Mẹ và con trai: Mẹ của Thống tướng Douglas MacArthur
Phu nhân Mary Pinckney Hardy MacArthur mẹ của Thống tướng Douglas MacArthur là một hình ảnh chuẩn mực của một “Bà mẹ trực thăng.”
Vài thập kỷ qua đã chứng kiến sự trỗi dậy của các “Bà mẹ trực thăng” – các bà mẹ luôn bên cạnh con cái của họ, quan tâm hết mức đến sự phát triển của con, coi trọng thành công trong học tập và xã hội, thậm chí có thể gọi điện cho giáo viên để phàn nàn về điểm số mà con họ nhận được. “Mẹ hổ” đã trở thành một cách gọi quen thuộc đối với những bà mẹ nghiêm khắc, đẩy con mình phải vượt trội ở trường học. Hiện tượng tương tự này xảy ra với các bà mẹ sân khấu đưa các con của họ vào những công ty người mẫu và các cuộc thi sắc đẹp. Họ mong muốn thành công của con cái đến nỗi một số phụ huynh đã đi xa đến mức hối lộ các quan chức đại học để giành giật một suất vào trường đại học.
Phu nhân Mary Pinckney Hardy MacArthur (còn được gọi là Pinky), mẹ của Thống tướng Douglas MacArthur, một trong những chỉ huy quân sự vĩ đại nhất nước Mỹ, là một hình ảnh chuẩn mực của một “Bà mẹ trực thăng” như vậy.
Pinky là mẹ của Tướng Douglas MacArthur, một trong những chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của Mỹ, người có danh tiếng vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Trong hơn 50 năm, bà là người thầy của ông, là hình mẫu của ông, là người mẫu mực của ông, là người cố vấn quan trọng của ông, là người bạn tâm giao của ông và là kim chỉ nam truyền cảm hứng cho ông.
Là một người miền Nam có anh trai đã chiến đấu cho Liên minh miền Nam, năm 1875 bà Pinky kết hôn với Trung tướng Arthur MacArthur, một anh hùng chiến tranh của Liên minh và là một người đàn ông huyền thoại trong Quân đội Hoa Kỳ. Cùng với chồng, Pinky nhiều lần chuyển quân doanh, sinh ba đứa con nhưng chỉ còn lại duy nhất một người con trai là Arthur III.
Douglas MacArthur được 3 tuổi khi anh trai Malcolm qua đời, và kể từ đó, anh trở thành trung tâm của sự chăm sóc và tình cảm của mẹ. Anh ngưỡng mộ cha mình và ngước nhìn ông như một anh hùng, phần lớn đó là nhờ mẹ Pinky luôn kể những câu chuyện miêu tả hình tượng hóa vị anh hùng MacArthur.
Như Arthur Herman viết trong cuốn “Chiến binh người Hoa Kỳ Douglas MacArthur” rằng “Cho đến khi bà qua đời năm 1935, bà vẫn thực sự là người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông”.
“Người đàn ông này là con của tôi!”
Pinky bắt đầu giáo dục con từ rất sớm. Con trai của bà không bao giờ thiếu những cuốn sách về các anh hùng võ thuật, nhà viết tiểu sử của William nói với chúng ta trong cuốn “Caesar của Hoa Kỳ – Douglas MacArthur 1880-1964”: “Sâu trong tâm, họ học được đức tính can đảm và sự ô nhục của sự hèn nhát”.
Ở trường trung học, Pinky đã ghi danh cho con trai mình vào Học viện quân sự West Texas, và với sự khuyến khích không ngừng của bà, anh sớm đạt thành tích tỏa sáng. Trong lĩnh vực thể thao, anh cũng rất xuất sắc, trở thành tiền vệ của đội bóng đá, một người chơi bóng chày và là người chiến thắng trong giải vô địch quần vợt của trường.
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa, cả cha mẹ của MacArthur, đã tìm mọi cách trong khả năng của mình để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào Học viện quân sự Hoa Kỳ tại West Point. Pinky giám sát việc học của con để chuẩn bị cho các kỳ thi này, nhắc con tập trung đọc sách, đồng thời thuê gia sư cho con và cho con học thêm tại một trường trung học ở Milwaukee để ôn lại các môn như toán học và tiếng Anh.
Vào ngày thi, khi MacArthur mất ngủ vì quá lo lắng, chính Pinky đã động viên con. Bà kéo con trai sang một bên và nói: “Hãy tự tin, tự lực và ngay cả khi con không đậu, mẹ biết con đã cố gắng hết sức”.
Điểm của anh cao hơn 16 điểm so với những người giỏi nhất trong số các ứng viên còn lại. MacArthur khăn gói đến Học viện quân sự Hoa Kỳ, và mẹ anh cũng vậy.
Trong bốn năm học, Pinky thuê phòng trong một khách sạn gần Học viện, nơi MacArthur đến thăm bà bất cứ khi nào anh có thể, để chia sẻ những cuộc phiêu lưu của mình, nhận lời khuyên và cảm hứng từ mẹ.
Có một lần, MacArthur phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn. Một phiên tòa được thành lập ở Học viện quân sự Hoa Kỳ đã ra lệnh cho MacArthur buộc phải nói những điều không trung thực. Nếu anh từ chối thì có thể dẫn đến việc bị đuổi khỏi trường.
Trước khi vào phòng xử án, anh một lần nữa trải qua cảm giác buồn nôn đã làm anh căng thẳng như ngày thi tuyển sinh. Ngay trước khi anh xuất hiện trong phòng xử án, anh đã mở một lá thư có một bài thơ mà mẹ gửi. Những dòng cuối cùng truyền cho anh sức mạnh để đối mặt với tòa án:
“Hãy làm nhiệm vụ của con, nếu đó là nhiệm vụ
Để làm thế giới cao ngạo này phải tôn vinh ta,
Hãy chắc chắn rằng, khi phán quyết được nêu ra, con sẽ là người chiến thắng”
Bà còn tự hào khẳng định: “Người đàn ông này là con trai tôi!”
Anh MacArthur đã bảo tồn danh dự của mình, sống sót sau thử thách và tốt nghiệp đứng đầu lớp
Đằng sau ánh hào quang của MacArthur là bóng dáng của mẹ
Ngay cả sau đó, bà Pinky vẫn là một phần trong cuộc sống của MacArthur, người mà anh coi trọng nhất. Bà đã viết thư giới thiệu MacArthur với Thống tướng John J. Pershing của lục quân Hoa Kỳ. Bà đồng hành cùng con trai từ rất sớm trong sự nghiệp quân sự của anh ở vùng Viễn Đông, và sau đó vẫn ở gần anh khi hoàn cảnh cho phép.
Chỉ có một lần, Pinky phản đối lựa chọn của con trai. Đó là khi MacArthur kết hôn với một người phụ nữ đã ly hôn, và bà đã từ chối tham dự đám cưới.
Không giống như đa số mọi người, MacArthur không hề giận mẹ vì chuyện đó. Cho đến khi mẹ mất, và đến cả lúc bản thân phải ra đi, ông vẫn dành cho mẹ tình cảm không nguôi. Dwight Eisenhower, một phụ tá thời đó của MacArthur, đã kể lại rằng việc mẹ qua đời năm 1935 “đã ảnh hưởng đến tinh thần ngài ấy một thời gian khá dài.”
Trong một lá thư gửi cho một người bạn, chính MacArthur đã viết vài ngày sau đám tang rằng: “Mẹ ra đi là một cú sốc rất lớn đối với tôi và tôi gặp khó khăn lớn trong việc điều chỉnh lại bản thân với những điều đã thay đổi. Mất mát này đã làm tôi choáng váng và tôi thấy mình đang mò mẫm trong tuyệt vọng.”
Hiếm khi trong lịch sử chúng ta bắt gặp một mối ràng buộc như vậy giữa mẹ và con trai. Ảnh hưởng của bà rất lớn. Như Arthur Herman đã viết: “Mẹ là nhân vật trung tâm trong cuộc đời của ông ấy… Bà rất cứng rắn nhưng cũng tình cảm và lãng mạn mà lại rất khôn ngoan – đó cũng là những phẩm chất bà truyền lại cho con trai mình”.
Ngài MacArthur tiếp tục sự nghiệp quân sự xuất sắc. Ông chỉ huy các lực lượng ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II, mở ra sự thay đổi chính trị và kinh tế cho Nhật Bản sau cuộc chiến đó, và tham gia Chiến tranh Triều Tiên trước khi trở về quê nhà năm 1951.
Dẫn dắt Douglas MacArthur trên cuộc đời và con đường sự nghiệp là những nguyên tắc và bài học được thấm nhuần bởi “người mẹ trực thăng” của ông, bà Pinky.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times