Người nước ngoài học tiếng Trung vì muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Văn hóa luôn được coi là biểu tượng cho sự thịnh vượng văn minh một dân tộc hay quốc gia. Vì ngôn ngữ là cốt lõi của văn hóa, nên tốc độ và phạm vi lan truyền của nó được coi là mức độ mà một nền văn hóa có ảnh hưởng trên thế giới. Trong mười năm qua, ngày càng nhiều người nước ngoài bắt đầu học tiếng Trung Quốc vì họ tu luyện Pháp Luân Công.
Trong lịch sử cũng đã từng có hiện tượng như vậy. Khi xưa, Đường Huyền Trang đã đến Ấn Độ để thỉnh Phật Pháp chân chính nhằm truyền bá Phật giáo ở Trung Quốc. Chỉ sau khi đã thành thạo tiếng Phạn, Đường Huyền Tăng mới có thể đóng góp to lớn như vậy. Hòa thượng Giám Chân đã du hành về phía đông sáu lần, ông được tôn kính là ông tổ đầu tiên của phái Luật Tông của Nhật Bản. Sự tiếp thu và phát huy văn hóa ưu tú thời Đường đã tạo nên sự hưng thịnh tỏa sáng qua các thời đại. Lúc bấy giờ, châu Âu, Trung Đông, Nhật Bản và các nơi khác phái người đến Trường An du học, các nước lân cận lấy Trung Quốc làm quốc chủ, các quốc gia đều đến. Những người ngoại tộc muốn giao hảo với Đại Đường mà không thể nói tiếng Trung Quốc thì chỉ có thể thông qua một phiên dịch viên. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với thế giới có thể được nhìn thấy rõ ràng từ các nghi lễ và trên chữ viết của các nước láng giềng hiện nay. Pháp Luân Công bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, ngày nay đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên thế giới, có thể thấy rõ điều này qua hiện tượng người nước ngoài học tiếng Trung vì họ tu luyện Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được giới thiệu bởi ông Lý Hồng Chí tại Trường Xuân vào năm 1992. Cho đến nay, hơn 100 triệu người trên thế giới đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Các kinh sách của Pháp Luân Công đã được dịch ra 39 thứ tiếng và phổ truyền đến hơn 100 quốc gia, cho thấy tầm ảnh hưởng của Pháp Luân Công trên thế giới. Bởi vì những cuốn sách này được biên soạn/dịch từ tiếng Trung Quốc, nên khá nhiều học viên Pháp Luân Công người nước ngoài đã bắt đầu tìm học tiếng Trung Quốc.
Đó là cách Thomas – một người Pháp bắt đầu học tiếng Trung Quốc. Anh ấy nói: “Khi tôi bắt đầu bước vào tu luyện, chúng tôi không có sách “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Anh chứ chưa nói đến tiếng Pháp. Vì vậy, trong khoảng năm đầu tiên, chúng tôi đã tập các động tác của Pháp Luân Công và giao tiếp với các học viên Pháp Luân Công người Trung Quốc. Chúng tôi cũng đi đến những nơi khác nhau để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi chỉ biết các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và các bài công pháp của Pháp Luân Công. Thế nên khi tôi nhận được bản dịch Chuyển Pháp Luân vào tháng 9 năm 1996, tôi đã nhanh chóng đọc hết một lượt quyển sách trong lần đầu tiên.”
“Vào thời điểm đó, tôi muốn đến Châu Á để học tiếng Trung Quốc. Vì có quá nhiều tài liệu của Pháp Luân Công mà tôi không thể đọc hiểu được, rất nhiều bài giảng Pháp ở các Pháp hội và kinh văn của Pháp Luân Công. Cho nên tôi cảm thấy thiếu một thứ gì đó. Mặc dù tôi có cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng tôi không thể hiểu được nhiều kinh sách bằng tiếng Trung khác đã được xuất bản. Vì thế nên tôi quyết định học tiếng Trung.”
Đầu năm 1999, Thomas khi đó mới ngoài hai mươi tuổi một mình đến Trường Xuân, vừa luyện công vừa học tiếng Trung và làm việc. Anh ấy nói: “Tôi đang học tiếng Trung tại Đại học Sư phạm Đông Bắc và luyện công tại Đại học Cát Lâm vào buổi sáng. Tôi dạy tiếng Anh tại một trường tư thục trực thuộc Đại học Sư phạm Đông Bắc. Các sinh viên đều từ 15 đến 20 tuổi. Tôi là người phương Tây duy nhất là học viên Pháp Luân Công ở đó, vì vậy tôi phải học nói tiếng Trung thật nhanh. Trong nhóm học Pháp, tôi đã mang bản tiếng Trung của cuốn Chuyển Pháp Luân để học cùng các học viên Trung Quốc. Khi các học viên Trung Quốc đọc, tôi có thể học theo họ. Tôi có thể hiểu từng từ một. Sau khi về nhà, tôi đọc lại bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Bởi vì tôi cảm thấy rằng đôi khi không thể dịch hoàn chỉnh một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời ở đó.”
