Tàu dân quân Trung Quốc băng qua các chiến hạm của Ấn Độ và các nước ASEAN đang tập trận ở Biển Đông
Các bản tin hôm thứ Hai (08/05) cho biết các tàu của lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã tiếp cận một khu vực mà hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN đang tham gia tập trận ở Biển Đông.
Một chuyên gia độc lập tại Việt Nam cho rằng Bắc Kinh dường như đang sử dụng lực lượng dân quân để đe dọa và phá rối cuộc tập trận hải quân này.
Bắc Kinh đã không phúc đáp các câu hỏi của Reuters về vụ việc bị cáo buộc này và các động cơ có thể của vụ việc này. Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam từ chối bình luận.
Đợt tập trận hai ngày trên biển trong [kế hoạch] Diễn tập Hàng hải ASEAN-Ấn Độ (AIME 2023) này bắt đầu hôm Chủ nhật (07/05) với sự tham gia của các tàu hải quân và phi cơ từ Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, và Brunei.
Hai nguồn tin Ấn Độ cho biết họ đang ở trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam khi các tàu Trung Quốc di chuyển về phía họ. Tuy nhiên, các tàu dân quân và tàu hải quân đã vượt qua nhau mà không có bất kỳ cuộc đối đầu nào.
Theo những nguồn tin này, các nhà chức trách Ấn Độ đang theo dõi các hoạt động của ít nhất 5 tàu dân quân. Những người cung cấp thông tin này không muốn tiết lộ danh tính vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.
Họ cho biết một tàu nghiên cứu của Trung Quốc cũng đang đi theo những chiếc tàu này tới cùng một khu vực.
Ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu trên Biển Đông tại Đại học Stanford, cho biết những chiếc tàu này thuộc hạm đội dân quân Quỳnh Tam Sa Ngư (Qiong Sansha Yu) trong khu vực.
1/Yesterday a flotilla of #China maritime militia ships moving SE executed an unusual 90deg turn, spread out & began moving SW—on a course that would intriguingly lead them directly into the #ASEAN–#India Maritime Exercise group headed NE from Singapore. — Ray Powell (@GordianKnotRay) May 8, 2023
But wait… [🧵1/5] pic.twitter.com/Bs3aPxZ6CD
EPILOGUE: It now seems very possible that the primary purpose of this flotilla of #China’s maritime militia ships is to escort the survey ship into contested waters (#Vietnam’s EEZ?). The fact that it went directly into the path of the ASEAN-India exercise … coincidence? https://t.co/siK27cWpTK
— Ray Powell (@GordianKnotRay) May 8, 2023
Lực lượng dân quân nói trên bao gồm các tàu đánh cá thương mại phối hợp với chính quyền Trung Quốc vì các mục tiêu chính trị ở Biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc trong quá khứ đã bác bỏ sự tồn tại của bất kỳ lực lượng dân quân nào như vậy.
Bà Vân Phạm, quản lý Dự án Đại Sử Ký Biển Đông (The South China Sea Chronicle Initiative – SCSCI), một tổ chức bất vụ lợi độc lập chuyên theo dõi dữ liệu tàu thuyền, cho biết đây không phải là lần đầu tiên “cái gọi là các tàu cá” của Trung Quốc xuất hiện và đe dọa chiến hạm của các nước khác.
“Vì vậy, có khả năng cuộc tập trận đã bị gián đoạn … mô hình đã bị phá vỡ và một số tàu phải thay đổi hướng đi của mình,” bà nói với Reuters.
Bà Phạm cho biết tàu nghiên cứu Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) có lúc đã tiến gần đến 10 dặm (khoảng 16 km) cách chiến hạm Việt Nam đang tham gia [diễn tập].
#China Coast Guard 4303 and #Vietnam fisheries ship Kiem Ngu 414 now separated by ~100m as the Chinese ship tries to push the Vietnamese ship away from the flotilla escorting survey ship Xiang Yang Hong 10. Both ships moving SW at slow speed (2-3kts). https://t.co/BMnKKL9FdH pic.twitter.com/OVCvW5j1wc
— Ray Powell (@GordianKnotRay) May 9, 2023
Cuộc tập trận này là cuộc Diễn tập Hàng hải ASEAN-Ấn Độ đầu tiên (AIME-2023) và được hải quân Ấn Độ và Singapore đồng đăng cai.
Một số nước láng giềng ven biển của Trung Quốc đã cáo buộc nước này sử dụng các tàu công vụ và dân quân để quấy rối và đe dọa các tàu đánh cá và tàu quân sự của họ ở Biển Đông.
Trung Quốc trong nhiều năm đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, và rất nhạy cảm với sự hiện diện của quân đội các nước khác trong khu vực này.
Krishn Kaushik và Francesco Guarascio đưa tin.
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times