Tại sao Đại Ca Diếp ở Đại Lý đợi Phật Di Lặc
Có thể bạn đã từng ái mộ các tuyệt học võ công như “lăng ba vi bộ”, “lục mạch thần kiếm” của Đoàn Dự nước Đại Lý được nhắc đến trong các tiểu thuyết võ hiệp. Đại Lý trên thực tế tuy không có các tuyệt học võ công nhưng lại có bốn đại kỳ quan nổi danh thiên hạ. Hơn hết, mối quan hệ nhân duyên giữa Phật Di Lặc và Đại Lý càng khiến nơi đây trở thành thánh địa được các nhà tu Đạo và các văn nhân xưa nay tôn kính.
Núi Kê Túc – Vẻ đẹp kỳ tú trong thiên hạ
Nhắc đến Đại Lý, không thể không nhắc đến núi Kê Túc với các dãy núi trùng điệp, kết hợp với nhau hình thành một bông hoa sen tự nhiên. Nó bao gồm hết thảy vẻ hùng vĩ của núi Thái Sơn, sự hiểm trở của núi Hoa Sơn, nét đặc sắc của núi Hoàng Sơn và vẻ đẹp của núi Nga Mi, ngoại trừ Ngũ Đài Sơn, núi Nga Mi, Phổ Đà Sơn và Cửu Hoa Sơn thì Kê Túc Sơn cũng lại là một ngọn núi lớn nổi tiếng. Bởi vì địa thế của núi này phía trước có 3 đỉnh núi, kéo theo phía sau là một dãy núi, hình dáng tựa chân gà, do đó tự cổ đã có tên gọi là núi Kê Túc.
Núi Kê Túc nổi danh bắt nguồn từ một đoạn duyên khởi trong Phật môn. Sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập niết bàn, Đại Ca Diếp thừa hành Pháp chỉ của Đức Phật, đem Phật nha xá lợi và ca-sa vàng đến núi Kê Túc. Ông nhập định tại Hoa Thủ Môn dưới chân đỉnh Thiên Trụ, núi Kê Túc, đợi chờ vị lai Phật “Từ thị” (Tức Phật Di Lặc) xuất thế, để đem Phật y và xá lợi giao cho Ngài. Lúc này đúng vào năm thứ 5 dưới thời Chu Hiếu Vương nhà Tây Chu, tức năm 906 TCN.
Câu chuyện này đều được ghi chép trong các tác phẩm nổi tiếng như Phật Quốc ký của Pháp Hiển, Đại Đường Tây Vực ký, và Ngũ Đăng Hội Nguyên v.v. Chẳng hạn trong Đại Đường Tây vực ký của Huyền Trang có ghi chép rằng: “Ca Diếp tuân theo ý chỉ của Đức Phật, hộ trì Chánh Pháp, kết tập Phật Kinh suốt 20 năm, sau cùng nhập định tịch diệt tại núi Kê Túc”.
Sự hưng thịnh của Đại Lý
Tiền thân của nước Đại Lý là nước Nam Chiếu, vào các triều đại Đường – Tống – Nguyên, Nam Chiếu và Đại Lý đã du nhập một lượng lớn Kinh Phật và Kinh điển tiếng Hán từ vùng đất trung nguyên. Văn hóa Phật giáo hưng thịnh từ đây, mở đầu thời đại truyền kỳ 9 đời sùng tín Phật của Vương thất Đại Lý.
Vị quân chủ khai quốc của nước Đại Lý là Đoàn Tư Bình rất tôn sùng Phật Pháp, mỗi năm đều cho kiến tạo chùa chiền, đúc tạc hàng vạn tượng Phật (Nam Chiếu dã sử viết: “Hiếu Phật, tuế tuế kiến tự, chú Phật vạn tôn”). Đại Lý quốc tổng cộng trải qua 22 đời quốc vương, ngoại trừ Đoàn Tư Anh bị người chú của ông phế làm tăng lữ ra thì trước sau có 9 đời quân chủ tự nguyện nhường Vương vị, xuất gia làm tăng (theo thống kê trong Nam Chiếu dã sử của Hồ Uất Bổn).
Đại Lý quốc đương thời bổ nhiệm tăng nhân làm Quốc tướng, đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp trong lịch sử. Bởi vì nước này tín sùng Phật, do đó khắp nơi trong Đại Lý quốc không núi nào không có chùa, không chùa nào không có tăng, sử liệu ghi chép rằng nội trong tỉnh Vân Nam đã có 800 chùa lớn, 3000 chùa nhỏ. Người người nhà nhà tại nơi đây đều lấy việc sùng kính Phật làm điều trọng yếu nhất. Trong tập thứ 21 của Kiến Trúc sử có ghi rằng: “xây 800 chùa lớn, gọi là lam nhược, 3000 chùa nhỏ, gọi là già lam, trải khắp tỉnh Vân Nam, người người nhà nhà đều biết, đều đặt Phật giáo lên hàng đầu”).
Từ Hoàng cung cho đến dân gian, khắp nơi tràn ngập mùi nhang trầm, từng có câu thơ rằng: “kim điện không trung hương vụ mê, thập lí tùng phong xuy bất đoạn” (cung điện khắp nơi ngập tràn nhang khói, gió thổi mười dặm không ngừng nghỉ), chính là miêu tả quốc phong của Đại Lý lúc bấy giờ.
Sau khi Hốt Tất Liệt sát nhập Đại Lý vào lãnh thổ Vương triều trung nguyên, vào năm Chí Nguyên thứ 21 (năm 1284) khi Quách Tùng Niên đến Đại Lý đã tận mắt chứng kiến người nơi đây bất luận giàu nghèo, nhà nhà đều có Phật đường; bất luận già trẻ, mỗi người đều đeo tràng hạt. 1 năm thì đã có nửa năm tiến hành trai giới, tuyệt đối không uống rượu, không ăn những thức ăn hôi tanh. (Trong Đại Lý hành kí, Quách Tùng Niên đã ghi lại rằng: “Người nơi đây hầu hết đều tôn sùng Phật Pháp, nhà nhà bất luận giàu nghèo đều có Phật đường, người người bất luận già trẻ đều lần tràng hạt; trong 1 năm thì đến nửa năm là trai giới, tuyệt không ăn thịt, uống rượu cho đến khi kì trai giới kết thúc”).
Bởi vì Trung Quốc và Ấn Độ đều có núi Kê Túc, rốt cuộc ngọn núi nào mới là nơi mà Đại Ca Diếp an nhiên nhập định, đợi chờ Phật Di Lặc. Từ lịch sử các triều đại Đế vương tín Phật hộ Pháp của 2 nước, núi Kê Túc xuất hiện Thần tích cùng với việc muôn ngàn tín chúng xây chùa dựng miếu thì có thể thấy rằng Đại Ca Diếp có lẽ đã nhập định tại núi Kê Túc thuộc tỉnh Vân Nam nước Đại Lý.
Lưu truyền 3000 năm
Triều Chu có một quyển sách gọi là Chu thư dị ký có nhắc đến câu chuyện: Vào những năm Chu Chiêu Vương, ở phương Tây đản sinh một vị đại Thánh, hào quang ngũ sắc hiển hiện chiếu thẳng đến sao Thái Vi. Quan Thái Sử lúc đó đã dự ngôn rằng 1000 năm sau, Pháp của vị Thánh nhân này sẽ được truyền đến Đông thổ. Chu Chiêu Vương liền sai người đem chuyện này khắc lên một tảng đá, chôn ở Thành Nam, để người đời sau nghiệm chứng sự việc này. 1000 năm sau, Hoàng đế Đông Hán là Hán Minh Đế nhân vì nằm mộng thấy Phật Đà, nên đã phái người đến Ấn Độ thỉnh cầu Phật Pháp, đồng thời xây dựng Bạch Mã tự tại tỉnh Lạc Dương. Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni từ đó được truyền vào Đông thổ.
