Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Tiếp theo: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Mục lục chương 4:
Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần
1. Thuyết tiến hóa bỏ qua phương diện tinh thần
1.1 Nội tạng nhân thể mà con người nhìn thấy
1.2 Tế bào người dưới kính hiển vi
1.3 Kết cấu vi quan hơn của nhân thể
1.4 Hạn chế của khoa học thực chứng
1.5 Nghiên cứu của văn hóa truyền thống đối với tinh thần và năng lượng của con người
2. Tinh thần là một loại tồn tại vật chất
2.1 Điện não đồ trắc nghiệm được tinh thần
2.2 Phiên bản hiện đại của “độc tâm thuật”
2.3 Tinh thần có thể di truyền
2.4 Tinh thần có thể chuyển dịch
3. Tinh thần tồn tại tương đối độc lập với bộ não
3.1 Gợi ý từ “Nghiên cứu về các nữ tu”
3.2 Nghiên cứu về “người không não”
3.3 Ý thức của con người rốt cuộc đến từ đâu?
3.4 Người từng đạt giải Nobel cho rằng tinh thần (hay linh hồn) tồn tại độc lập với bộ não
3.5 Tinh thần chỉ huy bộ não
3.6 Tinh thần của con người không thể từ tiến hóa mà thành
4. Tinh thần có thuộc tính năng lượng
4.1 Cơ thể con người có trường năng lượng
4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người
5. Tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5.1 Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào
5.2 Căng thẳng và cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe
5.3 Tính cách ảnh hưởng đến sức khỏe
5.4 Quan niệm đạo đức ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5.5 Ngồi thiền có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
5.6 “Quan điểm toàn diện về thân và tâm” với tinh thần làm chủ đạo
Có thể có người sẽ cho rằng những chuyện về “tinh thần” không liên quan gì đến “thuyết tiến hóa.” Kỳ thực là có mối liên quan rất quan trọng. Bởi vì hơn một trăm năm qua, con người đã bị khoa học thực chứng giới hạn, đã bị giả thuyết tiến hóa tẩy não thời gian dài, nên một khi nhắc đến con người, họ chỉ nghĩ đến thân xác thịt mà mắt người có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, họ không biết rằng tinh thần con người là một loại vật chất đặc biệt mà mắt người không nhìn thấy, là một bộ phận trọng yếu cấu thành nên con người. Tinh thần mới là bản chất của cơ thể con người.
Tại một vấn đề trọng đại như nguồn gốc của con người, nguồn gốc của tinh thần con người đã bị Darwin cố tình bỏ qua trong cuốn “Nguồn gốc các loài”, giả thuyết tiến hóa căn bản không giải thích được tinh thần đến từ đâu. Chúng tôi sẽ tiếp tục nói về các thuộc tính của tinh thần và vai trò quan trọng của nó đối với sức khỏe con người trong Chương 4 (Phần 2). Câu trả lời cuối cùng về nguồn gốc của nhân loại – rốt cuộc con người đến từ đâu – sẽ tiếp tục được thảo luận xuyên suốt loạt bài viết, cho đến khi toàn bộ câu trả lời được tiết lộ.
4. Tinh thần có thuộc tính năng lượng
Tinh thần không chỉ có những thuộc tính vật chất mà còn có những thuộc tính năng lượng đặc biệt, có thể tác động đến trường năng lượng của con người.
4.1 Cơ thể con người có trường năng lượng
Tư tưởng chỉ đạo của khoa học thực chứng hiện đại là “nhìn thấy mới tin,” nhưng thế giới vật chất mà mắt người có thể nhìn thấy lại vô cùng hạn chế.
Khi ánh sáng chiếu vào một vật, một phần ánh sáng sẽ bị vật đó hấp thụ, một phần khác sẽ bị phản xạ hoặc khúc xạ. Sở dĩ con người có thể nhìn thấy vật thể là vì ánh sáng do vật thể phản xạ hoặc khúc xạ đi vào mắt người và truyền đến vùng thị giác tương ứng của não thông qua dây thần kinh thị giác, từ đó tạo ra thị giác.
Ánh sáng là một loại sóng điện từ, toàn bộ quang phổ điện từ từ tần số thấp đến tần số cao lần lượt là sóng vô tuyến, sóng vi ba, tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia cực tím, tia X và tia gamma. Giữa các sóng điện từ khác nhau, tần số của phổ điện từ có thể khác nhau rất nhiều, từ vài Hertz đến ít nhất 10²⁰ Hertz.
Ánh sáng mà mắt người nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ của quang phổ điện từ [328], từ ánh sáng đỏ có bước sóng khoảng 700 nanomet (nm, hoặc một phần tỷ mét) đến ánh sáng tím có bước sóng khoảng 400 nanomet. Những ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy cũng tương ứng với thế giới mà con người không thể trực tiếp phát hiện được bằng mắt thường.
Sự tồn tại của trường năng lượng của con người có thể được phân tích từ lý thuyết vật lý. Ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt. Nó vừa là sóng vừa là hạt. Chúng ta đã nói về rất nhiều hạt, còn sóng ánh sáng là một loại năng lượng, và lượng tử là đơn vị tự nhiên của năng lượng [329].
Nhà vật lý nổi tiếng thế giới người Mỹ gốc Do Thái Albert Einstein (1879-1955) cho biết, bất kỳ vật chất nào cũng có năng lượng và khối lượng. Năng lượng (Energy, viết tắt là E) và khối lượng (Mass, viết tắt là M) là hai hình thức thể hiện khác nhau của cùng một vật thể. Phương trình chuyển đổi khối lượng-năng lượng E=mc2 do Einstein đưa ra đã được áp dụng trong vật lý hiện đại mãi cho đến ngày nay. [330]
Trong vật lý học, năng lượng là chỉ khả năng thực hiện công. Bất kỳ cấu trúc vật chất nào cũng có sự phân bố năng lượng, với đặc tính là năng lượng cao chuyển sang năng lượng thấp. Dòng năng lượng có thể tạo ra hiệu quả sinh ra công. Vì vậy, năng lượng cũng là khả năng lưu chuyển của cấu trúc vật chất. Hay nói một cách tổng quát hơn, bất kỳ sự phân bố cấu trúc vật chất nào trong thời không cũng đều có sự phân bố năng lượng. Do đó, năng lượng cũng có thể được định nghĩa là thước đo mức độ thay đổi của sự phân bố vật chất trong thời không, được sử dụng như một đặc trưng của khả năng thực hiện công trong hệ thống vật lý.
Năng lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mọi dạng năng lượng đều có liên quan với sự chuyển động. Dựa theo các hình thức chuyển động khác nhau của vật chất, năng lượng có thể tồn tại ở dạng cơ năng (thế năng, động năng), nhiệt năng, điện năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân hoặc các dạng khác. Những dạng năng lượng khác nhau này có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Ngoài ra, còn có nhiệt và công, tức là năng lượng trong quá trình truyền từ vật này sang vật khác. Ví dụ, khi năng lượng được truyền đi, nhiệt lượng được truyền có thể trở thành nhiệt năng, còn công thực hiện có thể biểu hiện ra dưới dạng năng lượng cơ học. [331]
Hơn 200 năm nghiên cứu lý sinh hiện đại từ cuối thế kỷ 18 đến nay đã cho thấy rằng, cơ thể con người có thể phát ra các hạt electron và photon, tạo ra ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi cơ thể con người ở trong trường điện từ, sự phát xạ của các hạt này có thể chụp lại được. Đây là bằng chứng rất xác thực về trường năng lượng của cơ thể con người.
Năm 1777, nhà vật lý người Đức George Lichtenberg (1742-1799) đã ghi lại được một quá trình phóng điện đặc biệt trong điện trường cao áp. Hình ảnh nó tạo thành bên trong một số vật thể có dạng giống như bụi cây, sau này được gọi là “hình Lichtenberg” (Lichtenberg figures). [332]
Năm 1888, nhà vật lý người Séc Navratil đã dùng từ “điện đồ” (eletrography) để mô tả hình ảnh này.
Vào những năm 90 của thế kỷ 19, khoa học gia người Belarus J. Narkevich-Yodko đã chụp được hơn 1,500 bức “điện đồ” của ngón tay người, lá cây và hạt. Ông đã có nhiều bài diễn văn và báo cáo học thuật với các chuyên gia trong giới y tế và khoa học ở St. Petersburg, Berlin, Vienna, Paris v.v.
Năm 1939, vì rất quan tâm đến hiện tượng cơ thể con người phát ra ánh sáng trong điện trường, nhà phát minh Semyon Kirlian (1898-1978) đã tiến hành nhiều thí nghiệm và nghiên cứu khác nhau. Ông đã phát minh ra kỹ thuật “Chụp ảnh Kirlian” (Kirlian photography) [333].
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật chụp ảnh Kirlian là truyền dòng điện tần số cao vào một vật thể, khiến trường năng lượng của vật thể đó làm ion hóa không khí xung quanh và sinh ra ánh sáng khả kiến, sau đó sử dụng phim chụp ảnh để ghi lại ánh sáng này. Kiểu chụp ảnh này có thể hiển thị các hiệu ứng màu sắc khác nhau. [334]
Mặc dù phương pháp này không đủ ổn định [335], kích thước của chùm sáng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác nhau [336] như độ ẩm [337], nhiệt độ, áp suất, phim chụp ảnh, v.v., nhưng hiện tượng này mang tính lặp lại và đáng để mọi người chú ý, chỉ là phương pháp đang chờ cải tiến mà thôi.
Năm 1995, Giáo sư lý sinh người Nga Konstantin Korotkov đã phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh Kirlian tiên tiến hơn, ổn định hơn và không bị ảnh hưởng bởi môi trường – Kỹ thuật “Gas Discharge Visualization” (GDV). Ông Korotkov sở hữu 17 bằng sáng chế phát minh lý sinh và đã xuất bản hơn 200 luận văn chuyên môn. Cuốn sách tiêu biểu của ông – “Phân tích điện quang tử trong y học: Nghiên cứu điện sinh học GDV” – là bản tóm tắt ứng dụng điện sinh học GDV trong y học, bao gồm các luận văn tạp chí trong hội nghị và luận văn được thẩm định. [338]
Đồng tác giả của cuốn sách, Bác sĩ Y khoa Ekaterina Ykovleva, Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Y khoa Quốc gia ở Moscow, Nga, cũng đã xuất bản một số bài báo về chủ đề này.