Cũng có một người Ba Lan tên là Thomas bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân vào mùa hè năm 2003. Thomas đã luôn cảm thấy rằng từ khi còn nhỏ cần học ngoại ngữ gấp, và bây giờ anh ấy đã thành thạo một số ngôn ngữ. Kinh nghiệm tự học ngoại ngữ khiến anh tin rằng một người có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào. Vì vậy, sau khi bắt đầu học Pháp Luân Công một thời gian, anh ấy quyết định bắt đầu tự học tiếng Trung Quốc, sử dụng phương pháp học ngôn ngữ khác của mình – đọc cho đến khi anh ấy hiểu nó. Ban đầu anh ấy học Chuyển Pháp Luân với sự trợ giúp của bính âm và từ điển. Thông qua việc dịch từng từ và đọc đi đọc lại và ghi nhớ, anh ấy đã học được từng đoạn một trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau khi đọc xong toàn bộ cuốn sách một lượt, thì quay lại từ đầu để đọc tiếp. Sau một hoặc hai tháng, anh ấy bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, phiên bản tiếng Ba Lan của cuốn Chuyển Pháp Luân đã trong giai đoạn hiệu đính được vài năm, nhưng vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn để xuất bản. Thomas đột nhiên nghĩ rằng anh có thể giúp dịch trực tiếp “Chuyển Pháp Luân” từ tiếng Trung sang tiếng Ba Lan. Thông qua nỗ lực của anh và các học viên Pháp Luân Công khác, vào tháng 9 năm 2007, cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Ba Lan lần đầu tiên được xuất bản tại thủ đô Warsaw, từ đó mọi người cũng có thể mua cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Ba Lan ở các hiệu sách rất tiện lợi cho những ai muốn học Pháp Luân Công.
Ông Triệu Liên Hạo, người Hàn Quốc, năm nay đã ngoài 50 tuổi. Ông từng làm thẩm phán ở Hàn Quốc trong 20 năm, sau đó sang Hoa Kỳ làm luật sư trong hai năm. Sau khi trở về Hàn Quốc, ông làm việc trong một công ty luật đa quốc gia. Hiện ông là chủ tịch của công ty khoáng sản của Tanzania. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, ông ấy rất phấn khởi, ông ấy thực sự biết rằng mình đã đắc được Đại Pháp – điều mà ông ấy chưa từng biết trước đây. Ông biết rằng người sáng lập Pháp Luân Công – ngài Lý Hồng Chí là người Trung Quốc và tất cả các sách Đại Pháp đều được viết bằng tiếng Trung. Để hiểu sâu hơn về Đại Pháp, ông ấy đã đến Đại học Sư phạm Đài Loan để học tiếng Trung vào tháng 5 năm 2011. Ông ấy nói một cách chân thành rằng: ” Ngày đó tôi đã thức trắng đêm để đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân. Khoảnh khắc phấn khích đó thường lại xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Ba mươi năm qua, tôi thường tự hỏi trong lòng mình, “Pháp” rốt cuộc là gì? “Pháp” này tất nhiên không phải chỉ là phép tắc trong cuộc sống con người chúng ta, mà là chân lý. Chân lý này đều có trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân”
Những người nước ngoài học tiếng Trung do tu luyện Pháp Luân Công đã tiến bộ rất nhanh trong việc học ngoại ngữ của họ. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, 36 học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã đến Thiên An Môn để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự kiện này đã gây chấn động thế giới. Trong số đó có một người Mỹ, Rise Le Misch, một sinh viên đại học ở Los Angeles. Mặc dù anh ấy chỉ mới tu luyện Pháp Luân Công được mười tháng, nhưng anh ấy đã có mức độ lý giải rất sâu về Đại Pháp. Anh Leeshai Lemish chỉ sau ba tháng học tiếng Trung đã có thể giao tiếp nói tiếng Trung với các học viên Trung Quốc khác được hơn 80% rồi.
Một số học viên Pháp Luân Công không học tiếng Trung Quốc, nhưng để bày tỏ sự phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, họ cũng đã học một số câu ngắn. Trong số 36 học viên Pháp Luân Công đã đến Thiên An Môn để kháng nghị, còn có một học viên Pháp Luân Công người Canada là Trạch Nông, khi bị cảnh sát bắt giữ, Trạch Nông đã hét lớn bằng tiếng Trung Quốc: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Âu Châu biết, Canada biết, Hoa Kỳ biết. Tôi biết, cả thế giới đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”
Một số học viên Pháp Luân Công phương Tây nhận thức rõ về sự tà ác của cuộc bức hại này của ĐCSTQ sau khi họ học tiếng Trung Quốc. Họ cũng đã một mình đến Trung Quốc để nói cho người dân Trung Quốc biết sự thật về cuộc bức hại của Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công người Hà Lan Peter Falk bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2003. Để hiểu được nguyên tác của Pháp Luân Công, anh ấy đã tự học tiếng Trung vào năm 2004. Anh đến Trung Quốc vào năm 2005 để du lịch và cải thiện khả năng nói tiếng Trung của mình. Trong quá trình này, anh ấy cũng muốn nói cho người Trung Quốc biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bởi vì anh ấy nói với người Trung Quốc sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nên anh ấy đã bị cảnh sát của ĐCSTQ bắt và trục xuất.