Sách dự ngôn nổi tiếng của Hàn Quốc Cách Am Di Lục đã nói rằng, 3000 năm sau khi Pháp của Phật Thích Ca được lưu truyền, vào thời mạt pháp Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Chính Pháp, độ khắp chúng sinh. Thời mạt pháp mà Phật Thích Ca nói đến theo như lời dự ngôn của Ông, chính là lúc con cháu của ma vương sẽ khoác áo cà sa đi vào tự viện, phá hoại giáo Pháp, Phật Di Lặc sẽ bắt đầu truyền Chính Pháp. (Cách Am Di Lục của Hàn quốc ghi rằng: “ Tam thiên chi vận Thích Ca dự ngôn, đương mạt hạ sinh Di Lặc Phật” (Phật Thích Ca dự ngôn sau ba ngàn năm nữa, Phật Di Lặc sẽ hạ sinh vào thời mạt pháp), “Thích Ca chi vận tam thiên niên, Di Lặc xuất thế trịnh thị vận”. (Sau thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni ba ngàn năm, Phật Di Lặc sẽ xuất thế).
Phật Thích Ca trong Kinh Phật đã đích thân nói với các tín đồ của Ông rằng, 3000 năm sau, Pháp của Ông không thể độ nhân được nữa. Vì vậy Đại Ca Diếp đã tuân thủ lời của Phật Thích Ca, ở tại núi Kê Túc đợi “Từ thị” Di Lặc, để giao Phật y cho Ngài, chính là ý nghĩa này. Một khi đã giao Phật y xong thì đã hoàn thành nhiệm vụ, không tiếp tục quản lý tín ngưỡng Phật giáo ở nhân gian nữa, hoàn toàn giao cho Phật Di Lặc.
Trong Phật giáo có khái niệm quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật. Bởi vì các vị Phật khác nhau sẽ dùng Phật Pháp mà tự mình chứng ngộ được để cứu độ chúng sinh. Do đó, Phật Di Lặc sẽ không lặp lại lời của Phật Thích Ca, Phật Thích Ca cũng không có bất kì sự can thiệp nào đối với Phật Di Lặc. Một ví dụ không thật khớp lắm, chẳng hạn như chức vị trong người thường, một khi hai bên đã bàn giao xong, thì vì quyền hạn và sự tôn trọng, nên người tiền nhiệm sẽ không nhúng tay vào các công việc của người hiện tại đảm đương chức vụ đó, chính là đạo lí này.
Phật Di Lặc trong lời dự ngôn
Vào thời cổ Ấn Độ, trong Kinh Phật và Vệ Đà bản tập đều có lời dự ngôn: Hai vị Thánh giả vĩ đại là Chuyển Luân Thánh Vương và Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ giáng sinh ở nhân gian. Vào lúc Phật Thích Ca giáng sinh, thầy tướng đã nói rằng: Nếu Thái tử không xuất gia thì sẽ là một đời Chuyển Luân Thánh Vương; Nếu Thái tử xuất gia thì sẽ trở thành vạn thế chi Phật. Thích Ca xuất gia thành Phật, có thể biết rằng Ông không phải là Chuyển Luân Thánh Vương. Theo lời dự ngôn của Phật Thích Ca, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tu thành Phật Di Lặc, tuy không xuất gia nhưng vẫn có thể tu thành Thần Phật.
Trong Kinh Di Lặc Thượng Sanh có nói: “Ngã quốc thổ thổ, nhữ quốc thổ kim; ngã quốc thổ khổ, nhữ quốc thổ nhạc”, ý nghĩa là nếu Phật Thích Ca độ là chúng sinh, thì quốc thổ của Ông chính là đất; còn Phật Di Lặc độ chính là Vương và Chủ của các thế giới Phật, quốc thổ của Ngài chính là vàng. Phật Thích Ca dùng đất và vàng để ví dụ về Phật lực quảng đại của Phật Di Lặc tương lai.
Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn thời nhà Minh đã nói rằng: vào thời kỳ mạt Pháp, Chân Phật Di Lặc sẽ không ở trong chùa chiền đạo quán, cũng không giáng sinh nơi hoàng cung, quan phủ, mà sẽ giáng sinh vào một gia đình bần hàn. Pháp mà Phật Di Lặc truyền vô cùng rộng lớn, đến cả Phật Đạo Thần trên thiên thượng cũng muốn kinh qua con đường tu luyện Chính Pháp này, nếu không thì sẽ bị tước bỏ quả vị. Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn viết: “Nãi thị vị lai Phật, hạ phương truyền đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, bất ngộ kim tuyến chi lộ, nan thoát thử kiếp, tước liễu quả vị, mạt hậu Lặc phong bát thập nhất kiếp” (Phật tương lai, hạ thế truyền Đạo, chư Phật chư Tổ khắp trên trời dưới đất không gặp được con đường kim tuyến, khó tránh kiếp nạn này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp).
