Cơ quan giám sát cho biết học sinh Anh quốc tụt hậu so với bạn đồng trang lứa sau phong tỏa
Khoảng cách thành tích ngày càng tăng với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sau khi trường học bị đóng cửa vì COVID-19
Một báo cáo mới cho biết những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Anh đang bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa vì tác động kéo dài của việc phong tỏa do COVID-19.
Văn phòng Kiểm toán Quốc gia (NAO) nhận thấy tình trạng thất học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không chỉ “liên tục tăng,” mà còn có thể dẫn đến “gia tăng khó khăn và mất thu nhập đáng kể,” nếu không được giải quyết.
Theo NAO, bất chấp những cố gắng của chính phủ nhằm giúp trẻ em bắt kịp tiến trình học tập bị thiếu hụt trong thời gian phong tỏa, khoảng cách về thành tích học tập vẫn gia tăng ở Anh kể từ năm 2019.
Được công bố hôm thứ Tư, những phát hiện (pdf) kể trên đã làm dấy lên nhiều lời kêu gọi chính phủ hành động để phục hồi nền giáo dục.
Bà Molly Kingsley, người đồng sáng lập nhóm chiến lược cha mẹ UsForThem, nói với The Epoch Times: “Thật thất vọng, nhưng cũng không ngạc nhiên.”
“Một lãnh đạo chuyên về phục hồi, Ngài Kevin Collins, là người được chỉ định để đánh giá chi phí cho một gói phục hồi phù hợp, gói đó trị giá 15 tỷ bảng Anh.”
“Hai hoặc ba năm sau, chúng ta mới trong vị thế được nhận một phần nhỏ trong số đó.”
“Vì vậy, không ngạc nhiên khi chương trình phục hồi đang thất bại cũng như những đứa trẻ thiệt thòi đang bị bỏ lại càng xa hơn nữa ở phía sau.”
“Điều đó càng củng cố rằng chính phủ và các nghiệp đoàn cần đưa những đứa trẻ đó trở lại trường học.”
Báo cáo của NAO, “Phục hồi giáo dục tại các trường học ở Anh quốc,” cho thấy khác biệt về mức độ và sự nhanh chóng phục hồi học tập của học sinh sau khi bị phong tỏa.
Nghiên cứu của Bộ Giáo dục (DfE) cho thấy “tình trạng thất học đã giảm đối với hầu hết học sinh” vào mùa hè năm 2021.
Trung bình, học sinh chậm hơn 2.2; 0.9, và 1.2 tháng so với mức kỳ vọng ở các môn toán tiểu học, đọc tiểu học, và đọc trung học so với số liệu lần lượt là 3.6, 1.8 và 1.5 tháng vào mùa thu năm 2020.
Tuy nhiên, các bài kiểm tra quan trọng ở giai đoạn 2 của học sinh Lớp 6 vào năm 2022 cho thấy kết quả đạt được đã giảm “đáng kể” so với trước đại dịch.
Giảm thu nhập trong tương lai
Học sinh đạt tiêu chuẩn mong đợi của DfE trong tất cả các môn đọc, viết, và toán giảm từ 65% (năm 2019) xuống còn 59%.
Chỉ số khoảng cách thiệt thòi — thước đo sự khác biệt về thành tích học tập giữa học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khác — ở cuối cấp tiểu học tăng từ 2.91 vào năm 2019 lên 3.23 vào năm 2022.
Chỉ số bằng 0 đồng nghĩa với không có khoảng cách thiệt thòi.
NAO cho biết nếu không được giải quyết, việc thiếu hụt kiến thức “có thể dẫn đến bất lợi gia tăng và mất đi đáng kể thu nhập trong tương lai cho những học sinh bị ảnh hưởng.”
Cơ quan giám sát này khuyến nghị rằng DfE nên “phát triển hơn nữa cách tiếp cận để theo sát tiến trình nhằm đạt được kỳ vọng về thành tích của học sinh và báo cáo thường xuyên về tiến độ.”
