Tại sao người xưa viết chữ từ phải qua trái?
Theo quan niệm ngày nay, tay phải mà viết chữ thì luôn che đi phần chữ đã viết rồi và mực ướt sẽ bị lem trên cổ tay hoặc ống tay áo phải. Vì vậy, người xưa phải nâng cổ tay khi viết, thậm chí phải dùng tay trái để nắm ống tay phải, điều này gây ra sự bất tiện lớn. Vậy tại sao người Trung Quốc cổ đại viết chữ theo chiều dọc và viết từ phải sang trái?
Thời cổ đại chữ viết sớm nhất là viết trên nan tre
Sở dĩ người xưa viết theo chiều dọc là vì trước khi phát minh ra nghề làm giấy, người xưa đã viết trên các thẻ tre hoặc trên thẻ gỗ. Thẻ tre, thẻ gỗ là những đoạn tre, gỗ dài và hẹp, có thể cuộn lại bằng cách dùng một sợi dây buộc lại. Chữ “Sách” là chữ tượng hình của hai chữ “giản độc” (簡牘), lúc mở sách ra tự nhiên tay phải sẽ cầm lấy phần cuối, tay trái thuận tiện mở ra. Do đó, viết là từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Thời cổ đại, chữ viết trên nan tre được viết trên từng thẻ rồi sau khi viết xong mới đóng thành từng cuộn.
Đặc điểm của chữ Hán và thói quen viết chữ
Xét từ đặc điểm của chữ Hán và thói quen sinh lý của con người, thứ tự nét của một ký tự thuận tự nhiên sẽ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Nếu viết theo chiều ngang từ phải sang trái, khi viết được một nửa bên trái, thế bút lông sẽ chắn ngang nửa bên phải của nét chữ, gây bất tiện cho việc sắp xếp kết cấu và ảnh hưởng đến mỹ quan của kết cấu chữ viết. Mà mỗi nét bút cuối của mỗi chữ Hán là nằm ở giữa hoặc dưới bên phải, viết xong nét cuối của chữ trước liền tiếp là khởi bút của nét đầu của chữ sau, viết dọc thuận tiện cho sự mạch lạc của các nét hơn viết ngang.
Người xưa xem bên phải là tôn quý
Cách viết chữ Hán từ trên xuống dưới và từ phải qua trái cũng thể hiện tư tưởng có tôn ti trật tự. Thời xưa, bên trên là hoàng đế, là cha mẹ, bên dưới là bề tôi, là con cái. Bên phải là lớn và bên trái là nhỏ. “Vô xuất kỳ hữu” (Không có gì nằm ngoài bên phải) nghĩa là không thể vượt quá.
Liên quan đến việc khắc chữ trên đá
Tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái được viết từ phải sang trái, người ta nói rằng điều này có liên quan đến việc khắc chữ trên đá của người cổ đại, đối với con người thông thường mà nói thì tay trái cầm cái kiềm và tay phải cầm cái búa thì phương hướng khắc chữ tự nhiên cũng sẽ từ phải sang trái.
Để thuận tiện
Não trái của con người chủ quản về phương diện logic ngôn ngữ, còn não và tay chân đối ứng chéo, vì vậy hầu hết mọi người viết bằng tay phải sẽ thấy thoải mái hơn. Thời xưa, người ta khi viết chữ thì sử dụng nan tre, đồng thời không có bàn nên phải dùng tay giữ lấy nan tre. Tay phải cầm bút và tay trái giữ vững nan tre. Tay phải viết một hàng dọc bên phải xong, thì tay trái buông một chút, nan tre rủ xuống một tí, vừa hay sẽ để khô đi những chữ vừa viết xong. Vì vậy, người xưa viết từ phải qua trái cho tiện!