Nghiên cứu của Korotkov cho thấy trường năng lượng của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự trao đổi cảm xúc và hoạt động tư duy v.v. Những hình ảnh dưới đây đều là từ cuộc phỏng vấn độc quyền của nhóm ấn bản sức khỏe của The Epoch Times với ông Korotkov.
4.1.1 Những người yêu nhau sẽ thực sự “phóng điện”
Giữa hai người yêu nhau, trường năng lượng của họ sẽ có sự tương tác. Các nghiên cứu đã phát hiện, khi hai người yêu nhau, các trường năng lượng phát ra từ đầu ngón tay sẽ giao hòa với nhau. Trường năng lượng của họ tỏa ra ánh sáng như tia chớp, liên kết lại một chỗ. Đó thực sự là cảm giác “điện giật” hay “phóng điện” như người ta thường nói. Còn nếu giữa hai người không có tình cảm thì trường năng lượng của họ sẽ không có sự giao hòa như vậy.
4.1.2 Khi thể hiện tình yêu sẽ truyền đi “năng lượng”
Ông Korotkov nhìn thấy từ những hình ảnh điện tử về trường năng lượng toàn thân của các đối tượng thử nghiệm: khi một người bày tỏ tình yêu với người khác, từ trên ảnh có thể thấy rõ ràng một khối năng lượng bay từ trái tim của người thể hiện tình yêu đến trái tim của đối phương.
Ông Korotkov cho biết sự truyền năng lượng này không chỉ có trong tưởng tượng, mà là sự truyền tải thực sự của “các cụm năng lượng vật chất.” Các cụm năng lượng này chứa nhiều dạng vật chất năng lượng khác nhau như electron, photon và sóng hạ âm v.v. Đây có lẽ là một trong những lý do tại sao khi một người bị bệnh, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn nếu có người yêu ở bên cạnh chăm sóc và bầu bạn.
4.1.3 Con người có thể cảm nhận được “trường năng lượng”
Tại sao “trực giác” của con người có thể cảm nhận được những thay đổi của người khác và bầu không khí xung quanh? Thông qua thí nghiệm chụp ảnh GDV, ông Korotkov còn chứng thực được rằng: cơ thể con người không chỉ có thể phát ra trường năng lượng mà còn có thể cảm nhận được trường năng lượng xung quanh thông qua trường năng lượng của chính mình.
Trong một thí nghiệm, ông Korotkov đã yêu cầu một người A ngồi trên ghế, và yêu cầu một người khác đến gần từ phía sau, đồng thời quan sát phản ứng của A. Kết quả cho thấy khi có người lạ đến gần từ phía sau, trường năng lượng của A hầu như không thay đổi. Khi các thành viên trong gia đình A tiếp cận A từ phía sau, trường năng lượng của A sẽ lập tức mạnh lên.
Khi người lạ đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm không thay đổi; khi người nhà hoặc người yêu đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm lập tức tăng lên. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)
4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người
4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người
Cơ thể con người có thuộc tính năng lượng, và loại trường năng lượng này có thể được chụp lại. Là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người, tinh thần cũng có thuộc tính năng lượng. Với các hoạt động suy nghĩ và trạng thái cảm xúc khác nhau, trạng thái năng lượng của cơ thể con người cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số bằng chứng khoa học về tác động của hoạt động tinh thần lên trường năng lượng của con người.
4.2.1 Nghe nhạc ảnh hưởng đến trường năng lượng
Rất nhiều người thích nghe nhạc, nhưng điều có thể rất nhiều người không ngờ tới là, các loại nhạc khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trường năng lượng và sức khỏe của cơ thể con người.
Ông Korotkov phát hiện, khi một người nghe nhạc rock, trường năng lượng của người đó sẽ tăng lên cao trong thời gian ngắn, sau đó không ngừng giảm, giảm xuống dưới cả giá trị ban đầu. Điều này cho thấy nhạc rock có tác động tiêu cực đến trường năng lượng của cơ thể con người.
Năm 2007, giáo sư Mark A Bellis từ Đại học Liverpool John Moores ở Anh quốc cùng những người khác đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên Tập san Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng (Journal of Epidemiology and Community Health). Đối tượng của nghiên cứu bao gồm 1,064 ngôi sao nhạc pop Bắc Mỹ và châu Âu nổi tiếng trong khoảng những năm từ 1956 đến năm 1999, trong đó có cả Elvis Presley và rapper Eminem. Kết quả cho thấy từ 3-25 năm sau khi nổi tiếng, tỷ lệ tử vong của các ngôi sao nhạc pop cao hơn công chúng bình thường tới hơn 70%. Độ tuổi qua đời trung bình của các ngôi sao nhạc pop Bắc Mỹ và châu Âu lần lượt là 42 và 35, ngắn hơn đáng kể so với tuổi thọ của người bình thường. [339]
Nghiên cứu của ông Korotkov đã đưa ra giải thích cho kết quả nghiên cứu trên ở phương diện trường năng lượng. Các tần số âm thanh của nhạc rock, đặc biệt là nhạc metal nặng, là những tạp âm đặc trưng, giọng khàn khàn phát tiết cảm xúc của ca sĩ cũng là tạp âm. Tần số của loại tạp âm này không hòa điệu với tần số bình thường của con người, có thể gây tổn hại đến năng lượng sống.
Ngoài ra, ông Korotkov còn phát hiện âm nhạc cổ điển có tác động tích cực đến trường năng lượng và có thể cải thiện sức khỏe của con người. Điều này có thể là do tần số của âm nhạc cổ điển phù hợp với tần số của cơ thể con người ở một mức độ nhất định. Vì vậy, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy trường năng lượng chính diện của cơ thể con người.
Một nghiên cứu của công ty bảo hiểm MetLife từ năm 1956 đến năm 1975 đối với 437 chỉ huy đương nhiệm và tiền nhiệm của các dàn nhạc giao hưởng lớn trong khu vực và cộng đồng, cho thấy tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn 38% so với những người bình thường. Trong đó, tỷ lệ tử vong của các nhạc trưởng ở độ tuổi từ 50-59 thấp hơn so với người bình thường đến 56%. [340]
Kết luận của nghiên cứu này mang tính đại biểu, có rất nhiều nhạc trưởng vừa nổi tiếng thế giới vừa trưởng thọ. Sau đây là một số ví dụ:
Nhạc trưởng người Mỹ Leopold Stokowski (1882-1977), thọ 95 tuổi [341].
Nhạc trưởng người Ý Arturo Toscanini 1867-1957), thọ 90 tuổi [342].
Nhạc trưởng người Mỹ Eugene Ormandy (1899-1985), thọ 86 tuổi [343].
Nhạc trưởng người Anh Sir Thomas Beecham (1879-1961), thọ 83 tuổi [344].
Nhạc trưởng người Mỹ Morton Gould (1913-1996), thọ 82 tuổi [345].
Những bí ẩn về sinh mệnh của con người là vô tận. Việc nghe các loại nhạc khác nhau có tác động rất lớn đến trường năng lượng và sức khỏe của cơ thể con người. Vì vậy, chúng ta nên chọn lọc và nghe những loại nhạc có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, không nên nghe những loại nhạc có hại cho sức khỏe.
4.2.2 Cảm xúc tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến trường năng lượng
Cuộc sống mỗi ngày của con người đều có các loại cảm xúc khác nhau. Tục ngữ có câu: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh.” Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể con người, sự tích tụ lâu dài của những cảm xúc tiêu cực thậm chí có thể dẫn đến bệnh tật. Điều này liên quan đến một loạt cơ chế trong hệ thống thần kinh, tim mạch và nội tiết. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong Phần 5 của chương này. Không chỉ vậy, cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người.
Nghiên cứu của ông Korotkov phát hiện, khi một người có những cảm xúc tích cực thì trường năng lượng sẽ được tăng cường. Chẳng hạn khi đối tượng thử nghiệm xem một bộ phim hài thì trường năng lượng được tăng cường; ngược lại, những cảm xúc tiêu cực (bao gồm giận dữ, ghen tị, hận thù, v.v.) sẽ khiến trường năng lượng của con người bị co lại và tổn hại. Điều nghiêm trọng hơn là, những cảm xúc tiêu cực của một người không chỉ làm giảm trường năng lượng của chính họ, mà còn tác động tiêu cực đến trường năng lượng của những người xung quanh.
5. Tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Mọi người đều mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể bao gồm các hệ thống, cơ quan và mô ở các cấp độ khác nhau như ngũ quan ngũ tạng, hệ cơ xương, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, v.v. Đồng thời, mỗi người cũng đều có những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cũng như những quan niệm đạo đức quyết định tốt xấu, đúng sai …, những thứ này đều thuộc về phạm trù tinh thần.
Cơ thể và tinh thần tạo nên một con người hoàn chỉnh, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và hoàn chỉnh với nhau. Là một phần quan trọng của sinh mệnh con người, nhưng tinh thần sinh ra như thế nào lại không hề được đề cập đến trong giả thuyết tiến hóa.
Người Trung Quốc có câu, “bảy phần tinh thần ba phần bệnh.” Ngay từ năm 1964, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã cho thấy 60% đến 80% bệnh nhân đến gặp bác sĩ là vì tinh thần căng thẳng hoặc cảm xúc tồi tệ [346].
Cơ thể chúng ta phản ứng rất linh mẫn với tinh thần (bao gồm áp lực, cảm xúc, v.v.). Suy nghĩ, cảm xúc và tín ngưỡng luôn ảnh hưởng đến trạng thái của cơ thể cũng như sức khỏe của chúng ta. Đây chính là sự trình bày đơn giản nhất về cái nhìn toàn diện đối với cơ thể và tâm trí.
Y học hiện đại gọi nó là Y học Thân tâm (Mind-body Medicine) hay còn gọi là Y học Tâm thể (Psychosomatic medicine). Đây là một ngành khoa học kiến lập dựa trên cái nhìn tổng thể về tâm trí và cơ thể, khám phá cách để cơ thể con người duy trì sức khỏe. Do các góc độ và trọng tâm nghiên cứu khác nhau nên đã sinh ra rất nhiều thuật ngữ liên ngành hoặc khái niệm liên quan, chẳng hạn như Tâm lý học miễn dịch thần kinh (PNI), Tâm lý học nội tiết thần kinh (PNEC), v.v.
5.1 Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào
Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện, sở dĩ tinh thần có thể tác động đến sức khỏe thể chất là thông qua ít nhất một trục (trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận) và ba chất (chất dẫn truyền thần kinh, hormone nội tiết và cytokine). Đây là nội dung trọng tâm trong nghiên cứu tâm lý học miễn dịch thần kinh.
Đầu tiên, có sự giao tiếp đa chiều liên tục giữa tinh thần, thần kinh và hệ thống miễn dịch thông qua trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (trục HPA), thông qua các phản ứng căng thẳng khác nhau của cơ thể để thích ứng với các kích thích bên ngoài. Trục này chứa ba tổ chức chính: vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận. [348]
- Vùng dưới đồi (Hypothalamus): Vùng dưới đồi là cấu trúc quan trọng nằm ở phần dưới của não và cũng là điểm khởi đầu của trục HPA. Vùng dưới đồi tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng corticotropin (CRH), đây là một loại hormone kiểm soát tuyến yên.
- Tuyến yên (Pituitary Gland): Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm bên dưới não. Nó nhận tín hiệu CRH từ vùng dưới đồi và sau đó tiết ra một loại hormone khác gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH sẽ đi vào máu và đến tuyến thượng thận.
- Tuyến thượng thận (Adrenal Glands): Tuyến thượng thận nằm ở phía trên thận, là hai tuyến nhỏ được chia thành vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Khi được kích thích bởi ACTH, vỏ thượng thận sẽ giải phóng các hormone steroid như cortisol. Cortisol là hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và phản ứng của cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Còn tủy thượng thận thì giải phóng adrenalin và norepinephrine, chúng là các hormone phản ứng căng thẳng quan trọng khác, có thể điều chỉnh chức năng của tim và hệ thống mạch máu.
Trục HPA đóng vai trò quan trọng trong phản ứng căng thẳng của cơ thể. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, nguy hiểm hoặc bị đe dọa, vùng dưới đồi sẽ giải phóng CRH để kích thích tuyến yên. Sau đó, tuyến yên giải phóng ACTH để kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone căng thẳng, cụ thể là cortisol và adrenalin. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan và đưa cơ thể chúng ta vào trạng thái chiến đấu, điều chỉnh cơ thể đến trạng thái tốt nhất để ứng phó với những thử thách này.
Tuy nhiên, nếu phản ứng căng thẳng kéo dài hoặc hoạt động quá mức, thì có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Ví dụ, cortisol có thể làm tổn thương hệ thống miễn dịch của chúng ta, làm giảm khả năng kháng virus, gây viêm và dị ứng, khiến con người dễ bị nhiễm virus. Ngoài ra, các hormone do tuyến thượng thận tiết ra sẽ thúc đẩy các tế bào miễn dịch tiết ra các cytokine gây viêm. Cytokine do các tế bào miễn dịch tiết ra có thể vượt qua hàng rào máu não và tiếp tục kích hoạt phản ứng viêm trong não. Đây đều là những vấn đề do phản ứng căng thẳng dẫn tới, bao gồm lo lắng, trầm cảm và suy giảm chức năng miễn dịch trong cơ thể.
Tinh thần tác động lên cơ thể nhờ ba chất trung gian chính: chất dẫn truyền thần kinh (adrenaline, v.v.), hormone (như hormone gây căng thẳng, melatonin) và một chất rất quan trọng khác là cytokine (như interleukin-6, gọi tắt là IL-6).
Tại sao cytokine lại quan trọng đến vậy? Ví dụ, dưới những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi và căng thẳng, các cytokine gây viêm (IL-6) có thể được sản sinh ra. Trong các thí nghiệm trên mô hình căng thẳng do thất bại xã hội lặp đi lặp lại ở chuột SD đực trưởng thành, các cytokine gây viêm đã tăng lên. Mặc dù bản thân cytokine tương đối lớn và không thể dễ dàng xâm nhập vào não, nhưng tín hiệu cytokine có thể đến não và ảnh hưởng đến chức năng của não, hệ thần kinh và tế bào miễn dịch, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mạn tính của hệ thần kinh và hình thành một vòng tuần hoàn ác tính.
5.2 Căng thẳng và cảm xúc ảnh hưởng tới sức khỏe
Trở lại thời Đệ nhị Thế chiến, trong thời gian chiến cơ Đức oanh tạc London, số ca loét dạ dày ở London đã gia tăng đáng kể. Một bác sĩ tâm thần của hải quân Đức đã nhận xét rằng “trong cuộc chiến này, cái bụng đang run rẩy chứ không phải đôi tay.” Cuối cùng mọi người đã phát hiện ra mối liên hệ rõ ràng giữa sự lo lắng, căng thẳng và bệnh loét dạ dày. [349]
Đây là lần đầu tiên y học hiện đại xác định rõ ràng mối quan hệ giữa căng thẳng tinh thần và sức khỏe của con người. Nó đã trở thành một trường hợp kinh điển trong sách giáo khoa y học về việc tinh thần có ảnh hưởng đến cơ thể, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực nghiên cứu y học tâm thần và miễn dịch học thần kinh.
5.2.1 Ảnh hưởng của căng thẳng cấp tính lên cơ thể
Năm 1996, các nhà tâm lý học tại Đại học Amsterdam ở Hà Lan đã công bố một nghiên cứu tâm lý kinh điển trên tập san Y khoa Tâm lý (Psychosomatic Medicine). Thông qua thiết lập một môi trường thử nghiệm mang tính chất sợ hãi xã hội, các nhà tâm lý đã nghiên cứu các phản ứng thể chất do cảm xúc gây ra, chủ yếu bao gồm các phản ứng về tim mạch và nội tiết tố. [350]
Thí nghiệm được tiến hành hai lần. Lần thí nghiệm đầu tiên (E1) có 39 người diễn thuyết trước công chúng. Họ sắp xếp một quá trình phục hồi và sau đó thực hiện thí nghiệm thứ hai (E2). Lần thứ hai có 70 đối tượng thử nghiệm, 40 người trong số họ phát biểu và 30 người làm nhóm đối chứng. Không có quá trình phục hồi nào được lên kế hoạch cho thí nghiệm thứ hai. Cả hai nhóm đối tượng đều trải qua cuộc kiểm tra giống nhau.
Đối tượng tham gia thí nghiệm đều là sinh viên đại học năm thứ nhất khỏe mạnh. Trong thí nghiệm đầu tiên có 17 nam và 22 nữ, với độ tuổi trung bình là 23; trong thí nghiệm thứ hai, độ tuổi trung bình là 21, nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng đều có số lượng nam nữ tương đương.
Kết quả cho thấy việc diễn thuyết trước đám đông có thể gây ra chứng ám ảnh sợ xã hội, điều này thực sự tạo ra một loại căng thẳng, khiến huyết áp tăng và nhịp tim tăng. Sau khi E1 thư giãn trong thời gian hồi phục, các chỉ số huyết áp và nhịp tim của đối tượng thí nghiệm đã giảm xuống mức bình thường.
Căng thẳng do áp lực ngắn hạn mang tới sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim thông qua tuyến thượng thận – giao cảm, khiến nhịp tim của đối tượng thí nghiệm tăng lên.
Nhịp điệu tiết cortisol trong cơ thể con người bình thường sẽ giảm dần từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Do đó, nhóm đối chứng giảm từ 100% xuống 75%, tức là giảm 25%. Nhưng nhóm thí nghiệm giảm không đáng kể, còn nhóm E2 lại tăng 5%. Khi cortisol tăng cao, khả năng miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.
Đây là bằng chứng khoa học trực tiếp cho thấy căng thẳng do sợ hãi trong thời gian ngắn mang tới sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim và hormone gây căng thẳng thông qua tuyến thượng thận – giao cảm.
5.2.2 Tác động của nỗi sợ hãi kinh niên lên cơ thể
Cảm xúc sợ hãi và căng thẳng ngắn hạn có thể mang lại những phản ứng tiêu cực về thể chất cho con người, còn khi căng thẳng tích tụ và trở thành căng thẳng kinh niên, nó sẽ mang tới nhiều tổn hại về thể chất hơn.
Giáo sư Jeremy Amiel Rosenkranz [351] là thành viên của Trung tâm sinh học thần kinh về khả năng phục hồi căng thẳng và rối loạn tâm thần (Center for Neurobiology of Stress Resilience and Psychiatric Disorders) thuộc Đại học Y khoa và Khoa học Rosalind Franklin (Rosalind Franklin University of Medicine and Science). Ông cũng là Giám đốc của Viện Khoa học Não bộ. Ông từng dẫn đầu một nghiên cứu về tác động của nỗi sợ hãi kinh niên đối với cơ thể con người [352] được công bố trên tạp chí Brain Behav Immun vào năm 2020.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình đã được công nhận về “căng thẳng thất bại trong xã hội lặp đi lặp lại ở chuột” (Repeated Social Defeat Stress, RSDS). Mô hình này sử dụng hai giống chuột khác nhau. Một giống là chuột Sprague-Dawley đực trưởng thành (gọi tắt là chuột SD), là loài chuột không hung dữ; còn một giống khác là chuột đực trưởng thành hung dữ Long-Evans (viết tắt là chuột LE).
Các nhà nghiên cứu đưa những con chuột SD hiền và yếu ớt vào chuồng của những con chuột LE hung hãn. Trước tiên, họ để những con chuột LE lớn bắt nạt những con chuột SD về mặt thể chất, tùy theo tình trạng thể chất của chuột SD mà thời gian tiếp xúc thường kéo dài từ 5-10 phút, tối đa không quá 15 phút. Sau đó, họ đặt một tấm bảng ngăn trong suốt ở giữa. Mặc dù lúc này lũ chuột SD sẽ không bị bắt nạt về mặt thể chất nhưng chúng vẫn nhìn thấy lũ chuột LE hung dữ, và chúng tiếp tục sợ hãi và căng thẳng tinh thần thêm 15 phút nữa. Thí nghiệm được tiến hành trong năm ngày liên tiếp. Những con chuột SD trong nhóm đối chứng cũng ở trong cùng một điều kiện thí nghiệm, nhưng chúng không bị chuột LE bắt nạt về thể chất và tinh thần.
