Khảo sát: 200,000 người Mỹ có trải nghiệm cận tử mỗi năm
Theo ước tính, có khoảng 200,000 người Mỹ cho biết họ có trải nghiệm cận tử (Near-death experiences, viết tắt là NDEs) mỗi năm. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng trải nghiệm cận tử là một trải nghiệm phổ biến của con người. Những sự kiện này được ghi lại trong văn hóa dân gian của nhiều nền văn hóa, và được nhiều người thuật lại trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Dù những lời giải thích đằng sau nó là gì, trải nghiệm cận tử có ảnh hưởng lớn đến nhiều người.
Theo một cuộc thăm dò của Gallup (Gallup poll) năm 1992 được trích dẫn bởi Quỹ Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (the Near-Death Experience Research Foundation), tính đến năm 1992, có khoảng 13 triệu người Mỹ, tức 5% dân số Hoa Kỳ, đã trải qua trải nghiệm cận tử.
Theo cùng một cuộc thăm dò, 774 người dân ở Hoa Kỳ trải qua trải nghiệm cận tử mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là có thêm khoảng 6 triệu người Mỹ nữa có thể đã trải qua trải nghiệm cận tử kể từ cuộc thăm dò năm 1992, làm tăng số người Mỹ từng trải qua trải nghiệm cận tử từ 13 triệu lên 19 triệu.
Một cuộc khảo sát năm 2011 với 2,000 người Đức được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Cận tử (Journal of Near-Death Studies) cho thấy, 4% trong số đó đã trải qua trải nghiệm cận tử.
Một cuộc thăm dò của Gallup năm 1982 cho thấy trong số tất cả những người Mỹ suýt tử vong, 15% người cho biết họ đã từng trải qua một lần cận tử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, khoảng 9% cho biết họ đã trải qua linh hồn ly thể, 11% cho biết họ đã bước vào một thế giới khác, 8% gặp phải các sinh mệnh linh tính khác, và chỉ 1% có trải nghiệm tiêu cực. Các phát hiện này được công bố trên cuốn sách “Adventures in Immortality” (tạm dịch: “Các cuộc hành trình trong sự bất tử’) bởi hai tác giả là các nhà thăm dò ý kiến George Gallup Jr. và William Proctor.
Cuốn sách cũng tiết lộ rằng, trong số 100 đối tượng có trải nghiệm cận tử, niềm tin tôn giáo và kiến thức trước đây về trải nghiệm cận tử dường như không ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm cận tử.
Trong cuốn sách “Life After Death: The Evidence” (Tạm dịch: “Cuộc sống sau khi chết: Bằng chứng”), tác giả Dinesh D’Souza lưu ý rằng trong một cuộc thăm dò của Gallup năm 1982, các thuật ngữ “bờ vực của cái chết” (verge of death) và “trải nghiệm siêu thường” (unusual experience) có thể chưa được định nghĩa rõ ràng. Ông D’Sousa nói: “Mặc dù vậy, câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể của Gallup cho thấy hàng triệu người Mỹ nói rằng họ đã có ít nhất một số trải nghiệm cận tử điển hình”.
Một cuộc khảo sát năm 2005 của các bác sĩ Hoa Kỳ cho thấy 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Tỷ lệ đó cao hơn nhiều so với các cộng đồng khoa học khác, ông D’Sousa nói.
Nhà xã hội học người Úc Cherie Sutherland đã phỏng vấn 50 người sống sót sau trải nghiệm cận tử và nhận thấy rằng 70% mô tả trải nghiệm của họ là tâm linh, nhưng không ai mô tả nó là tôn giáo. Bà Sutherland đặc biệt yêu cầu những người được hỏi đã từng trải qua kinh nghiệm cận tử để phân biệt giữa những thay đổi trong tâm linh và những thay đổi trong niềm tin tôn giáo.
Trong một bài báo có tiêu đề “Tác động huyền bí của trải nghiệm cận tử” (The Mystical Impact of Near-Death Experiences), bác sĩ y khoa, Giáo sư Bruce Greyson từ trường Đại học Virginia, đã lưu ý: “Ví dụ, trong một nghiên cứu đa văn hóa của Hoa Kỳ và Ấn Độ, các nhà tâm lý học Karlsis Osis và Erlendur Haraldsson không tìm thấy niềm tin tôn giáo và ảo giác cuối đời không có mối quan hệ trực tiếp nào, mặc dù họ nhận thấy rằng hệ thống niềm tin của một cá nhân ảnh hưởng đến việc giải thích trải nghiệm”.
Tiến sĩ Kenneth Ring cũng phát hiện ra hiện tượng tương tự trong một nghiên cứu với 102 người từng trải qua trải nghiệm cận tử.
Giáo sư Greyson kết luận: “Ít nhất, trải nghiệm cận tử đã thúc đẩy sự nâng cao tinh thần bằng cách dẫn chúng ta đặt câu hỏi về một số giả định cơ bản về tâm trí và bộ não, suy nghĩ về mối quan hệ của chúng ta với Chúa, về vũ trụ và vai trò của chúng ta trong đó”.
Hàn Ngọc biên tập
Mai Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: