Trí tuệ nhân tạo không thể ‘đe dọa’ các nhà soạn nhạc
Đánh giá bản giao hưởng do Huawei hoàn thiện dựa trên ‘Bản Giao Hưởng Dang Dở” của nhà soạn nhạc Schubert.
Gần đây, công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc đã không có được thiện cảm từ báo giới. Nhiều quốc gia gồm cả Úc đã loại trừ Huawei ra khỏi các dự án xây dựng mạng lưới 5G, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng đã từng cáo buộc tội hình sự đối với công ty này và giám đốc tài chính của họ.
Khi bị kẹt giữa những tai ương như vậy, thì việc chuyển hướng đến một điều gì đó vô hại như âm nhạc cổ điển để tỏ ra chú trọng vào sự sáng tạo công phu, truyền thống văn hóa, và những điều bí ẩn của nhân loại là điều có thể hiểu được.
Trong năm Kỷ Hợi (năm 2019), Huawei cho ra mắt bản nhạc hoàn chỉnh của tác phẩm “Unfinished Symphony” (Bản Giao Hưởng Dang Dở) của nhà soạn nhạc Schubert trong buổi biểu diễn tại Nhà hát Cadogan Hall ở London. Bản nhạc này được hoàn thiện bằng cách “kết hợp những đổi mới công nghệ của trí tuệ nhân tạo của công ty Huawei” từ chiếc điện thoại thông minh của hãng này cùng kiến thức chuyên môn của nhà soạn nhạc phim Lucas Cantor.
Sự phân chia lao động ở đây là gì? Trang web của hãng Huawei, nơi bạn có thể nghe được bản nhạc hoàn chỉnh đó, giải thích rằng chiếc điện thoại thông minh “lắng nghe hai chương đầu tiên trong Bản Giao Hưởng của Schubert … phân tích những yếu tố âm nhạc then chốt đã làm nên sự diệu kỳ của tác phẩm, sau đó tạo ra giai điệu cho chương thứ ba và chương thứ tư còn thiếu từ kết quả phân tích đó.” Nhà soạn nhạc Lucas Cantor lựa chọn và phối nhạc từ những giai điệu được đưa ra. Vai trò của ông là “phát triển những ý tưởng hay từ Trí tuệ Nhân tạo (AI) và bổ sung vào những khoảng trống nếu cần thiết.”
Ông Cantor mô tả trải nghiệm của ông khi soạn nhạc cùng với AI như thể ông có một cộng tác viên không mệt mỏi, không bao giờ cạn ý tưởng và không bao giờ trở nên cáu kỉnh.
Tại sao Huawei lại chọn gánh vác một bản giao hưởng đang còn dang dở (có lẽ là cố ý) của nhà soạn nhạc nổi tiếng về việc tìm kiếm một thế giới tốt đẹp hơn thông qua âm nhạc, đặc biệt là sau lần nhiễm bệnh rất nặng vài tháng sau khi sáng tác tác phẩm đó? Theo ông Walter Ji, chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, dự định của Huawei là “làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người.”
Chúng ta biết rằng nhà soạn nhạc Schubert đã thành công, nhưng thí nghiệm của Huawei lại phản ánh sự hoài nghi? Những người có đôi tai tinh tường có thể nghe thử nghiệm này trên trang: Consumer.Huawei.com
Thực ra, thế nào cũng bất ngờ thôi vì chương thứ ba và thứ tư hoàn toàn là của soạn giả Cantor và chiếc điện thoại thông minh, bởi vì Schubert đã để lại một số bản phác thảo dành cho chương ba mà những soạn giả khác đã viện dẫn đến trong quá khứ. Có thể là chiếc điện thoại thông minh này không có số liên lạc của các học giả nghiên cứu về Schubert chăng?