Báo cáo cho biết thêm: “DfE cũng nên mô hình hóa tác động của việc rút trợ cấp cho NTP và khoản phí phục hồi sau năm 2023/2024, giúp đánh giá việc dạy thêm trong trường học theo mục tiêu của DfE có bền vững về mặt tài chính hay không.”
Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn là những học sinh đã phải nhận bữa ăn miễn phí tại trường trong sáu năm qua, và có thể bao gồm những trẻ em đã từng được chính phủ địa phương chăm sóc.
Tiếp tục nhiệm vụ vì trẻ em
Khoảng một nửa số học sinh được nhận Chương trình Dạy kèm Quốc gia (NTP) hàng đầu của chính phủ — nhằm mục đích giúp học sinh bắt kịp việc học bị bỏ lỡ trong đại dịch — đã bị thiệt thòi trong năm 2021–2022.
Báo cáo cho biết 51% học sinh có hoàn cảnh khó khăn được dạy kèm thông qua chương trình đối tác học phí, thấp hơn so với mục tiêu 65% của DfE. 47% học sinh có hoàn cảnh khó khăn được dạy kèm thêm bởi nhà trường.
Đáp lại những phát hiện này, bà Dame Meg Hillier, chủ tịch Ủy ban Tài khoản Công cộng, cho biết: “DfE phải tiếp tục tập trung vào việc giải quyết tình trạng thất học cho tất cả trẻ em, vì mục tiêu của DfE là thu hẹp khoảng cách thành tích học tập giữa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các bạn đồng trang lứa, vốn ngày càng gia tăng trong đại dịch.
“Nếu không làm như vậy, chi phí dài hạn là rất lớn đối với học sinh và toàn xã hội. DfE có nghĩa vụ lâu dài đối với những đứa trẻ bỏ lỡ việc học và tiếp tục phải trả giá.”
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Tư (08/02), một phát ngôn viên của DfE thừa nhận còn “nhiều việc phải làm” để thu hẹp khoảng cách bất lợi trong giáo dục.
Vị phát ngôn viên này cho biết: “Gần ba triệu khóa học đã bắt đầu thông qua Chương trình Dạy kèm Quốc gia, tạo nên một cuộc cách mạng trong cung cấp sự trợ giúp có mục tiêu đến các trường học.”
“Chúng tôi rất vui khi thấy rằng những phát hiện gần đây cho thấy trẻ em đang tiến bộ, nhưng chúng tôi biết rằng còn nhiều việc phải làm, bao gồm cả việc nỗ lực để thu hẹp khoảng cách trong thành tích học tập.”
Bộ cho biết “trong hai năm tới sẽ đầu tư hơn 5 tỷ bảng Anh để tài trợ phí bảo hiểm nhằm cải thiện kết quả cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Anh.”
“Số tiền này sẽ nằm ngoài nguồn tài trợ phí bảo hiểm phục hồi bổ sung bền vững, vốn đã tăng gần gấp đôi ở các trường trung học trong năm nay.”
Tác động của đại dịch đối với trường học
Những báo cáo về tác động liên tục của việc phong tỏa do COVID-19 đối với học sinh được đưa ra chưa đầy một tháng, sau khi số liệu của NHS tiết lộ hơn một triệu trẻ em cần được điều trị sức khỏe tâm thần nghiêm trọng trong đại dịch.
Dữ liệu do hãng thông tấn PA phân tích cho thấy số lượt giới thiệu điều trị sức khỏe tâm thần cho những người dưới 18 tuổi của NHS đã tăng 39% trong vòng một năm, lên 1,169,515 khoảng từ năm 2021 đến 2022.
Đây là một bước nhảy vọt từ 839.570 vào năm 2020 đến 2021.
Tháng Tám, số liệu của DfE tiết lộ gần 13,000 trẻ em đã bị đuổi học vì không tuân theo các quy tắc COVID-19 trong năm học 2020–2021.