Những con chuột SD bị bắt nạt không chỉ lo lắng và sợ hãi về mặt tinh thần mà còn bị bắt nạt về thể chất, hơn nữa tỷ lệ tế bào T hỗ trợ loại 2 (T CD4+) trong cơ thể chúng đã tăng lên. Quá nhiều tế bào này có thể dễ dẫn đến chứng viêm mạn tính, khiến cơ thể khó chống lại virus.
Sau khi bị bắt nạt và đe dọa, nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể chuột đã tăng lên, nhưng nồng độ các cytokine chống viêm có tác dụng bảo vệ cơ thể lại không tăng.
Trong thí nghiệm trên chuột này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện sau khi chuột SD bị bắt nạt, các amygdala cơ bản (BLA, là tế bào thần kinh chính trong não chịu trách nhiệm về cảm xúc, tức giận và lo lắng) và microglia (tế bào miễn dịch thường trú của não) đã được kích hoạt, tiếp tục dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.
Về mặt kiểm tra hành vi, các hành vi giống như lo lắng đã tăng lên đáng kể ở chuột SD bị bắt nạt. Các biểu hiện chính là:
A. Trong thử nghiệm ngoài trời (Open field test, OFT), chuột SD sau khi bị bắt nạt đã giảm khoảng cách và thời gian khám phá khu vực trung tâm.
B. Sau khi bị bắt nạt, chuột SD đã giảm số lần tương tác xã hội, xuất hiện các triệu chứng tương tự như chứng ám ảnh sợ xã hội.
C. Giảm thời gian dành cho con đường mở trong thử nghiệm mê cung (Elevated Plus Maze, EPM).
Từ kết quả của thí nghiệm này có thể suy ra rằng, nếu như trong xã hội, con người liên tục ở trong trạng thái sợ hãi thì có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể, dẫn đến những hành vi giống như lo lắng, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong một quốc gia, những người thống trị xã hội, với tư cách là một nhóm mạnh, nếu sử dụng các phương pháp quản lý mạnh tay đối với quần chúng yếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người dân.
5.3 Tính cách ảnh hưởng đến sức khỏe
Vì gia đình, nền giáo dục, môi trường xã hội và văn hóa khác nhau nên mỗi người đều có những trải nghiệm sống, quan niệm và đức tin khác nhau. Đối với các kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như thay đổi công việc, thay đổi gia đình và bất ổn xã hội, mỗi người sẽ có cách lý giải khác nhau, sinh ra những phản ứng cảm xúc và mô thức hành vi khác nhau ở cấp độ tâm lý, cũng có nghĩa là hình thành nên tính cách độc đáo của bản thân.
Kiểu phản ứng này của con người đối với các kích thích bên ngoài, sau nhiều lần lặp lại trong khi trải nghiệm cuộc sống, cuối cùng sẽ hình thành một trạng thái tinh thần tương đối ổn định, tức là tính cách của con người [353], cũng chính là một kiểu tác động của tinh thần lên cơ thể con người.
Điều đặc biệt quan trọng là, một khi con người hình thành một số kiểu tính cách không lành mạnh, họ sẽ dễ mắc một số loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã liên kết các đặc điểm tính cách với sức khỏe.
5.3.1 Cách mài mòn ghế kỳ lạ và tính cách loại A
Có một kiểu người như thế này, họ sẽ la mắng những người bán hàng chậm chạp, khi gặp phải tắc đường thì bấm còi hoặc tức giận. Họ cảm thấy như mình phải làm nhiều việc cùng một lúc, có thể là vừa thanh toán hóa đơn, vừa gọi điện thoại và vừa cạo râu. Họ là kiểu người thường cảm thấy áp lực về thời gian.
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, bác sĩ tim mạch người Mỹ Meyer Friedman (1910-2001) đã chú ý đến vết mòn kỳ lạ trên ghế trong phòng chờ của bệnh nhân. Mép trước của ghế có vẻ bị mòn nhiều hơn phần còn lại của ghế. Điều này là do bệnh nhân của họ dường như có xu hướng ngồi trên mép ghế, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, hung hăng và không thể ngồi yên. Nhóm của ông Friedman đã bắt tay vào một chương trình nghiên cứu, và kết quả khiến mọi người rất kinh ngạc.
Năm 1959, bác sĩ Friedman cùng người đồng nghiệp Ray Rosenman (1920-2013) đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí JAMA. Họ chọn ra nhóm A gồm 83 nam giới với tiêu chí là có động lực mạnh mẽ và kiên trì để đạt được thành tích, đồng thời luôn thể hiện ra tính cạnh tranh về mặt sở thích và công việc. Hai nhóm đối chứng khác có mô thức hành vi trái ngược, đó là nhóm B gồm 83 nam và nhóm C gồm 46 nam. So với nhóm B và nhóm C, mức cholesterol trong huyết thanh, tỷ lệ mắc bệnh Arcus Senilis và bệnh động mạch vành của nhóm A đều cao hơn nhiều. [354]
Arcus Senilis, còn được gọi là đục rìa giác mạc, là sự xuất hiện vòng tròn các chất lắng đọng lipid ở vùng bên ngoài giác mạc, chủ yếu là màu xám hoặc màu trắng, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch tiềm ẩn khá cao. [355]
Nhóm nghiên cứu của ông Friedman đã cùng đề nghị một lý thuyết, họ cho rằng hành vi “Loại A” của những người thường xuyên tức giận và thiếu kiên nhẫn sẽ làm tăng nguy cơ phát tác bệnh tim. Họ đã xuất bản một cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1974 có tên “Hành vi Loại A và Trái tim Của bạn” (Type A Behavior and Your Heart) [356].
Năm 1991, trong bài báo trên Tạp chí Nhân cách Châu Âu (European Journal of Personality) [357] và cuốn sách “Hút thuốc, Nhân cách và Căng thẳng: Các yếu tố tâm lý xã hội trong việc ngăn ngừa ung thư và bệnh động mạch vành” (Smoking, Personality, and Stress: Psychosocial Factors in the Prevention of Cancer and Coronary Heart Disease), nhà tâm lý học Hans J. Eysenck (1916-1997) từ Khoa Tâm lý Viện Tâm thần học thuộc Đại học London, đã tổng kết kết luận của ba nghiên cứu dịch tễ học theo dõi dài hạn, tiến một bước xác nhận các đặc trưng của hành vi loại A như tức giận, hung hăng và thù địch là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành (CHD).
Ba nghiên cứu tiền cứu này bao gồm nghiên cứu Nam Tư (Yugoslav study), nghiên cứu “bình thường” Heidelberg (Heidelberg ‘normal’ study) và nghiên cứu “căng thẳng” Heidelberg (Heidelberg ‘stressed’ study), tổng cộng đã lựa chọn 3,235 đối tượng khỏe mạnh, xác định tính cách của họ và thu thập các thông tin liên quan đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, mức cholesterol, huyết áp và đường huyết v.v. Sau 10 năm, các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về việc đối tượng có tử vong hay không và nguyên nhân tử vong. Nếu họ còn sống, các nhà nghiên cứu sẽ liên lạc lại với đối tượng; nếu họ đã tử vong, giấy chứng tử của họ sẽ được xem xét để tìm hiểu nguyên nhân tử vong. Sau đó, các nhà nghiên cứu kết hợp nguyên nhân tử vong với loại tính cách để phân tích mối tương quan.
Các nhà nghiên cứu chia các đối tượng thành bốn loại tính cách khác nhau: Loại I, Loại II, Loại III và Loại IV. Chúng được xác định như sau:
Loại I, còn được gọi là tính cách Loại C, là loại dễ bị ung thư. Những người thuộc loại này có đặc điểm là có cảm giác ức chế khi gần gũi với những người thân yêu, dẫn đến việc họ không cách nào thỏa mãn được mong muốn về tình cảm thân mật. Sự ức chế cảm xúc này có thể dẫn đến khiến người ta bị ung thư.
Loại II, còn được gọi là Loại A, dễ bị bệnh động mạch vành. Những người thuộc loại này sẽ phản ứng bằng sự tức giận và phấn khích khi gặp phải những trở ngại trong mối quan hệ cá nhân. Loại này có thể dễ bị bệnh động mạch vành hơn.
Loại III, là loại tính cách cuồng loạn, xen kẽ đặc điểm của Loại I và Loại II, nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh động mạch vành đã giảm đi ở một mức độ nào đó, được tác giả xếp vào loại nhân cách “tương đối khỏe mạnh.”
Loại IV, là loại khỏe mạnh, tự chủ. Loại này có thể phản ứng phù hợp trong các mối quan hệ cá nhân và không có những phản ứng quá khích. Họ dường như có cách tiếp cận cân bằng trong các mối quan hệ, điều này có thể đã góp phần mang lại hạnh phúc tổng thể cho họ.
Kết quả phân tích dữ liệu tổng hợp của ba nghiên cứu cho thấy những đối tượng có đặc điểm tính cách Loại A (Loại II) hoặc Loại C (Loại I) có tỷ lệ tử vong trong vòng 10 năm cao hơn đáng kể so với những người có tính cách Loại III và Loại IV. Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành ở những người tính cách loại A cũng như tỷ lệ tử vong do ung thư ở những người tính cách loại C rõ ràng là cao hơn. Tỷ lệ phần trăm được tính toán dựa trên dữ liệu gốc được cung cấp trong nguyên văn biểu đồ 1 như sau:
Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại A trong vòng 10 năm là 56.8%, trong đó 25.4% qua đời vì bệnh động mạch vành, 4.4% qua đời vì ung thư và 27.0% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại C trong vòng 10 năm là 62.5%, trong đó 6.8% qua đời vì bệnh động mạch vành, 38.5% qua đời vì ung thư và 17.2% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại III trong vòng 10 năm là 19.1%, trong đó 3.7% qua đời vì bệnh động mạch vành, 1.4% qua đời vì ung thư và 14.0% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại IV trong vòng 10 năm là 5.4%, trong đó 1.0% qua đời vì bệnh động mạch vành, 0.3% qua đời vì ung thư và 4.1% qua đời vì các bệnh khác. Việc so sánh dữ liệu giữa mỗi nhóm có ý nghĩa thống kê đáng kể, với p<0.001.
Một trong những biểu đồ dữ liệu của nghiên cứu Nam Tư vào năm 1988 như sau:
Một số lượng lớn các nghiên cứu lịch sử đã phát hiện, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đều có đặc điểm tính cách loại A, họ khát khao chiến thắng, có tham vọng, hay tức giận, thiếu kiên nhẫn và đầy thù địch. Những người thuộc tính cách loại A có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch (bệnh/hội chứng động mạch vành), huyết áp cao, lo lắng, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
Những người có tính cách loại A có xu hướng thần kinh giao cảm dễ bị kích thích. Một khi thần kinh giao cảm bị kích thích, nhịp tim sẽ tăng nhanh, lượng oxy tiêu thụ của cơ tim tăng lên rất nhiều, lượng máu tăng lên, huyết áp cũng dễ tăng lên. Dưới tình huống kích thích lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dễ sinh ra huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao, béo phì và hội chứng chuyển hóa, dần dần dẫn đến xuất hiện bệnh động mạch vành.
Năm 2018, các học giả đã nghiên cứu sâu hơn và phát hiện, những người có tính cách loại A có các đặc điểm sinh lý như nồng độ norepinephrine cao hơn, thời gian đông máu nhanh hơn, mức cholesterol và mức lipid trong máu cao hơn; họ thường tìm kiếm môi trường có tính cạnh tranh và thách thức. Khi bị căng thẳng, họ có xu hướng sử dụng những phương thức ứng phó không tốt, thiên về hút thuốc và uống rượu hơn so với những người có tính cách loại B, điều này có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi về mặt sinh lý và hành vi. Ngoài ra, họ có nhiều khả năng mang theo gene nhạy cảm di truyền. [359]
5.3.2 Tính cách loại C và bệnh ung thư
Các nghiên cứu đã phát hiện, những người có tính cách loại C là những người thụ động, phục tùng, hay kìm nén, quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác, không giỏi thể hiện bản thân, dễ mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc ung thư.
Tiến sĩ Michael R. Irwin từ Trung tâm Tâm lý học miễn dịch thần kinh thuộc Đại học California tại Los Angeles, Hoa Kỳ, và Tiến sĩ Andrew H. Miller của Trường Y Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, đã tổng kết dữ liệu nghiên cứu trong 20 năm về hiện tượng trầm cảm. Trong bài viết đăng trên tạp chí “Não, Hành vi, Miễn dịch” (Brain, Behavior, and Immunity), họ cho biết ở những người thường xuyên bị trầm cảm, phản ứng tăng sinh của tế bào lympho giảm, phản ứng miễn dịch của tế bào T với virus bị suy yếu, và hoạt động của tế bào NK bị giảm. Điều này dẫn đến sự suy giảm tổng thể về khả năng miễn dịch chống khối u và chống virus, khiến cơ thể dễ sinh ra khối u, nhiễm virus và vi khuẩn. [360]
5.3.3 Tính cách loại B
Đặc điểm của tính cách loại B là vui vẻ, nhẹ nhõm, hài hước, dễ gần, kiên nhẫn, thoải mái, lạc quan và cởi mở với những điều mới và kiến thức mới. Điều này có liên quan đến các hành vi nâng cao sức khỏe, là tính cách khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lý khác nhau, được gọi là tính cách “bảo vệ tim mạch,” ít mắc bệnh tim và các bệnh khác. [361]
5.4 Quan niệm đạo đức ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về y học tâm thần và tâm lý miễn dịch chứng minh rằng, tinh thần của con người không chỉ tồn tại mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với cơ thể chúng ta. Các yếu tố tinh thần và đạo đức của con người có thể sinh ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ví dụ như tính cách, quan điểm về hạnh phúc, quan niệm đạo đức, v.v. đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.
Thuộc tính vật chất của tinh thần còn được thể hiện ở chỗ, những người có quan niệm đạo đức tích cực hướng thượng có khả năng miễn dịch tốt trước virus. Điều này có thể giải thích tại sao khi virus corona tấn công, những người có giá trị đạo đức tích cực hướng thượng không dễ bị nhiễm virus.
Lấy một ví dụ, virus giống như hạt giống, nó cần thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của nó. Những người có khả năng miễn dịch tốt không có đất để virus phát triển, lúc này tế bào người không phải là đĩa petri [đĩa nuôi cấy] của nó, nên họ không dễ bị nhiễm virus.
5.4.1 Người thiện lương có khả năng miễn dịch tốt hơn
Kết quả nghiên cứu do Giáo sư Steven W. Cole thuộc Đại học California, Los Angeles, công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) vào năm 2013 cho thấy, những người có quan điểm khác nhau về hạnh phúc có các kiểu biểu hiện gene khác nhau trong các tế bào miễn dịch. [362]
So với những người chú trọng đến hưởng thụ vật chất, thì những người có mục tiêu sống rõ ràng, có lòng vị tha và nhân hậu có biểu hiện gene interferon cao hơn trong các tế bào miễn dịch máu ngoại vi, khả năng sản xuất kháng thể cũng cao hơn và mức độ viêm nhiễm thấp hơn.
Những người có tính cách vị tha có kiểu biểu hiện gene tế bào miễn dịch giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus hoặc ung thư. Nói cách khác, giá trị quan và mức độ đạo đức của con người sẽ ảnh hưởng đến trạng thái biểu hiện gene của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, căng thẳng mạn tính do lệnh phong tỏa kéo dài dễ khiến mọi người trầm cảm, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm virus hơn, hình thành một vòng tuần hoàn ác tính. Tháng 08/2021, Tiến sĩ George M Slavich từ Trung tâm Tâm lý học miễn dịch thần kinh thuộc Đại học California tại Los Angeles và Giáo sư Jamil Zaki từ Khoa Tâm lý học tại Đại học Stanford cùng những người khác đã đăng một bài báo trên tạp chí “Anxiety, Stress, &Coping.” Họ đề nghị ba chiến lược dựa trên các bằng chứng từ nghiên cứu y học thực chứng, hai trong số đó có liên quan đến khía cạnh đạo đức của con người: thực hành lòng nhân ái và làm việc thiện, hai điều này có thể giúp con người giảm bớt lo âu, căng thẳng, trầm cảm, giúp con người thoát khỏi dịch bệnh nhanh hơn và hướng tới tương lai. Đây là lời khuyên hợp lý và phù hợp với quy luật sức khỏe. [363]
5.4.2 Người trung thực sẽ khỏe mạnh hơn
Năm 2015, các học giả từ Đại học Harvard và Đại học California, Berkeley đã xuất bản một luận văn nghiên cứu trên tạp chí “Ý kiến hiện tại về tâm lý học” (Current Opinion in Psychology). Họ thảo luận về tác động của việc không trung thực đối với sức khỏe con người. Người trung thực có lượng oxytocin trong cơ thể cao hơn, có lợi cho việc tăng khả năng miễn dịch chống virus, hơn nữa oxytocin có thể làm giảm tác dụng ức chế của corticosteroid đối với tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hơn nữa khả năng miễn dịch chống virus. [364]
Còn lối suy nghĩ không trung thực có thể gây ra những tác động tiêu cực về thể chất, bao gồm làm kiệt quệ các vùng điều hành của não, tăng huyết áp và nhịp tim, tăng phản ứng cortisol và tăng nồng độ testosterone tự do trong máu.
Sự kiệt quệ các vùng điều hành của não là chỉ các vùng não chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng nhận thức và kiểm soát phức tạp rơi vào tình trạng mệt mỏi hoặc tiêu thụ không đủ năng lượng sau khi sử dụng trong thời gian dài, hoặc sử dụng với cường độ cao. Những khu vực điều hành này bao gồm vỏ não trước trán (prefrontal cortex), vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex), v.v. chúng chịu trách nhiệm điều chỉnh các chức năng nhận thức cấp cao như lực chú ý, cảm xúc, khả năng tự chủ và lập kế hoạch v.v. Khi những khu vực này bị kiệt quệ sẽ có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, khó tập trung, tâm trạng lên xuống thất thường, v.v.
Một nghiên cứu chung khác của Đại học Harvard và Đại học Berkeley cũng cho thấy, những người nói dối có mức độ phản ứng cortisol cao hơn đáng kể so với những người nói thật. Mức độ phản ứng cortisol càng cao thì nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể càng dễ tăng lên. Corticosteroid có tác dụng ức chế tế bào miễn dịch và ức chế khả năng kháng virus của cơ thể. Vì vậy, trong thời kỳ dịch bệnh, hành vi không trung thực cũng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của chính con người và dẫn đến giảm khả năng chống virus [365].
5.4.3 Khoan dung nhường nhịn có ích cho sức khỏe
Ngày 08/08/2017, thư viện của Đại học Pennsylvania nằm trong Liên đoàn Ivy nổi tiếng ở Hoa Kỳ đã công bố luận văn khái quát của một thạc sĩ tâm lý học tích cực ứng dụng (Master of Applied Positive Psychology, MAPP) với tiêu đề là “Sự tha thứ: Nó biểu hiện như thế nào đối với sức khỏe, hạnh phúc và tuổi thọ của chúng ta” (Forgiveness: How it Manifests in our Health, Wellbeing, and Longevity) [366]. Tác giả của luận văn là Tiến sĩ Kathi Norman.
Luận văn phân tích rằng, tha thứ hay khoan dung là một loại hành vi có lợi cho xã hội khi một người bị người khác xúc phạm hoặc xâm phạm. Khi một người tha thứ, họ đã sinh ra những thay đổi tích cực trong động cơ và phản ứng hành vi của người phạm tội, thể hiện sự nhân từ, khoan dung và rộng lượng, đồng thời giảm bớt phản ứng tâm lý trả thù và trốn tránh. Tha thứ có thể được xem là một hành động tử tế, thể hiện lòng trắc ẩn và khoan dung đối với người có lỗi.
