Trăng sáng đêm Rằm – Thi từ xưa lộng lẫy
Lại sắp đến đêm Rằm Trung thu mỗi năm một lần, ánh trăng tròn sáng trong lại lần nữa chiếu rọi nhân gian. Trong ngàn năm qua, có vô số câu chuyện cũ trôi theo dòng sông dài của lịch sử, cũng có vô số người lúc tâm tình tròn khuyết, trong thỏa mãn và tiếc nuối mà ca hát, rơi lệ.
Trong ngày tiết đẹp, chúng ta luôn có một chút cảm khái không nơi nào có được. Mặc dù chúng ta vẫn giữ được một số phong tục Tết Trung thu lâu đời như ngắm trăng, ngắm đèn lồng, ăn bánh trung thu, đoán câu đố trên đèn lồng. Tuy nhiên, có một phong tục tao nhã và thú vị mang những ý nghĩa sâu xa đã dần bị mai một, đó chính là – Làm thơ.
Nhân dịp Tết Trung thu này, chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức thi từ cổ, cùng ngược dòng tìm hiểu, thưởng thức, lý giải nét đẹp của thi từ cổ điển, cũng như chí hướng và tâm tình của các bậc văn nhân.
Chủ đề lớn nhất vào dịp Trung thu là trăng, ánh trăng được các văn nhân giao phó cho ý tưởng phong phú, đời đời bày tỏ tâm tình hoài bão, đời đời truyền xướng.
Ánh sáng trong trẻo tràn đầy giữa chốn nhân gian – Trong vắt
Thiên tướng kim nhật nguyệt, nhất biên tẩy hoàn doanh.
Thư thoái cửu tiêu tĩnh, thu trừng vạn cảnh thanh.
Tinh thần nhượng quang thái, phong lộ phát tinh anh.
Năng biến nhân gian thế, tiêu nhiên thị ngọc kinh.
(Lưu Vũ Tích – “Bát nguyệt thập ngũ dạ ngoạn nguyệt”)
Tạm dịch nghĩa:
Trên trời dùng ánh trăng sáng đêm nay, rửa sạch hoàn toàn nơi nhân gian.
Nắng nóng thoái lui, trời đất trong suốt, cuối thu khí mát cảnh sắc sáng trong.
Khắp trời đầy sao, phai màu ảm đạm trước ánh trắng, gió vàng sương ngọc soi bóng trăng sáng rực rõ.
Thế gian khắp bốn biển biến thành ruộng dâu, trăng trong thiên cung dù trải qua ngàn năm vẫn trong vắt.
Phân tích thưởng thức:
Cái tuyệt mỹ ở chốn Thiên cung là điều người phàm xưa nay hướng tới, Thi hào Lưu Vũ Tích cũng không ngoại lệ. Vì sinh ra giữa thời nhà Đường, thơ Lưu Vũ Tích đã có khí phách của thời thịnh thế, ông làm người cũng có phẩm cách bất khuất. Sau khi trải qua sóng gió trên chính trường và bị biếm trích, ông vẫn giữ khí khái bộc lộ tình cảm phóng khoáng vạn trượng: “Tự cổ phùng thu bi tịch liêu, ngã ngôn thu nhật thắng xuân triêu” (Tạm dịch: Từ xưa gặp thu buồn tịch liêu, ta nói ngày thu hơn hẳn lúc xuân).
Nhà thơ cũng không thèm để ý những cái Xuân đau Thu buồn khiêu khích vạn loại nhàn sầu kia. Tương phản, nghịch cảnh và trắc trở chỉ có thể khiến cho ông càng ngày càng kiên định, càng ngày càng hăm hở tiến lên, bởi vì lòng dạ của ông lỗi lạc, chí hướng cao xa, con đường ông lựa chọn chưa từng thay đổi, giống như ánh trăng sáng “đêm nay”.
Trăng tròn người chưa tròn – Tiếc nuối
Mộ vân thâu tận ích thanh hàn,
Ngân hán vô thanh chuyển ngọc bàn.
Thử sinh thử dạ bất trường hảo,
Minh nguyệt minh niên hà xứ khan.
(Tô Thức – “Dương Quan khúc”)
Tạm dịch nghĩa:
Buổi chiều mây mù dần dần tan hết, trên bầu trời xuất hiện một mảng trong xanh lạnh lẽo.
Ngân Hà lặng yên im ắng, trên trời cái mâm tròn sáng trong như ngọc di chuyển chậm rãi.
