Viên minh châu đã mất: Nền văn minh Khoa học Kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại (P.2)
Xem thêm Phần 1, Phần 3, phần 4,
Hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã nắm vững quy luật vận hành năng lượng của cơ thể con người và lập ra bộ môn Trung Y một cách có hệ thống và hoàn hảo. Phương thức sinh sống và thái độ sử dụng khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc cổ đại đều xuất phát từ vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Các “kinh lạc huyệt vị” được đề cập trong y học cổ đại Trung Quốc không hề tồn tại trong cơ thể con người, mà tồn tại dưới dạng “năng lượng” trong một không gian vi mô hơn bên ngoài cơ thể …
Nói về y học Trung Quốc thời cổ đại, Hoa Đà vào thời Tam Quốc đã sử dụng loại thuốc gây mê “Ma Phí Tán” do ông chế tạo để gây mê toàn thân cho bệnh nhân, sau đó thực hiện phẫu thuật mở bụng để loại bỏ khối u, rồi khâu dạ dày và ruột lại, so với quy trình gây mê tương tự được thực hiện ở phương Tây là sớm hơn 1,600 năm. Ngoài ra, y học cổ đại Trung Quốc còn có những thành tựu đáng kinh ngạc hơn, những quy luật như “kinh lạc huyệt vị” và “khí huyết vận hành” của cơ thể con người mà người xưa phát hiện đang dần được khoa học hiện đại khẳng định một cách gián tiếp. Điều đáng chú ý là những kinh lạc huyệt vị này không tồn tại trong cơ thể người, mà tồn tại dưới dạng năng lượng ở một không gian vi mô hơn bên ngoài cơ thể. Vậy nên, nó không thể được tìm thấy trong giải phẫu học hiện đại, mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ điện từ mới có thể phát hiện được.
Có một ví dụ trực quan có thể giúp chúng ta hiểu các thông đạo năng lượng được gọi là “kinh lạc” tồn tại bên ngoài cơ thể người như thế nào, đó là “đường sức từ” – những đường được vẽ xung quanh nam châm để biểu thị quy luật phân bố của từ trường (một dạng trường năng lượng) xung quanh nam châm. Khi người ta mổ xẻ một khối nam châm, họ không thể tìm thấy đường sức từ, nhưng quy luật phân bố năng lượng từ trường trong không gian vi mô được biểu thị bằng đường sức từ lại thật sự tồn tại. Cũng giống như vậy, “kinh lạc” thực sự là các thông đạo dẫn dòng năng lượng của con người ở cấp độ vi mô xung quanh cơ thể, và các huyệt vị chính là những công tắc và mạng lưới có thể điều khiển hoạt động của các dòng năng lượng này.
Ngay cả ngày nay, khoa học hiện đại cũng chỉ có thể xác nhận rằng những “thông đạo năng lượng” này xác thực là có tồn tại trong cơ thể con người, và chúng phù hợp với vị trí của các kinh lạc được ghi lại trong Trung y. Tuy nhiên, khoa học hiện đại vẫn chưa thể phát hiện ra quy luật của chúng, nhưng ngay từ hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã hoàn toàn nắm vững quy luật vận hành của những dòng năng lượng này, đồng thời thiết lập ra một môn Trung Y hoàn hảo và có hệ thống.
Câu hỏi đặt ra là, khoa học hiện đại còn không thể nắm bắt được quy luật dòng năng lượng trong cơ thể con người, vậy người Trung Quốc cổ đại làm thế nào khám phá ra?
Có người chắc chắn sẽ hỏi, từ thời cổ đại Trung Quốc đã có rất nhiều kỹ thuật cao như vậy, chẳng lẽ nền văn minh của Trung Quốc cổ đại tiên tiến hơn nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại sao? Trên thực tế, xét từ quan điểm vật chất, không có cách nào để kết luận nền văn minh nào tiên tiến hơn. Ví dụ, người xưa dùng cày và trâu để xới đất, chắc chắn hiệu quả không bằng máy móc nông nghiệp của người hiện đại. Người xưa sử dụng ngựa và xe kéo để đi lại, không thể so sánh với xe hơi và máy bay ngày nay. Dù kỹ thuật đúc kiếm của người xưa có tiên tiến đến đâu thì vai trò của nó trong chiến tranh cũng không thể so sánh được với súng máy, xe tăng và đại bác của xã hội hiện tại.
Sản phẩm khoa học kỹ thuật của một thời đại sẽ tương ứng với cuộc sống sinh hoạt vào thời bấy giờ, nghĩa là con người muốn sống như thế nào thì sẽ phát minh ra những đồ dùng, công cụ cần thiết như thế. Người Trung Quốc cổ đại theo đuổi triết lý sống “thiên nhân hợp nhất”, phương thức sinh sống và lý tưởng mà họ theo đuổi hoàn toàn khác với người hiện đại.
Dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, người Trung Quốc cổ đại hy vọng có thể sống một cuộc sống giữ gìn nhân cách, đạo đức và lương tri. Ngay cả khi họ có trí tuệ và kiến thức tuyệt vời, họ sẽ chỉ phát minh ra công nghệ và đồ dùng phù hợp với triết lý sống và lý tưởng của họ.
Vì vậy, cốt lõi của vấn đề không phải là nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại của Trung Quốc có tiên tiến hơn nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại hưng khởi từ phương Tây hay không. Mà nó nằm ở phương thức sinh sống tương ứng với những nền văn minh vật chất này, lối sống nào lâu bền và ổn định hơn, có thể thúc đẩy tốt hơn việc duy trì nhân cách, đạo đức và lương tri. Hay nói một cách cơ bản, vấn đề là nền văn minh nào có thế thuận theo Thiên Đạo, cùng tồn tại hài hòa với thiên địa vạn vật, thì đó mới chính là ý nghĩa của từ “văn minh” vậy!
Biểu hiện của văn minh khoa học Trung Quốc dưới quan niệm “Thiên nhân hợp nhất”
Theo “Tam quốc chí”, những nỗ lực cả đời và kinh nghiệm chữa bệnh của Hoa Đà đều được ghi lại trong cuốn “Thanh nang thư” của ông, nhưng tương truyền rằng do người học trò bảo vệ không chu toàn nên cuối cùng cuốn sách đã bị đốt cháy. Rất nhiều thành tựu y học của Hoa Đà đều không được lưu truyền, trong đó có loại thuốc gây mê “Ma phí tán” mà ông dùng để phẫu thuật.
Theo các ghi chép lịch sử, nguyên liệu của “Ma phí tán” đến từ sự kết hợp của các loại thực vật, giống như thảo dược Trung y ngày nay, còn các loại thuốc gây mê hiện nay ở phương Tây đều là sản phẩm hóa học, là sản phẩm của thời đại công nghiệp hóa hiện đại. Điều này cho thấy nền văn minh nông nghiệp và nền văn minh công nghiệp chỉ là hai cách sống khác nhau, và dưới những cách sống khác nhau, con người sử dụng những phương thức kỹ thuật khác nhau. Rõ ràng, dùng quan niệm của thời đại hiện nay mà xét, phương thức mà người Trung Quốc cổ đại sử dụng là xanh hơn và hữu cơ hơn. Phương thức sinh sống và thái độ sử dụng công nghệ của người Trung Quốc cổ đại đều xuất phát từ quan điểm “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Quan điểm “Thiên nhân hợp nhất” cho rằng “vũ trụ và thiên địa vạn vật là do Thần tạo ra”, con người sống trong trời đất, thì hành vi của con người phải phù hợp với ý muốn của Thần và quy luật vận hành của đất trời. Ý chỉ của Thần, cũng chính là Thiên ý, quy luật vận hành của trời đất chính là Thiên đạo. Vì thế, làm theo Thiên đạo, thấu hiểu Thiên ý, thực hiện Thiên mệnh là phương hướng cơ bản trong mọi hành vi của người Trung Quốc cổ đại. Là một phần của vũ trụ, một bộ phận của Thiên đạo, mọi phương thức sinh sống của con người đều phải tuân theo Thiên đạo, hòa hợp với trời đất và đạt được trạng thái “thiên nhân hợp nhất”.
Ví dụ, thiên văn học ở Trung Quốc cổ đại rất phát triển, mục đích cơ bản của người xưa khi quan sát thiên văn là để thấu hiểu Thiên ý thông qua các hiện tượng thiên văn. Điều này về cơ bản khác với thiên văn học hiện đại, vốn chỉ nghiên cứu quy luật của các thiên thể.
Trong “Chu Dịch – Hệ Từ” có ghi chép: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, Thánh nhân tương chi” (Trời xuất hiện các hiện tượng, báo trước điềm lành dữ, chỉ có Thánh nhân có thể đoán được).
Câu đầu tiên trong “Âm Phù Kinh” của Hoàng Đế nói rằng: “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hĩ” (Nhìn đạo của trời, theo trời mà hành, mọi sự đều hay).
Người xưa biết rằng đằng sau thiên tượng chính là ý trời, muốn hiểu được ý trời thì phải nghiên cứu thiên tượng, vì vậy quan sát thiên tượng là một môn quan trọng nhất của người xưa.
Theo các ghi chép lịch sử, truyền thống quan sát mặt trời, mặt trăng và các vì sao để đoán vận may rủi đã bắt đầu từ thời kỳ Hoàng đế. Mà các công cụ để quan sát thiên văn cũng đã có trong “thời đại Nghiêu Thuấn”.
Cuốn “Xuân thu văn diệu câu” thời nhà Hán ghi lại: “Cao Tân nhận lệnh, Trọng Lê nói về thiên văn, Đường Nghiêu lên ngôi, Hy Hòa lập Hỗn thiên nghi”. “Hỗn thiên nghi” ở đây chính là khí cụ được người xưa sử dụng để quan sát thiên văn. Vào thời Đông Hán, trên cơ sở của những người đi trước, Trương Hành đã cải tiến “Hỗn thiên nghi” và tạo ra đài khí cụ đầu tiên trong lịch sử có thể chạy đồng bộ với các thiên thể. “Hỗn thiên nghi” có thể diễn tả hoạt động của các hiện tượng thiên thể, dự đoán thiên tượng và có chức năng giống như lịch.
Dựa trên công cụ này, Trương Hành đã quan sát được hơn 2,500 tinh thể, vẽ ra tinh đồ (bản đồ sao), khám phá ra nguyên nhân của “nhật thực” và “nguyệt thực”. Những thành tựu và công cụ thiên văn này chính là đã ra đời dưới sự hướng dẫn của tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”.
Khi người Trung Quốc cổ đại quan sát các hiện tượng thiên thể, họ không chỉ có thể khám phá ra các quy luật vận động của thiên thể mà còn hiểu được thiên ý đằng sau các hiện tượng đó. Trong lịch sử Trung Quốc, việc xem thiên tượng chủ yếu là để chỉ ra sự thành bại trong việc cai trị của Hoàng đế, vận mệnh của vương triều, và giúp cho hành vi của Hoàng đế phù hợp với Thiên ý.
(Còn tiếp)