Tha thứ không chỉ là một đức tính tốt mà còn có thể khởi tác dụng điều hòa mối quan hệ giữa các cá nhân. Kiểu phản ứng tinh thần này có thể sinh ra hiệu quả vật chất đối với cơ thể con người, bao gồm có lợi cho nhiều hệ thống như hệ thần kinh tự chủ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch, v.v. có thể cải thiện các tình trạng như đau mạn tính, bệnh tự miễn, lo lắng, trầm cảm, nhiễm HIV, v.v. thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ của con người.
Người không biết tha thứ có xu hướng rơi vào những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, trả thù, căm hận, oán giận, v.v. Những cảm xúc này có thể gây ra phản ứng căng thẳng và làm tổn hại đến sức khỏe thể chất, bao gồm tăng huyết áp, tăng sức cản mạch máu, giảm khả năng miễn dịch. Những cảm xúc như giận dữ có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, v.v. đồng thời cũng có thể làm tăng những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm, dẫn đến chức năng miễn dịch suy giảm thêm và gây ra các bệnh kinh niên.
Thực hành sự tha thứ cho phép người bị xúc phạm giảm bớt mức độ tức giận, oán giận và thù hận mà họ cảm thấy, đóng vai trò như một yếu tố hòa hoãn, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của căng thẳng và cảm xúc tiêu cực đối với sức khỏe. Vì vậy, thường xuyên tha thứ cho người khác có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
5.4.4 Việc tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh có lợi cho sức khỏe
Các khoa học gia ở Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tích cực trong việc tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh và sức khỏe của con người. Kết quả phát hiện, càng tích cực tìm kiếm và có mục đích sống thì hệ thống miễn dịch sẽ càng mạnh.
Năm 2003, Tiến sĩ Juliene E. Bower, một chuyên gia về tâm lý học miễn dịch thần kinh, khoa học tâm thần và hành vi, đã xuất bản một luận văn nghiên cứu trên tạp chí “Biên niên sử về Y học Hành vi” (Annals of Behavioral Medicine); đối tượng nghiên cứu là 43 phụ nữ với độ tuổi trung bình 42, đã mất người thân (chủ yếu là mẹ của họ) vì bệnh ung thư vú. [367]
Mất người thân là một sự kiện tiêu cực điển hình trong cuộc sống, khiến họ giải phóng hormone gây căng thẳng, ức chế chức năng của tế bào miễn dịch, làm tổn hại khả năng miễn dịch chống virus và chống khối u của họ. Hơn nữa, vì những phụ nữ đau buồn này có một số gene nhạy cảm với bệnh ung thư vú nên họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao.
Kết quả khảo sát cho thấy, những phụ nữ bắt đầu tập trung vào việc tìm kiếm những mục tiêu ý nghĩa trong cuộc sống có một loại tế bào miễn dịch chống khối u mạnh hơn, đó là tế bào tiêu diệt tự nhiên, giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị “tìm kiếm mục đích sống có ý nghĩa” là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần và khả năng tự phục hồi của con người.
Bởi vì cách suy nghĩ vấn đề đã khác nên khả năng phát triển ung thư vú cũng thay đổi, vì sao lại như vậy? Điều này gợi ý gì cho chúng ta khi suy nghĩ về tác động của tinh thần đối với sức khỏe thể chất? Ý nghĩa của nhân sinh dường như là một chủ đề triết học và tư tưởng, nhưng nó liên quan trực tiếp đến chức năng tế bào và chức năng miễn dịch, đồng thời liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thể chất của chúng ta.
Năm 2016, Tạp chí Y Khoa Tâm thể (psychosomatic medicine) đã công bố một phân tích tổng hợp gồm 10 nghiên cứu tiền cứu với tổng số 136,265 người tham gia. Họ ở độ tuổi khoảng 67, được theo dõi trung bình trong 7.3 năm. Trong thời gian đó, có 14,518 người tham gia đã qua đời, ngoài ra còn phát sinh 4,316 vấn đề về tim mạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có mục đích sống cao hơn có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch hoặc tử vong do nhiều tình huống khác nhau thấp hơn 17% so với trước đây. Sau khi loại trừ các yếu tố gây nhiễu như tuổi tác và bệnh tim mạch cơ bản v.v, kết quả vẫn là tương tự. [368]
Đối với việc này, tác giả chính của nghiên cứu, Bác sĩ tim mạch phòng ngừa Randy Cohen tại Bệnh viện Mount Sinai St. Luke và Bệnh viện Roosevelt, nói với công chúng rằng: “Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc có mục tiêu trong cuộc sống và việc tránh được tử vong hoặc các vấn đề về tim mạch,” “Việc trau dồi và rèn luyện ý thức về sứ mệnh của con người có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch của chúng ta và có khả năng cứu sống một sinh mạng.”
Bệnh Alzheimer là một bệnh phổ biến và khó chữa, có thể gây mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Năm 2010, tạp chí “Archives Of General Psychiatry” đã công bố một nghiên cứu theo dõi 951 người cao tuổi với độ tuổi trung bình là 80 tuổi. Trong thời gian 7 năm theo dõi, có 155 người (16.3%) đã bị bệnh Alzheimer. Các mô hình tỷ lệ rủi ro cho thấy việc có mục đích sống cao hơn có thể giúp giảm đáng kể (52%) nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, mặc dù nguy cơ cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn của những người tham gia. [369]
Trong hình trên, đường màu đỏ tượng trưng cho những người có mục tiêu mạnh mẽ trong cuộc sống, còn đường màu xanh lá cây tượng trưng cho những người có ít mục tiêu. Có thể thấy khả năng bị bệnh Alzheimer của họ khác nhau một cách đáng kể. Mối liên quan này độc lập với các yếu tố rủi ro và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn thần kinh, quy mô xã hội và bệnh kinh niên v.v.
Đồng thời, những người có mục tiêu cao trong cuộc sống cũng giảm được nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI). Suy giảm nhận thức nhẹ là tiền thân của bệnh Alzheimer.
Việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer mà còn có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi ở các khía cạnh khác. Một bài luận văn vào năm 2009 trên tạp chí Y khoa Tâm thể đã tiến hành đánh giá 1,238 người lớn tuổi không mắc chứng mất trí nhớ trong vòng 5 năm bằng cách sử dụng dữ liệu từ hai nghiên cứu theo dõi dọc [350]. Kết quả phân tích cho thấy, những người đạt điểm cao trong đánh giá mục tiêu cuộc sống có tỷ lệ tử vong thấp hơn 43% so với những người đạt điểm thấp. Kết quả này không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn hay chủng tộc.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về người nghiện ma túy của Tiến sĩ Naelys Diaz từ Học viện Công tác Xã hội tại Đại học Florida Atlantic ở Hoa Kỳ vào năm 2014 [371] và kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân đau thắt lưng của Tiến sĩ Elizabeth Salt từ Học viện Điều dưỡng thuộc Đại học Kentucky ở Anh vào năm 2018 [372], đều cho thấy những người có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống sẽ ít gặp phải các triệu chứng trầm cảm hơn.
Nói tóm lại, những người có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống có xu hướng hướng tới mục tiêu trong các hoạt động hàng ngày, những suy nghĩ này có thể góp phần kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, họ cũng rất xem trọng giá trị cuộc sống, thường chú trọng hơn đến việc ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh và chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ kiềm chế bản thân để cố gắng không làm hoặc làm ít những việc có thể gây hại cho sức khỏe, cũng dễ dàng giữ gìn sức khỏe hơn.
Mỗi người chúng ta đều nên tự hỏi bản thân: Mình có mục đích sống không? Ý nghĩa nhân sinh của mình là gì? Nếu không có, vì sức khỏe thể chất của mình, bạn có thể cần phải nỗ lực tìm ra mục đích và ý nghĩa nhân sinh. Việc đặt ra mục tiêu cuộc sống đòi hỏi phải có sự cân nhắc toàn diện những kết quả nghiên cứu về “lòng nhân ái vị tha,” “trung thực” và “khoan dung”, v.v. mà chúng tôi vừa đề cập. Nó cũng phải phù hợp với các đặc điểm có lợi cho sức khỏe ở các khía cạnh khác, như thế mới có thể đạt được hiệu quả tổng thể trong việc tối ưu hóa sức khỏe.
5.5 Ngồi thiền có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
Những tiến bộ trong điều trị và phẫu thuật của Tây y đã mang lại rất nhiều lợi ích và giúp bệnh nhân lấy lại được sức khỏe. Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa các khía cạnh tinh thần và sức khỏe của con người, dẫn đến trong việc điều trị nhiều bệnh, Tây y phải đối mặt với những thách thức rất lớn. [373]
Rất nhiều căn bệnh đều có liên quan đến áp lực, cảm xúc, tính cách và lối sống của con người, thuốc men thường chỉ nắm bắt được cành nhỏ đốt cuối chứ không nắm được căn bản, không thể chữa khỏi bệnh, do đó bệnh trạng thường trở nên ngày càng phức tạp, chi phí y tế cũng ngày càng cao.
50 năm trước, ngồi thiền (meditation) được xem là một nghi lễ tôn giáo không liên quan gì đến sức khỏe; còn ngày nay, các phương pháp thực hành thân-tâm như thiền và chánh niệm (mindfulness) đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo một thống kê vào năm 2018, có 14% người Mỹ trưởng thành cho biết họ đã thử các bài tập này trong năm vừa qua. Ngồi thiền đả tọa, tập trung vào rèn luyện tinh thần đã dần trở thành một phương pháp thịnh hành để rèn luyện sức khỏe. [374]
Thuận theo sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng, tính đến ngày 04/08/2023, đã có 2,997 luận văn học thuật lấy thiền làm chủ đề y tế chính (MeSH Major Topic) được xuất bản trên Kho tài liệu Y Học công cộng (Public Medline) do Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngồi thiền, đả tọa hoặc các phương pháp luyện tập liên quan đến chánh niệm có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, giảm mức độ hormone gây căng thẳng, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc, cải thiện trầm cảm, điều chỉnh não một cách lành tính nói chung, đảo ngược sự lão hóa liên quan đến tuổi tác của cấu trúc và chức năng não, cải thiện khả năng miễn dịch, v.v.