Đêm tối trong cuộc đời này từ đầu đến cuối chẳng đẹp đẽ giống đêm nay,
Trăng sáng năm sau chúng ta sẽ thưởng thức nơi nào đây?
Phân tích thưởng thức:
Bài “Dương Quan khúc” này của Tô Đông Pha là bài từ có cách thức giống thơ. Thơ từ thời xưa đều có thể dùng ca hát, mà “Dương Quan khúc” là điệu ly biệt, được gọi tên từ “Tây xuất Dương Quan vô cố nhân” (Rời khỏi phía tây Dương Quan chẳng còn người quen cũ). Mặc dù Tô Thức cả đời yêu thích đọc Kinh Phật, nhưng lại không thể hoàn toàn coi nhẹ sướng vui giận buồn ở cõi nhân sinh. “Nguyệt hữu âm tình viên khuyết, nhân hữu bi hoan ly hợp” (Trăng có sáng đục tròn khuyết, người có buồn vui tan hợp), là một trong những câu nổi tiếng nhất trong Tống từ được Tô Thức sáng tác.
Mỗi một lần ly biệt, đều gợi lên sự cảm thương trong nội tâm của ông. Mỗi một lần gặp nhau, lại khiến cho ông sợ hãi ly biệt. Bài thơ này làm ở Từ Châu, lúc ấy em trai của Tô Thức đang trông ngóng ông, sau khi cùng ông thưởng tiết Trung thu thì ly biệt. Ông nghĩ mỗi năm đều cùng người thân cùng nhau thưởng tiết Trung thu, nhưng mà đa số thời gian trong cuộc đời đều là chia ly và nhớ nhung. Một đời con người cuối cùng sẽ có rất nhiều tiếc nuối.
Ngàn dặm tặng trăng sáng – Tưởng niệm
Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thời.
Tình nhân oán dao dạ, cánh tịch khởi tương tư.
Diệt chúc lân quang mãn, phi y giác lộ tư.
Bất kham doanh thủ tặng, hoàn tẩm mộng giai kỳ.
(Trương Cửu Linh – “Vọng nguyệt hoài viễn”)
Tạm dịch nghĩa:
Một vầng minh nguyệt từ trên mặt biển nổi lên, đám người tắm rửa cách xa ngàn dặm nhìn giống nhau dưới ánh trăng.
Bên này bên kia đều nhớ nhung người thân của mình, bạn bè trong đêm dài đằng đẵng khó mà chìm vào giấc ngủ.
Ánh trăng đã chiếu sáng phòng ngủ, ta đứng dậy đem nến tàn thổi tắt, khoác thêm áo ngoài đã dính hạt sương.
Dùng hai tay nâng ánh trăng sáng, nhưng không thể tặng nó cho người, ta không thể làm gì khác hơn là lại lần nữa ngủ, mộng thấy lần sau cùng người gặp gỡ.
Phân tích thưởng thức:
Trương Cửu Linh là một hiền tướng sau cùng của triều Đường trước loạn An Sử. Ông khi tuổi già nhân lúc kẻ tiểu nhân trong triều được trọng dụng mà thỉnh cầu từ quan, cáo lão hồi hương. Đường Huyền Tông mặc dù trong lòng bất mãn với Trương Cửu Linh, nhưng sau khi ông rời đi lại tiếc nuối, hận mình tìm không được một tể tướng phong độ khí chất giống như ông.
Hôm nay, chúng ta khó có thể xác nhận trong bài thơ này, người mà Trương Cửu Linh hoài niệm là người nhà, bằng hữu của mình, hay là vị Quân vương không nghe lời can gián kia. Nhưng, chúng ta lại biết, mặc kệ cách nhau bao xa, ông đều muốn đem ánh trăng sáng – lời nguyện cầu tốt đẹp nhất cho người mà ông nhớ nhung. Nội tâm nhà thơ chân thành, thuần chân và thiện lương khiến người ta động lòng. “Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì” (Trên biển có trăng sáng, chân trời giống lúc này), cũng trở thành câu thơ vịnh trăng được nhiều người yêu thích nhất.
Trăng nay chiếu sáng người xưa – Vĩnh hằng
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần, hiệu hiệu không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt, giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, giang nguyệt niên niên vọng tương tự.
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân, đãn kiến trường giang tống lưu thủy.
(Trương Nhược Hư – “Xuân giang hoa nguyệt dạ” tiết tuyển)
Tạm dịch nghĩa:
Trời nước một màu trong vắt cao xa, ánh trăng sáng trong treo cao nơi chân trời.
Ai trên bờ sông lần đầu trông thấy mặt trăng, mặt trăng năm nào lần đầu chiếu rọi nhân gian?
Người một đời lại một đời già đi, mặt trăng mỗi năm đều vẫn là dáng vẻ đó.
Vầng trăng sáng này rốt cuộc là đợi chờ ai đến? Chúng ta chỉ nhìn thấy Trường Giang chảy về hướng đông, chưa hề đổi thay.
Phân tích thưởng thức:
“Xuân giang hoa nguyệt dạ” của Trương Nhược Hư là một trong những bài thơ dài mà nhiều người biết đến nhất, được khen là “Cô thiên cái toàn Đường” (Chỉ riêng nó đã bao trùm hết toàn bộ thơ văn thời Đường). Toàn thơ nước chảy mây trôi, một mạch mà thành. Cũng như ‘Bài ca tháng sáu’ trong tổ khúc ‘Bốn mùa’ của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky, trong cảnh ý yên tĩnh ưu mỹ lại khiến lòng người có chút gợn sóng.
Câu thơ được trích dẫn này dùng phong cách sáng tác trong “Thiên vấn” của Khuất Nguyên, dựa vào chủ đề mặt trăng mà gửi đi vô vàn câu hỏi về thời sơ thủy, sự thật cũng như điểm cuối của vũ trụ và nhân loại. Trong cảnh đêm trăng đẹp tựa chốn thiên giới, nhà thơ phát hiện nỗi thống khổ bất lực nhất của con người: Cũng như Trường Giang chảy về hướng đông, mỗi một thế hệ cuối cùng rồi sẽ già đi, cuối cùng rồi sẽ qua đời. Như vậy, ý nghĩa của nhân sinh rốt cuộc là gì? Nhà thơ phát ra lời than thở thâm trầm: “Vầng trăng sáng này rốt cuộc là đang đợi chờ ai? Ta, lại đang đợi chờ ai?”
***
Mặc dù một số thời đại huy hoàng trong thơ từ xưa đã trở thành quá khứ, nhưng cảnh ý trong thơ lại được bảo lưu trong diễn xuất của “Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun”. Văn hóa Thần truyền một mạch truyền thừa, các loại hình thức nghệ thuật dung hội quán thông. Thơ có thể nhập vào ca, có thể nhập vào họa, có thể nhập vào nhạc, cũng có thể phối hợp với vũ đạo. Trong tiết mục “Lý Bạch túy tửu” năm 2009 của Shen Yun, hình tượng Thi tiên Lý Bạch đắm trong rượu vô cùng sinh động, ông tự rót tự uống, tự múa tự ca, ở trong ánh trăng viết xuống một câu hay “Địch đãng thiên cổ sầu, lưu liên bách hồ ẩm” (Tạm dịch: Gột rửa nỗi sầu nghìn năm, quyến luyến trăm vò rượu uống), cuối cùng cảm hóa Tiên Nga chốn thiên cung hạ phàm tới thăm vị trích tiên này.
Trong chương trình biểu diễn của Shen Yun năm 2013, với tiết mục vũ đạo “Đường Huyền Tông du nguyệt cung”, chúng ta được gặp tình cảnh tuyệt diệu “Thiên tướng kim dạ nguyệt, nhất biến tẩy hoàn doanh”.
Năm 2008, vũ kịch “Hằng Nga bôn nguyệt” rất sinh động, tái hiện “Cổ lãng nguyệt hành” của Lý Bạch, miêu tả chuyện xưa truyền kỳ “Thỏ trắng giã thuốc xong rồi, hỏi giờ cùng ai nếm đây?… Hậu Nghệ xưa bắn rơi chín mặt trời, trời và người sáng trong, yên ổn.”
Thông qua phong cách thể hiện phong phú cùng hình thức biểu diễn tinh xảo – múa cổ điển Trung Quốc, chúng ta được thể nghiệm tâm tình tiêu dao tự tại của văn nhân thời xưa. Màn hình sống động cùng phối hợp với kỹ thuật khéo léo của nghệ sĩ, khiến khoảng cách thời không như biến mất. Chúng ta như được trở lại mảnh đất Sơn hà tráng lệ kia, thưởng thức trăng tròn đêm thu của Triều Đường thịnh thế.
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