Trong Thôi Bối Đồ của Lưu Bá Ôn có nói đến Phật Di Lặc từ biệt Thiên Đế hạ thế truyền Pháp, chư Thần cùng với Ngài hạ xuống thế gian để trợ giúp Ngài chính Pháp. Phật Di Lặc trong lúc từ biệt Thiên Đế đã nói rằng: “Sau khi tôi đến đó chỉ truyền Tam Tự Tam Pháp (Pháp 3 chữ) của mình, vạn Pháp tất quy nhất, Pháp chính Càn Khôn, không lập nhân luân, vĩnh viễn không hồi Thiên”, đồng thời còn nói rằng thân xác phàm của Ngài sẽ lấy mộc tử làm họ.
Cách Am Di Lục của Hàn Quốc dự ngôn rằng: Thánh nhân họ là mộc tử (họ Lý), (chữ mộc là 木 và chữ tử là 子, ghép thành chữ Lý 李),tuổi thỏ, sinh vào tháng 4 tại phía Bắc của Tam Bát Cấp (ranh giới giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên), dưới chân núi Tam Thần (tức núi Trường Bạch thuộc thành phố Công Chúa Lĩnh)… Thánh nhân này là Vương của vạn Vương trên Thiên Thượng, tức là Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ xuống nhân gian xưng là Phật Di Lặc.
Phần “Đại thẩm phán” trong Thánh Kinh có nói đến thời mạt kiếp sẽ có Đấng Messiah hạ thế cứu rỗi chúng sinh. Thông qua sự nghiên cứu và phiên dịch của bậc thầy quốc học nổi tiếng Quý Tiện Lâm và học trò của ông là giáo sư Tiền Văn Trung, họ phát hiện rằng Phật Di Lặc và Cứu Thế Chủ Messiah là cùng một người. Kinh Phật thời kì đầu được viết bởi ngôn ngữ Trung Á và cổ Tân Cương, hoàn toàn không phải là tiếng Phạn Ấn Độ quy phạm. “Di Lặc” trong tiếng Phạn được gọi là Maitreya, trong tiếng Pali được gọi là Metteyya. Đấng Cứu Thế mà phương Tây chờ đợi, dịch sang tiếng Anh là Messiah, được dịch từ Masiah của tiếng Do Thái (có lúc được viết là Mashiach). Do đó, hoàn toàn có thể tin rằng Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người.
Messiah được miêu tả trong Kinh Thánh là “Vương của Vạn Vương, Chủ của Vạn Chủ”. Cách nói này gần như giống hệt với lời của Phật Thích Ca và Lưu Bá Ôn, tức là “chư Phật chư Tổ”, “các tinh tú trên bầu trời, các vị La Hán Chân nhân, các hàng Bồ Tát đầy khắp thiên thượng đều ở dưới Phật Di Lặc”.
Lời kết
3000 năm trong lời dự ngôn đã đến, hoa Ưu Đàm Bà La trong lời dự ngôn đã nở khắp nơi trên thế giới, điều này chứng minh rằng Phật Di Lặc đã hạ thế, Chuyển Luân Thánh Vương đang truyền Pháp độ nhân, cũng nói lên rằng Đại Ca Diếp đã hoàn thành ủy thác của Phật Thích Ca, giao Phật y cho Phật Di Lặc. Đời này lúc này, đã là thời điểm Phật Di Lặc bắt đầu truyền Chính Pháp, cũng chính là lúc địa cầu bước vào thời kỳ tịnh hóa được nhắc đến trong lời dự ngôn của người Maya. Khi các tình tiết bí ẩn trong các lời dự ngôn trở thành hiện thực rõ ràng, bạn đã bước lên con thuyền cứu thế của Chuyển Luân Thánh Vương hay chưa?
Xem thêm:
Tượng tăng nhân hiển lộ mười hai hình tướng Bồ Tát trên khuôn mặt
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