5.5.1 Ngồi thiền làm giảm phản ứng căng thẳng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập thiền định có thể làm giảm mức tiêu thụ oxy, giảm huyết áp và nhịp tim, đồng thời tạo ra phản ứng ngược lại với phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” được kích hoạt khi căng thẳng, được gọi là “phản ứng thư giãn.”
Vào năm 1979, nhà tâm lý học người Mỹ Jon Kabat-Zinn đã phát triển ra Phương pháp Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Stress Reduction, MBSR) tại Trung tâm Y tế Massachusetts ở Hoa Kỳ. Một người bình thường dưới ảnh hưởng của các kích thích khác nhau từ bên trong và bên ngoài, tư duy sẽ rất dễ bị phân tán. Phương pháp thực hành chánh niệm này được thiết kế để giúp mọi người tập trung vào việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc của họ trong thời điểm hiện tại, thay vì phản ứng hoặc đánh giá chúng. Kiểu thực hành chánh niệm này giúp thay đổi cách con người phản ứng với căng thẳng và cảm xúc, từ đó làm giảm sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu cực, cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc, nâng cao khả năng tự nhận thức và lòng trắc ẩn với bản thân. [375]
Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) kết hợp các bài tập chánh niệm, thiền định, đả tọa và các phương pháp khác để giúp mọi người quản lý và làm giảm cảm xúc căng thẳng, lo lắng và bối rối bằng cách nuôi dưỡng nhận thức và chấp nhận bản thân ở thời điểm hiện tại.
Trong một nghiên cứu về Y khoa Tâm thể của Canada vào năm 2007, 49 bệnh nhân ung thư vú và 10 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã tham gia chương trình Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) kéo dài 8 tuần, bao gồm thư giãn, thiền định và các bài tập khác. Kết quả, sau 12 tháng theo dõi cho thấy các triệu chứng căng thẳng của bệnh nhân được cải thiện đáng kể (hình dưới bên trái), nồng độ cortisol giảm (hình dưới bên phải); ngoài ra còn mang tới các hiệu ứng có lợi cho thân thể như tiếp tục giảm các cytokine gây viêm và giảm huyết áp tâm thu v.v. [376]
5.5.2 Ngồi thiền nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc
Ngồi thiền có thể giúp mọi người kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Những người tập trung vào thiền cần buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và tập trung vào thời điểm hiện tại. Luyện tập thường xuyên có thể cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của người thiền.
Năm 2007, các học giả từ Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ và Đại học Toronto ở Canada đã công bố trên tạp chí “Động lực và Cảm xúc” (Motivation and Emotion) một bài viết có nhan tựa “Thiền chánh niệm và giảm bớt sự can thiệp của cảm xúc vào nhiệm vụ nhận thức” (Mindfulness meditation and reduced emotional interference on a cognitive task). Nghiên cứu của họ cho thấy những người thực hành thiền ít bị đe dọa bởi những bức ảnh gợi lên cảm xúc tiêu cực (chẳng hạn như cảnh tai nạn ô tô hoặc cảnh bạo lực), khả năng kiểm soát cảm xúc của họ đã tăng lên. [377]
Sau bảy tuần ngồi thiền trong nhóm thiền chánh niệm, cho dù là nhìn thấy những bức ảnh khó chịu hay dễ chịu, biên độ thay đổi trong phản ứng độ dẫn điện tối đa của da (SCR, một chỉ số phản ứng cảm xúc) của họ đều đã giảm đáng kể. Điều này phản ánh rằng sau khi con người thiền định, khả năng kiểm soát cảm xúc của họ đã tăng lên, cảm xúc của họ không dễ bị thay đổi bởi những hình ảnh đó. “Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi” (không vui vì vẻ đẹp của những thứ bên ngoài, cũng không buồn vì sự thất vọng và sa sút của bản thân), những xung kích thông thường đối với tình cảm không thể lay động được trái tim của họ.
Một nghiên cứu vào năm 2012 với tựa đề “Nghiên cứu Cắt Dọc về Thiền Từ Bi và Thiền Chú Ý” (Compassion and Attention Longitudinal Meditation, CALM) do Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Đại học Emory và các tổ chức khác đồng công bố đã chỉ ra rằng, những tác động tích cực của 8 tuần tập thiền đối với quá trình xử lý cảm xúc của con người không chỉ diễn ra trong lúc thiền mà còn được chuyển sang trạng thái không thiền định hàng ngày. Điều này nói lên rằng việc tập thiền không chỉ tạo ra những thay đổi trong các kích thích cụ thể hoặc các nhiệm vụ cụ thể, mà còn là một loại thay đổi của quá trình hoặc cơ chế, là những thay đổi mang tính lâu dài trong cách thức phản ứng tâm lý. Điều này cũng có nghĩa là, việc tập thiền có thể cải thiện cách thức xử lý cảm xúc hàng ngày của mọi người. [378]
5.5.3 Thiền với thái độ từ bi có thể cải thiện chứng trầm cảm
Ngoài ra, “Nghiên cứu Cắt Dọc về Thiền Từ Bi và Thiền Chú Ý” đề cập ở trên còn phát hiện, thiền với thái độ từ bi hoặc “thiền từ bi” (compassion meditation), hay còn gọi là “thiền với tình yêu và lòng trắc ẩn” hay “thiền từ tâm,” bao gồm sự tán thưởng, sự khẳng định và từ ái đối với người khác và chính mình, có thể làm giảm trầm cảm một cách hiệu quả. [379]
Thiền từ bi mà nghiên cứu nhắc đến là một hình thức thực hành thiền đặc biệt. Đây là một phương pháp thực hành chánh niệm tập trung vào việc nuôi dưỡng lòng từ bi, đồng cảm và thiện ý đối với bản thân và người khác. Phương pháp thiền này được thiết kế để phát triển và củng cố những cảm xúc của lòng nhân ái và tình cảm hữu hảo. Lòng từ bi và đồng cảm có thể được hiểu là cảm giác nảy sinh khi chứng kiến nỗi đau khổ của người khác và khơi dậy mong muốn giúp đỡ. Những lợi ích liên quan đến sức khỏe mà thiền từ bi mang lại cũng giống như những lợi ích sức khỏe mà tâm thái thiện lương và vị tha mang lại như đã thảo luận ở trên. Điều này giải thích một cách khoa học về tầm quan trọng của lòng tốt trong các giá trị truyền thống đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
5.5.4 Thiền có thể điều chỉnh toàn bộ bộ não một cách lành tính
Năm 2015, nhà thần kinh học Đường Nhất Nguyên (Tang Yiyuan) tại Đại học Công nghệ Texas cùng đồng sự đã đề cập trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Reviews Neuroscience rằng, họ phát hiện thiền chánh niệm có tác dụng điều chỉnh có lợi trên nhiều vùng của não, bao gồm vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex) và vùng vân (striatum) liên quan đến kiểm soát sự chú ý; nhiều vùng trước trán (multiple prefrontal regions), hệ thống limbic (limbic system, bao gồm cả amygdala: hạch hạnh nhân) và vùng vân liên quan đến điều hòa cảm xúc; thùy đảo (insula), vỏ não giữa trước trán (medial prefrontal cortex), vỏ não vành sau (posterior cingulate cortex) và vùng Precuneus liên quan đến khả năng tự nhận thức. [380]
5.5.5 Thiền đảo ngược tình trạng lão hóa não liên quan đến tuổi tác
Mối quan hệ giữa gene và di truyền học biểu sinh cũng giống như mối quan hệ giữa hạt giống và đất. Gene giống như hạt giống, và di truyền học biểu sinh giống như đất. Gene của cơ thể thường không thay đổi sau khi sinh. Chúng giống như những “hạt giống” ngủ yên trong đất, có hạt sẽ nảy mầm, có hạt thì không. Điều quyết định những hạt giống này có phát triển hay không chính là “công tắc” di truyền hay “di truyền học biểu sinh.”
“Di truyền học biểu sinh” là lĩnh vực nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gene có hoạt động hay không. Cụ thể, một công tắc di truyền thông thường (methyl hóa DNA) có thể làm thay đổi biểu hiện của gene, tắt chúng và khiến chúng không hoạt động. Quá trình methyl hóa là một quá trình sinh hóa phức tạp trong cơ thể, là một trong những phương thức phát sinh của di truyền biểu sinh, cũng là quá trình bật và tắt gene. Do quá trình methyl hóa DNA, nên có sự khác biệt về việc liệu cùng một gene có thể được biểu hiện ở các cơ quan khác nhau và ở độ tuổi khác nhau hay không, cũng như biểu hiện ở mức độ nào. [381]
Con người sẽ trải qua quá trình sinh, lão, bệnh và tử. Hiện tại các nhà khoa học đã khám phá ra rằng điều này được kiểm soát bởi đồng hồ di truyền biểu sinh bên trong chúng ta. Điều này cũng giống như những gì chúng ta quan sát thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ đều có chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt.
Thuận theo tuổi tác tăng lên, các tế bào trở nên già đi, có nghĩa là chúng ngừng phân chia và đi vào trạng thái đình trệ. Thay vì tử vong như thường lệ, chúng vẫn tồn tại nhưng thay đổi hình dạng, kích thước và tiết ra các phân tử gây viêm khiến các tế bào lân cận khác già đi.
Năm 2018, Steve Horvath, Giáo sư về di truyền con người kiêm nhà thống kê sinh học tại Đại học California ở Los Angeles đã xuất bản bài báo “Đồng hồ biểu sinh của sự lão hóa” (DNA methylation-based biomarkers and the epigenetic clock theory of ageing) trên tạp chí Nature Reviews Genetics. Bài viết cho biết trạng thái methyl hóa DNA của con người sẽ thay đổi thuận theo tuổi tác, đồng thời có thể thông qua phổ methyl hóa để ước tính tuổi sinh học, quan sát tình huống methyl hóa gene có thể đo lường quá trình lão hóa một cách chính xác. [382]
Năm 2017, Raphaëlle Chaix và cộng sự từ Đại học Paris ở Pháp đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Psychoneuroendocrinology, nghiên cứu xem liệu việc thực hành thiền có tác động đến đồng hồ biểu sinh đo lường sự lão hóa sinh học hay không. Đối tượng thử nghiệm bao gồm 18 người đã thực hành thiền trong thời gian dài và 20 người đối chứng chưa bao giờ tập thiền. Raphaëlle Chaix và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu methyl hóa DNA từ các đối tượng để đánh giá tốc độ lão hóa của họ. Những người tập thiền lâu năm này có kinh nghiệm thiền từ 5 đến 30 năm và thiền ít nhất 30 phút mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên ở độ tuổi 52 trở lên có tốc độ đồng hồ biểu sinh chậm hơn đáng kể. Tác dụng của việc thực hành thiền định đối với việc làm chậm quá trình lão hóa chủ yếu được quan sát thấy ở những đối tượng lớn tuổi hơn, cho thấy tác dụng bảo vệ của thiền định đối với đồng hồ biểu sinh có thể là diễn ra từ từ và tích lũy. [383]
Năm 2007, Giuseppe Pagnoni và Milos Cekic từ Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Đại học Emory đã xuất bản một bài báo trên tạp chí “Neurobiology of Aging.” Kết quả nghiên cứu đối chiếu trong đó cho thấy, sự lão hóa não liên quan đến tuổi tác được quan sát thấy ở những người khỏe mạnh có thể được làm chậm lại bằng cách thường xuyên thiền định. [384]
Khối lượng chất xám của não là tổng khối lượng chất xám (tế bào thần kinh) bên trong não. Chất xám là thành phần chính của vỏ não và các cấu trúc lõi sâu, bao gồm thân tế bào thần kinh, đuôi gai, các cúc tận cùng (axon terminals), v.v.. Khối lượng chất xám trong não là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá cấu trúc và chức năng của não. Thông thường, con người càng lớn tuổi thì khối lượng chất xám càng nhỏ đi.
Sau khi nghiên cứu 13 người tập thiền thường xuyên và 13 người đối chứng, họ phát hiện nhóm đối chứng có sự giảm khối lượng chất xám trong não một cách bình thường liên quan đến lão hóa, nhưng những người tập thiền thì không. Ảnh hưởng của thiền đối với khối lượng chất xám được thể hiện rõ nhất ở putamen (vùng thanh mạc). Putamen là một cấu trúc liên quan chặt chẽ đến quá trình xử lý có chú ý. Điều này cho thấy tập thiền thường xuyên có thể khởi tác dụng bảo vệ thần kinh và làm giảm sự suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa.
Nghiên cứu còn phát hiện khi tuổi tác tăng lên, lực chú ý của nhóm đối chứng sẽ giảm đi, thời gian phản ứng của họ cũng tăng lên, trong khi lực chú ý của nhóm thiền vẫn không thay đổi.
5.5.6 Thiền có thể nâng cao khả năng miễn dịch
Năm 2021, Vijayendran Chandran thuộc Khoa Nhi tại Đại học Y Florida và Senthilkumar Sadhasivam tại Trường Y thuộc Đại học Indiana cùng cộng sự đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn về gene trên “Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.” Nghiên cứu cho thấy thiền định đã làm tăng biểu hiện của 220 gene liên quan đến cải thiện phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm các con đường gene liên quan đến stress oxy hóa và điều hòa chu kì tế bào. Về mặt tổng thể, nó cho thấy rõ ý nghĩa trong việc tăng cường chức năng chống virus của hệ thống miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19. [385]
5.6 “Quan điểm toàn diện về thân và tâm” lấy tinh thần làm chủ đạo
Trong chương này, chúng tôi đã thảo luận về thế giới tinh thần của con người mà giả thuyết tiến hóa bỏ qua. Tinh thần, với tư cách là một vật chất vô cùng thực tại, tuy vô hình nhưng là thành phần quan trọng và không thể tách rời của cơ thể con người, đồng thời sở hữu những thuộc tính rõ ràng về vật chất và năng lượng. Tinh thần có thể đo thấy được, có thể di truyền, được cơ thể ghi nhớ và thậm chí chuyển dịch theo việc cấy ghép nội tạng.
Những nghiên cứu khoa học tỉ mỉ hiện nay trong giới khoa học đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng về nhiều phương diện, cho thấy căng thẳng, cảm xúc, tính cách và quan niệm đạo đức của con người có ảnh hưởng với sức khỏe, đồng thời giải thích một cách tổng hợp về tác động to lớn và sâu sắc của tinh thần đến thân thể con người. Ngoài ra, cũng đã chứng minh một cách mạnh mẽ rằng tinh thần, là một thành phần quan trọng của con người, có ảnh hưởng một cách đa tầng và đa hệ thống đến cơ thể, thời thời khắc khắc đều đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Mọi người thường nghe nói căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng họ thường không nhận ra rằng suy nghĩ, tính cách và giá trị đạo đức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một trạng thái tinh thần hướng thượng, đặc biệt là những giá trị đạo đức tốt đẹp, sẽ có thể cải thiện sức khỏe. Nếu một người có thể có tâm thái thiện lương, trung thực và khoan dung thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường, sức khỏe của cơ thể cũng được thúc đẩy. Nếu bạn có thể thường xuyên cân nhắc về ý nghĩa thực sự của nhân sinh và thiết lập các mục tiêu sống tích cực phù hợp với các giá trị truyền thống, bạn sẽ có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, có trợ giúp cho việc kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện, tinh thần có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất ít nhất thông qua một trục (trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận) và ba chất (chất dẫn truyền thần kinh, hormone nội tiết và cytokine). Đồng thời, cơ thể con người là một hệ thống sống khổng lồ và phức tạp, rất nhiều bí ẩn về cơ thể con người chưa được các phương pháp khoa học hiện tại nhận thức tới, tinh thần rất có khả năng ảnh hưởng tới cơ thể thông qua nhiều mối liên hệ hơn.
Trước đây chúng tôi đã nói về hai hạn chế của khoa học thực nghiệm: nhìn thấy mới tin và đánh mất tổng thể. Còn những người tiên phong, nhảy ra khỏi logic tư duy của khoa học thực nghiệm, sử dụng các phương pháp khoa học khác để nghiên cứu cơ thể con người nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần; họ không nhất định sẽ có ít hiểu biết và kiến thức hơn về cơ thể con người so với các nhà khoa học thực nghiệm.
Trước đây, Tây y thường cho rằng thông qua các bài tập thể chất, chẳng hạn như các bài rèn luyện thể dục nhằm tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất, thì sẽ có thể cải thiện sức khỏe con người, còn bất động thì không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng phương pháp thiền định truyền thống, trông thì giống như cơ thể tĩnh lặng bất động, nhưng lại có thể khởi được tác dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Ví dụ, thiền định truyền thống có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, giảm nồng độ hormone căng thẳng, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh não một cách lành tính, đảo ngược quá trình lão hóa cấu trúc và chức năng của não xảy ra theo tuổi tác, cải thiện khả năng miễn dịch, v.v. Thiền kết hợp với tâm thái thiện lương còn có thể cải thiện tâm trạng phiền muộn một cách hiệu quả. Thiền, tập trung vào việc rèn luyện tinh thần, đã trở thành một phương pháp rèn luyện sức khỏe ngày càng phổ biến.
Sự lão hóa về thể chất và sức khỏe tinh thần cũng như các vấn đề khác của con người mà y học phương Tây không thể giải quyết, lại có thể được cải thiện bằng các phương pháp thiền định truyền thống. Điều này thật khiến mọi người phải suy nghĩ. Cơ thể và tinh thần nên được nhìn nhận là một chỉnh thể hữu cơ, và tinh thần đóng vai trò chủ đạo đối với sức khỏe thể chất của chúng ta. Nếu mọi người có thể chủ động chú ý đến việc quan sát và rèn luyện tinh thần cũng như tập trung vào việc cải thiện đạo đức, thì sẽ có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần một cách tổng thể.
Khi giải thích về nguồn gốc của con người, giả thuyết tiến hóa không chỉ có 13 sai lầm về mặt sinh vật học và logic, mà còn né tránh nói về nguồn gốc “tinh thần” của con người. Hơn nữa, giả thuyết này còn cố tình bỏ qua vai trò chủ đạo của tinh thần trong việc duy trì sức khỏe của con người, khiến mọi người hiểu sai về các hiện tượng đời sống, và khiến khoa học đời sống đi chệch hướng. Ở Chương 5 và Chương 6, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về điều này.
Chương đầu tiên của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa” sắp xếp các lỗi logic của giả thuyết tiến hóa, dữ liệu thực nghiệm và sự thật khoa học nghi ngờ giả thuyết tiến hóa. Chương 2 phá bỏ những suy nghĩ mơ hồ căn bản của giả thuyết tiến hóa, Chương 3 tiếp tục giải thích các kết quả nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đặt câu hỏi đối với giả thuyết tiến hóa. Dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học và thí nghiệm trong ba chương đầu, giả thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận hoàn toàn. Nó thậm chí không phải là một giả thuyết và nên bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa.
Trong Chương 4, chúng tôi chủ yếu thảo luận về các đặc tính vật chất của “tinh thần,” một thành phần quan trọng của cơ thể con người đã bị giả thuyết tiến hóa bỏ qua, cũng như vai trò không thể thiếu của tinh thần trong việc duy trì sức khỏe con người. Là một loại vật chất đặc biệt, tinh thần còn có một đặc trưng nổi bật là tương đối độc lập, có thể tồn tại độc lập với cơ thể. Vậy sau khi cơ thể con người tử vong thì tinh thần (linh hồn) của con người sẽ đi về đâu? Bản chất của sinh mệnh con người rốt cuộc là gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận những nội dung này trong Chương 5.
(Còn tiếp)
Nhóm biên soạn “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa”
(Bản quyền thuộc về Epoch Times và Nhóm biên soạn, hoan nghênh đăng lại và không sửa đổi).
Tài liệu tham khảo:
Tùy Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