Hiện tại những người nước ngoài muốn học tiếng Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công cũng khó có thể đến Trung Quốc đại lục vì ĐCSTQ vẫn đang bức hại Pháp Luân Công.
“Đài Loan sử dụng chữ Hán chính thống và văn hóa của họ không bị ảnh hưởng bởi Trung Cộng”. Hengis, một người Anh đã đến Đài Loan để học tiếng Trung trong mười tháng vào năm 2008, nói rằng văn hóa Trung Hoa thuần chính là lựa chọn ban đầu của anh khi bắt đầu cho việc học tiếng Trung.
Robertson, 23 tuổi, đến Đài Loan từ Úc để học tiếng Trung vào tháng 7 năm 2008 nói rằng: “Tôi nghĩ học tiếng Trung bằng Chuyển Pháp Luân rất sâu sắc, bởi vì đó là những lời nguyên gốc Sư phụ đã giảng, và đôi khi tôi cảm thấy năng lượng rất lớn ,có một cảm giác không thể nói nên lời.” Anh ấy đề cập đến cảm giác của mình khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Trung với các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan. Nhờ học tiếng Trung, anh ấy hiểu sâu hơn về nội hàm trong các bài giảng của cuốn Chuyển Pháp Luân, và anh ấy cũng hiểu rõ hơn về những phần mà bằng tiếng Anh không thể nói rõ được.
Còn có một sinh viên đến từ Bỉ mới 19 tuổi, tên tiếng Trung là Phạm Đức Bang, có thể nói 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Bang đến Đài Loan vào tháng 8 năm 2009. Mục đích của việc học tiếng Trung là để hiểu được phiên bản tiếng Trung của cuốn Chuyển Pháp Luân. Anh ấy cũng hy vọng có thể nói lên sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ trực tiếp cho khách du lịch đại lục bằng tiếng Trung: “Một lần tôi đã đến Hồ Nhật Nguyệt để luyện công, tôi nghe thấy rất nhiều du khách từ đại lục ngạc nhiên và xì xào “thật hay là giả vậy “? Khi tôi đang luyện công ở Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn. Tôi cũng cảm thấy rất nhiều ánh đèn nhấp nháy và nhiều người đang chụp ảnh xung quanh tôi. Vì vậy, tôi biết mình có thể làm được nhiều hơn thế. Hãy để khách du lịch đại lục tận mắt chứng kiến. Hóa ra Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền đến hơn 100 quốc gia.”
Cũng có một số trẻ em người gốc Hoa ở nước ngoài không còn nói được tiếng Trung Quốc nữa, nhưng vì cha mẹ họ đã tu luyện Pháp Luân Công nên đã hướng dẫn con cái học tiếng mẹ đẻ của mình.
Helen và Andy là những cô gái trẻ tu luyện Đại Pháp, sinh ra ở thành phố Adelaide – Úc. Bố mẹ họ rất coi trọng việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cả gia đình đọc cuốn Chuyển Pháp Luân mỗi ngày. Người mẹ thường nói với các con: “Học sinh phương Tây đang cố gắng học tiếng Trung để có thể hiểu được lời dạy của Sư phụ, chúng ta là người Trung Quốc mà tại sao không học được lời dạy của Sư phụ bằng tiếng Trung chứ?” Hai chị em Helen và Andy đã tiến bộ nhanh chóng và có thể đọc thuộc nhiều kinh văn.
Một học viên Pháp Luân Công Trung Quốc ở New York đã nói cho đồng bào đại lục của mình sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một du khách đại lục nói rằng ông ấy thật mất mặt về người Trung Quốc mà lại đi phản đối đất nước của chính mình. Cô ấy nói: “Thưa ông, ông đã nói sai rồi ạ. Tôi yêu đất nước của tôi. Ông thấy đấy, tôi đã gửi hai đứa con đi học tiếng Trung Quốc, học 5 ngày trong 1 tuần. Sau giờ học tiếng Anh, tôi lại đến trường để học tiếng Trung Quốc trong hai giờ. Chúng được sinh ra tại Hoa Kỳ nhưng vì là người Trung Quốc nên cần hiểu về tiếng Trung Quốc.”
Ai đang làm mất mặt người Trung Quốc? Một số người miệng thì nói tiếng Trung Quốc, nhưng trong đầu họ chứa đầy những logic, tư duy của văn hóa Đảng tà ác của ĐCSTQ. Mặc dù những người này mang huyết thống là người Trung Quốc, nhưng về mặt tư tưởng họ là con cháu của Marx – Lenin. Mà những gì thực sự đại diện cho tinh hoa văn hóa Trung Quốc, cho dù ĐCSTQ có bóp méo đi như thế nào, vẫn không thể ngăn cản mọi người khắp nơi trên thế giới tìm hiểu. Sự truyền bá của Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới đã góp phần đưa tinh hoa văn hóa Trung Quốc hồi sinh huy hoàng và ngày càng nhiều người học tiếng Trung Quốc nhờ tu luyện Pháp Luân Công.
Mạnh Hải biên dịch
Xem thêm: