Lược sử về nghi thức xã giao theo phong cách Pháp (Phần 2/2)
Từ việc bắt buộc xưng hô “mày, tao” trong Cách mạng Pháp đến Bộ luật Dân sự.
Hai thế kỷ sau, nước Pháp dưới thời do Napoléon Đệ Tam cai trị có nền công nghiệp phát triển như vũ bão.
Sau giai đoạn độc tài, cháu trai của Napoléon đã cứu vãn tình thế và tái lập lại nền giáo dục công cộng, bắt đầu công cuộc đổi mới Paris cùng với Nam tước Haussmann. Quyền đình công được trao cho công nhân và đế chế thực dân đã mở rộng quyền cai trị của nước Pháp ra khắp các châu lục.
Nhưng gần 80 năm sau khi tước bỏ các đặc quyền và Chế độ Khủng bố [chính là Công Xã Paris] được lập nên, chế độ này đã buộc người dân Pháp phải từ bỏ mọi phép tắc lịch thiệp và quy tắc cư xử tốt, những biểu tượng đặc trưng của Chế độ Cổ xưa và các lễ nghi quý tộc. Hai đế chế tiếp theo đã tìm cơ hội để tái kết nối với nghi thức xã giao của người Pháp.
Trong cuốn Lịch sử của sự lịch thiệp, nhà sử học Frédéric Rouvillois đã đánh giá tác động của cuộc Cách mạng [Pháp] đối với đạo đức của người Pháp.
Ông giải thích trên nhật báo RetroNews: “Về việc thực sự phá bỏ Chế độ Cổ xưa và thiết lập một con người mới, một con người ‘tái sinh’, người ta đã loại bỏ các quy tắc của phép lịch sự, những thứ bị xem là thủ cựu trong triết học, đi ngược với ý tưởng về sự Tiến bộ, cũng như tạo ra một xã hội bất bình đẳng về căn bản, và phân cấp tầng thứ. Nếu mục tiêu là để những con người mới là công dân nền tảng, nói cách khác là tham gia bình đẳng vào việc hình thành một ý chí chung, thì như các nhà cách mạng nói, phải tiêu diệt tất cả những thứ [cổ] như vậy.”
Cách xưng hô lịch thiệp, ví dụ như đại từ “quý ông” hoặc “quý bà”, đã trở thành những từ bị cấm trong “nền dân sự cộng hòa mới này.”
Việc Napoléon Đệ Nhất lên nắm quyền đã báo hiệu sự quay trở lại của các dạng thức về sự lịch thiệp được hệ thống hóa, đặc biệt là trong gia đình và trong các mối quan hệ giữa nam và nữ.
Do đó, nhà sử học liệt kê một vài ví dụ điển hình của “nền nhân học mới của thế kỷ 19 này”:
“Theo quy tắc nổi tiếng này thì người đàn ông phải bước vào nhà hàng trước hoặc bước lên cầu thang trước, không phải để ngăn người đàn ông nhìn vào mông của người phụ nữ, mà bởi vì người ta cho rằng, trong việc phục hưng huyền thoại này của phép lịch sự, là để đề phòng sự bất trắc có thể xảy ra với người phụ nữ. Tương tự như vậy, trên giường tân hôn, người phụ nữ phải ở phía bên bức tường để người đàn ông có thể che chở cho cô ấy, và trong nhà hàng thì cô ấy sẽ ngồi vị trí ghế dài [được để sát tường và phủ vải] vì lý do này. Toàn bộ các quy tắc, dường như vô lý đối với chúng ta ngày nay, được gắn liền với tầm nhìn về thế giới này, với nền nhân học rất đặc biệt của thời đó.”
Hướng dẫn cho mọi người trên thế giới
Nữ bá tước Anaïs de Bassanville, một nhà văn chuyên viết cho phụ nữ và những người trẻ tuổi, đã cố gắng tập hợp những quy tắc về phép xã giao đã định hình nên nghi thức xã hội thời đó.
Quy tắc về Nghi lễ, có tựa đề là Hướng dẫn cho mọi người trên thế giới trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, đã xuất hiện vào năm 1867 và gây xôn xao báo giới. Tờ Le Figaro đã nhẹ nhàng châm chọc một số đoạn, và xem đó là những “kẻ ngây thơ siêu phàm.”
Vậy Quy tắc về Nghi lễ này chứa đựng những gì? Tác phẩm được viết theo thứ tự ưu tiên của các quy tắc cần được tôn trọng trong xã hội, vì vậy các nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là hôn nhân, được mô tả rất chi tiết. Lo ngại về sự đa dạng tôn giáo, nữ bá tước mô tả các nghi thức bắt buộc đối với người Công giáo, Tin lành và Do Thái, những tôn giáo chính hiện diện ở Pháp vào thời điểm đó.
