Nông dân Đức tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, chỉ trích các quy định nghiêm ngặt
Hôm thứ Ba (09/01), hơn 10,000 nông dân Đức đã sử dụng khoảng 5,000 máy kéo để khiến khu vực trung tâm Berlin bị đình trệ. Họ đã tụ họp cùng nhau tại Cổng Brandenburg gần Nghị viện Đức để phản đối những chính sách nông nghiệp của Đức và Liên minh Âu Châu (EU) mà họ cho rằng đang khiến họ bị phá sản và buộc những nông dân trẻ phải rời bỏ đất đai.
Landwirtschaft in Deutschland braucht Unterstützung und eine Zukunftsperspektive ohne Überregulierung und Verbotspolitik. Kooperativer Naturschutz muss der Weg sein. #Bauernprotest in Berlin pic.twitter.com/Jy7HeDQslV
— Deutscher Bauernverband e.V. (@Bauern_Verband) November 26, 2019
Nhiều máy kéo đã di chuyển theo đoàn trong nhiều ngày để đến Berlin và những chiếc xe đầu tiên đã đến thủ đô nước Đức từ tỉnh bang Brandenburg gần đó trước bình minh hôm thứ Ba. Nhiều khu vực rộng lớn của thành phố đã bị những đoàn xe di chuyển chậm chạp này chặn lại và những người nông dân đang dự định gây ra tình trạng gián đoạn hơn nữa khi họ rời khỏi khu vực này vào giờ cao điểm buổi tối. Cảnh sát ở Brandenburg cho biết đã có hai vụ tai nạn giao thông do xe hơi cố gắng vượt qua đoàn xe đầu kéo trên đường tới Berlin.
Các tổ chức nông dân tuyên bố rằng các hạn chế môi trường mới do chính phủ liên minh của Đảng Liên Minh Dân Chủ Cơ Đốc Giáo (CDU) và Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD) trù tính đang khiến nông dân nước này không thể cạnh tranh với hàng nhập cảng từ các quốc gia không tuân thủ các biện pháp kiểm soát tương tự. Nhiều nước như vậy có thể xuất cảng nông sản của mình sang các quốc gia EU như Đức. Nông dân cũng bày tỏ sự thất vọng khi bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề môi trường, từ phúc lợi động vật, vấn đề nitrat trong nước ngầm cho đến biến đổi khí hậu.
Giá nông sản thấp, các thủ tục quan liêu, và ngày càng có nhiều người rời bỏ đất đai có nghĩa là nghề nông ở Đức đã trở nên kém hấp dẫn hơn đáng kể. Hơn nữa, những lời kêu gọi từ các nhóm vận động hành lang vì môi trường và quyền động vật có nhiều tiếng nói ở Đức về các tiêu chuẩn chăn nuôi gia súc, xả bùn thải và chất thải động vật trên đất nông nghiệp, cũng như định mức khí thải methane từ động vật nhai lại tiếp tục gia tăng, gây thêm áp lực cho nông dân và hệ thống nông nghiệp.
Một cuộc khảo sát do Bộ Môi trường Đức (UBA) thực hiện hồi năm 2018 cho thấy 65% người Đức xem mất đa dạng sinh học là “một vấn đề rất nghiêm trọng mà nông nghiệp nội địa phải đối mặt,” với hơn 50% số người được hỏi cũng lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ sâu, tình trạng ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước uống gia tăng do bón phân quá nhiều, và thoái hóa đất do độc canh.
68% der Befragten der neuen #Umweltbewusstseinsstudie des #UBA wünschen sich mehr Achtung von #Umwelt und #Klimaschutz in der #Landwirtschaft. 78% der Befragten meinen, dass die aktuelle #Agrarpolitik das nicht leistet. Was daraus folgen muss? #Agrarpolitik jetzt reformieren! pic.twitter.com/O8Ys7Mis6d
— DNR Biodiversität (@DNR_biodiv) May 28, 2019
Thậm chí đã những báo cáo (pdf) về việc học sinh xuất thân từ nông dân bị những kẻ bắt nạt xa lánh vì các em sinh ra trong các gia đình làm nông. Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Nông thôn Wurttemberg-Hohenzollern, bà Juliane Vees, cho rằng các bài giảng tại các trường công lập không còn trung lập hay cân bằng nữa. Theo một tuyên bố, tài liệu giảng dạy thiên vị từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), thông tin sai lệch trong sách giáo khoa hoặc quan điểm cá nhân của giáo viên trong giờ học ở trường có thể tạo ra thái độ tiêu cực đối với nông dân và con em của họ. Bà Vees cho biết, “Nếu giáo viên thực sự mời đại diện của các tổ chức bảo vệ quyền động vật hoặc phúc lợi động vật cấp tiến đến trường, thì hoàn cảnh xuất thân có thể trở thành một vấn đề đối với các em có xuất thân từ gia đình nông dân.”
Kế hoạch hành động
Hồi tháng 09/2023, nội các của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khởi xướng Chương trình Hành động mới về Bảo vệ Côn trùng (pdf) “nhằm đảo ngược xu hướng suy giảm số lượng côn trùng và sự đa dạng loài.” Mặc dù kế hoạch ràng buộc về mặt pháp lý này sẽ cung cấp kinh phí để tạo ra và khôi phục môi trường sống cho côn trùng cũng như các vành đai xanh ở thành phố, nhưng cũng sẽ hạn chế hơn nữa việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón nhân tạo mà nông dân cho rằng cần thiết để sản xuất mọi sản phẩm từ trái cây, rau quả cho đến cây trồng và thức ăn chăn nuôi — cũng như một lượng lớn bắp mà các nhà máy phân hủy trên khắp nước Đức dùng để sản xuất ra khí sinh học để cung cấp nhiên liệu cho cái gọi là “quá trình chuyển đổi năng lượng” của nước này sang các nguồn năng lượng thải ra ít carbon hơn.
Trong số các hóa chất bị cấm có glyphosate, thành phần hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup.
Theo bà Svenja Schulze, Bộ trưởng Môi trường Đức đương thời, “Chương trình hành động này cung cấp cho chúng tôi một gói các biện pháp để đề ra chính xác những gì chính phủ Đức sẽ làm nhằm ngăn chặn sự suy giảm về mặt số lượng và sự đa dạng của côn trùng. Tôi đặc biệt vui mừng vì chúng ta cũng có thể bảo vệ tốt hơn côn trùng trong nông nghiệp: Chính phủ Đức sẽ cấm sử dụng glyphosate ngay khi luật pháp Âu Châu cho phép sử dụng chất này vào năm 2023, và sẽ hạn chế đáng kể việc sử dụng chất này trước đó. Ít ra thì việc giảm sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác cũng là một việc quan trọng không kém đối với bảo vệ côn trùng. Chúng tôi muốn phát triển mọi thứ có lợi và tránh bất cứ thứ gì gây hại cho côn trùng.”
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Đức (BMEL), khoảng một nửa diện tích nước này được sử dụng cho mục đích sản xuất lương thực, và trung bình một người nông dân đang nuôi sống khoảng 150 người. “Chúng ta phải nuôi sống tất cả mọi người, đồng thời quản lý các nguồn lực của mình để có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn trong tương lai,” Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Klöckner cho biết. “Đó là yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại. … Nhưng để làm được điều đó thì nền nông nghiệp của chúng ta cần phải được trợ cấp. Chúng ta cần thảo luận về việc chúng ta có thể tài trợ cho các dịch vụ gia tăng này như thế nào.”
Bà Klöckner cho biết Ủy ban EU đã thắng Đức trong một vụ kiện về chất lượng nước vào năm ngoái (2023). Nhiều trạm giám sát của EU ở Đức vẫn đo được nồng độ nitrat trong nước ngầm ở mức trên ngưỡng 50 mg/lít, vốn là mức giới hạn được cho phép. Bà nói, nếu nước ngầm không được bảo vệ tốt hơn trước tình trạng ô nhiễm nitrat từ phân bón nhân tạo, thì người đóng thuế ở Đức sẽ phải đối mặt với mức phạt hàng ngày lên tới 880,000 USD, tương đương với khoảng 330 triệu USD mỗi năm.
Tuy nhiên, nông dân Đức khẳng định rằng họ chưa được tham vấn đầy đủ về những thay đổi sẽ gây ra hậu quả lớn về khả năng duy trì hoạt động sản xuất của họ.
Thanh Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times