Quá trình gây ấn tượng
Dù vậy, vấn đề lớn nhất đối với tôi dường như là những chương mới này nghe chỉ có một chút giống với Schubert, chúng giống với nhạc phim nhiều hơn. Phong cách các hợp âm lửng của tác giả Wagnerian và sự phối khí sáo rỗng không làm cho các chương đó dễ dàng trở thành thứ nên là.
Trong khi hai chương đầu, Schubert tìm kiếm tiếng nói có tính chất trữ tình thân mật, cá nhân, và bi tráng, phản ánh một cuộc đối thoại nội tâm, chủ quan, thì hai chương cuối thay đổi bản sắc của bản giao hưởng với các yếu tố kịch tính và sử thi trịnh thượng. Phần kết phô trương của chương thứ tư hoàn toàn không phù hợp với xuất phát điểm bâng khuâng và hoài niệm của chương đầu tiên.
Hai chương cuối truyền tải sự thiếu hiểu biết rõ rệt về triết lý nội tại của nghệ thuật hay sự phát triển mang tính nghệ thuật. Được lắp ghép nhằm được tung hô và khen ngợi, hai chương nhạc đó tạo ấn tượng ở mức độ tồi tệ nhất.
Các chương nhạc ‘hoàn thiện’ này là tầm thường và lỏng lẻo, không giống với âm nhạc của Schubert, cho dù họ đã tổng hợp từ các chất liệu âm nhạc trong hai chương đầu, với sự trợ giúp của điện thoại thông minh trong những đoạn trích giai điệu và làm giảm các nét đặc trưng riêng của âm nhạc Schubert đến mức chả còn gì. (Ví dụ, phần đệm đàn dây lặp đi lặp lại của các chương sau cố gắng tìm kiếm sự sự hài hòa với chương một, nhưng có vẻ là lạc điệu với những chương khác.)
Điểm yếu về hình thức là cấu trúc rhapsody (cường điệu) không thể níu giữ sự chú tâm của người nghe. Điều này đòi hỏi phải có lời thuyết minh bên ngoài để làm rõ ý. Chắc chắn rằng, âm nhạc này không tệ hơn thứ bùn loãng tràn ngập trên các bộ phim truyền hình dài tập lịch sử trên TV.
Vậy thì, chúng ta học được điều gì về âm nhạc và trí tuệ nhân tạo? Điều quan trọng nhất: Sáng tác âm nhạc là thành tựu độc đáo của nhân loại, và đó không phải là một quá trình xây dựng đơn thuần từ những ý tưởng góp nhặt được hình thành từ trước. Không giống như các mẫu nhà bếp lắp ghép sẵn, các bản nhạc giao hưởng liên kết mật thiết giữa chất liệu âm nhạc và hình thức vì chúng được sinh ra và phát triển cùng nhau.
Lựa chọn các chất liệu âm nhạc để phân tích (giai điệu, phong cách, câu nhạc) không thể cho một tác phẩm tự nhiên và có tính nghệ thuật. Thí nghiệm của Huawei là ngây thơ về nghệ thuật và thẩm mỹ.
Tại phần mở đầu của bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào cũng là tiếng nói của trực giác hay tâm linh của chúng ta.
Khi hai chương nhạc của Schubert được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1865, 37 năm sau khi ông qua đời, nhà bình luận âm nhạc Eduard Hanslick ở Vienna, đã nghe được tinh thần như thế này:
Sau vài nhịp mở đầu của bản nhạc, kèn clarinet và oboe cùng tấu lên bài ca ngọt ngào trên nền nhạc êm dịu lặng lẽ của vĩ cầm, và rồi mỗi đứa trẻ đều biết đến nhà soạn nhạc, và tiếng cảm thán nửa như kìm nén thì thầm cái tên “Schubert” trong khắp nhà hát.
Trong sự hòa hợp giữa hình thức và chất liệu trong âm nhạc, nhà soạn nhạc thổi hồn vào đó. Ông Hanslick gọi đó là “cá tính.” Có vẻ như thí nghiệm của Huawei hoàn toàn thiếu vắng cá tính này.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times