Ví dụ, một điều mà ngày nay xem là khác thường, thì trong thế kỷ 19, để cầu hôn, chàng trai phải tuân theo hướng dẫn sau: “Nếu quý vị đã gặp một cô gái trẻ mà quý vị đem lòng yêu mến và mong muốn kết hôn với cô ấy, quý vị phải nhờ những người bạn chung liên lạc với gia đình của cô gái trẻ này, để biết liệu mong ước của quý vị có được chấp thuận hay không.”
Nếu gia đình chấp nhận, chàng trai trẻ được phép đến thăm người hẹn ước của mình thường xuyên, “chàng trai được tiếp đón thân thiện, nhưng không quá thân mật”, do đó, nữ bá tước nói rõ: “Sự phân biệt này là rất tế nhị, chúng tôi sẽ giải thích. Ví dụ, chàng trai sẽ thiếu lịch thiệp nếu xuất hiện trong bộ dạng thiếu chăm chút bản thân. Về phần mình, cô gái trẻ không thể tiếp đón vị hôn phu trong trang phục cẩu thả.”
Nói tóm lại, trong khi một số người chủ yếu coi đó là “biểu hiện”, thì những người khác sẽ chỉ coi đó là dấu hiệu của sự tôn trọng lẫn nhau.
Sau khi mô tả các nghi thức cần thiết trong đám cưới, lễ rửa tội và tang lễ, nữ bá tước Bassanville chuyển sang các mối quan hệ xã hội, bao gồm từ nội dung thư đến lời mời tham gia các bữa tiệc và bữa tối hoặc các chuyến thăm viếng xã giao đơn giản.
Mối quan hệ giữa nam và nữ được quy định đặc biệt.
Ví dụ, trong suốt bữa tiệc tối, đàn ông nên đặc biệt chú ý đến những người phụ nữ ngồi xung quanh họ, chẳng hạn như việc trải khăn ăn. “Một người đàn ông không nên trải khăn ăn của mình cho đến khi những người phụ nữ bên cạnh anh ta đã trải khăn của họ.”
Các mối quan hệ với các cá nhân trong gia đình cũng được quy tắc hóa.
“Quý vị có chuyện muốn yêu cầu người hầu của mình, quý vị không nên gọi người đó, mà là tận dụng khoảnh khắc khi người đó nhìn về phía quý vị mà ra hiệu một chút.”
Theo năm tháng, cuốn sách này đã trở thành một tiêu chuẩn về nghi thức xã giao. Và theo nhật báo RetroNews, sau khi Quý bà Bassanville qua đời, tờ Le Figaro đã tri ân “người phụ nữ xuất sắc này”, người đã biết cách khôi phục lại sự cao quý trong cuốn “Phép lịch sự của người Pháp”.
“Nghi thức xã giao! Trong thời đại dân chủ quá mức của chúng ta, phẩm chất này của người Pháp sẽ sớm không gì hơn là một ký ức – một nhãn hiệu trên một cái lon rỗng, một gian hàng chứa đầy hàng hóa pha tạp”, nhật báo này đã than thở như vậy vào ngày 07/11/1884.
Nghi thức xã giao đương đại
Sự truyền bá tư tưởng vô thần của Marx-Lenin, kết hợp với hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, cùng với những thứ khác, góp phần thay đổi sâu sắc trong hành vi không chỉ ở các nước đã trở thành cộng sản như ở Nga hay Trung Quốc, mà còn ở các nước phương Tây.
Ở Pháp, cuộc cách mạng tháng 05/1968 đã dẫn đến các hình thức ủng hộ chủ nghĩa tự do, thông qua chủ nghĩa nữ quyền và đấu tranh giai cấp, làm biến mất của nhiều quy tắc trong nghi thức xã giao: một lần nữa, sự hào hiệp hay lịch sự lại bị xếp vào hàng đạo đức giả của xã hội.
Nhưng kể từ những năm 2000, mối quan tâm về phép lịch sự và cách cư xử tốt đã nổi lên trở lại. Từ Nam tước Rothschilds đến những người đam mê viết blog khác nhau như Hanna Gas (apprendre-les-bonnes-manieres.com), qua các bộ phim truyền hình như Downtown Abbey hay Hercule Poirot, nhiều người Pháp, và lan rộng sang người Âu Châu, Á Châu hoặc người Mỹ, những người mong muốn tìm hiểu lối sống trong quá khứ, nơi mà sự hào hiệp, phép lịch sự và các quy tắc trang phục đã tôn vinh mối quan hệ giữa người với nhau.
Sarita Modmesaïb biên tập
Ngọc Quỳnh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Pháp ngữ
Xem thêm: