lòng mình trống rỗng, cuộc sống càng mơ hồ và đáng sợ không có nơi trú ngụ”. “Thiên tính con người của chúng ta là linh tính được truyền từ Thượng Đế, cái linh tính này chính là tinh thần nhân từ, lòng nhân từ này là nơi chứa đựng chân lý của vũ trụ và đó là nơi ý nghĩa của cuộc sống đời người. Mọi người nên biết rằng cái linh tính của Thượng Đế này, ở Trung Quốc mà nói thì chính là ‘Thiên tính’ (thiên mệnh chi vị tính)”.
Tưởng Giới Thạch nói về vật chất và tinh thần: “Ngày nay thổ phỉ cộng sản sợ nhất và thù hận nhất không phải là loại vật chất mà khoa học nhìn thấy được, mà là tinh thần đạo đức nhìn không thấy… Chỉ có lực lượng tinh thần đạo đức, đặc biệt về phương diện sức mạnh tôn giáo, có thể nói rằng họ không thể và không bao giờ có được sức mạnh tinh thần không nhìn thấy và vô hạn như này!” (1960).
Kiến thức, tầm nhìn và sự hiểu biết thấu đáo của Tưởng Giới Thạch đã vượt qua các nhà lãnh tụ trên thế giới và các triết gia cùng thời. Khi vũ trụ đang ở trong thời khắc mạt thế, cần đảo ngược sóng gió để cứu độ chúng sinh, thì niềm tin của ông đối với Thần và kiến thức về cuộc sống, vật chất, tinh thần và vũ trụ đã vô cùng uyên thâm, sâu sắc.
Vào năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã tiên đoán rằng Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ tan rã vào năm 1990, và rằng sự tan rã của ĐCSTQ sẽ chậm hơn một bước — (Tưởng Vỹ Quốc, “Tưởng Giới Thạch cha của tôi”). Phải chăng ông đã nhận được khải thị từ cao tầng và nhìn thấy tương lai của thế giới? Từ việc Tôn Trung Sơn gặp Phật trên núi Phổ Đà đến việc Tưởng Giới Thạch chứng kiến nhiều kỳ tích, có thể thấy rằng Sáng Thế Chủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho Trung Hoa.
Trước khi thế giới trải qua những thay đổi lớn, trước khi vũ trụ cuối cùng khảo nghiệm xem liệu nhân loại có thể thoát ra khỏi cái rối ren của thời mạt kiếp hay không, cựu thế lực trong vũ trụ đã an bài để ĐCSTQ đạt được bước thăng tiến lớn, có thể mê hoặc con người thế gian. Khi các nước trên thế giới đang thỏa hiệp đối với ĐCSTQ, thì Tưởng Giới Thạch lại là người đầu tiên nhìn thấu bản chất tà ác ấy. Ông chính là nhà tiên tri, tiên giác, nhưng “một cây đơn độc khó có thể chống đỡ tòa cao ốc thế gian”! Ông bị ĐCSTQ bôi nhọ, phê phán ông như một nhân vật phản diện và coi là ‘kẻ tội đồ’ của dân tộc Trung Hoa.
Những phân tích sâu sắc về ĐCSTQ, cả cuộc đời anh dũng chiến đấu và ý thức chống cộng mạnh mẽ của Tưởng Giới Thạch đã giúp các thế hệ tương lai nhận rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ. Sự xuất hiện của ĐCSTQ đã tạo ra hoàn cảnh lịch sử giúp Tưởng Giới Thạch trở thành thiên cổ anh hùng. Sáng Thế Chủ thông qua Tưởng Giới Thạch mà an bài lời giải cuối cùng cho nhân loại thoát khỏi kiếp nạn.
Thời đại của Tưởng Giới Thạch là một thời đại rối ren và đầy bi kịch. Hùng tâm tráng chí của ông chưa được đền đáp, nhưng bằng máu và nước mắt ông đã vẽ nên hình ảnh bi tráng cảm động đất trời lưu lại cho con người thế gian, dệt thành bài giáo huấn và mở ra con đường đúng đắn để nhân loại tự cứu mình.
Tưởng Giới Thạch chính là “người khổng lồ” chống lại thế lực phản Thần, phản đạo đức, phản truyền thống, là vị Thần bảo hộ vĩ đại cho nền văn minh Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa…
Ban nghiên cứu về các nhân vật thiên cổ anh hùng của 5000 năm văn hóa Thần truyền.
Mạnh Hải biên dịch