Tôi phải làm sao để bảo vệ con mình? (Phần 2)
Tiếp theo Phần 1.
Trong bài viết trước, chúng tôi đã kể hai câu chuyện, vì cái gọi là “Nhận dạng giới tính” (Gender identity) trong “Kế hoạch Liên minh Trường học An toàn” (Safe Schools Coalition), cha của hai cháu bé đều đã đưa con về nhà để tự giáo dục tại gia. Vậy “Nhận dạng giới tính” là gì? Các chuyên gia giải thích như thế nào?
Kế hoạch gây tranh cãi
“Liên minh Trường học An toàn Úc” (Safe Schools Coalition Australia, SSCA) khởi nguồn từ chính sách chống bắt nạt và phân biệt đối xử tại các trường học của tiểu bang Victoria. Nó được đưa vào các trường học ở Victoria vào năm 2010 nhằm mục đích đề xuất các giải pháp cho nạn bắt nạt và phân biệt đối xử trong trường học, trong đó bao gồm chương trình giáo dục “Nhận dạng giới tính” (Gender identity). Đến năm 2013, kế hoạch này đã được chính phủ liên bang tài trợ 8 triệu đô la Úc (AUD) và được chính thức khai triển tại tất cả các trường học của Úc vào ngày 13/06/2014, trừ khu vực Lãnh thổ phía Bắc.
Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch này, nó đã gây ra tranh cãi rộng rãi trong xã hội. Ví dụ: Hiệp hội Gia đình Úc (Australian Family Association) – một hiệp hội tập trung vào vấn nạn bắt nạt học đường – đã phản đối mạnh mẽ việc SSCA thúc đẩy quan niệm “Nhận dạng giới tính” trong trường học. Theo trang web chính thức của hiệp hội, kế hoạch này không phải là cách tốt nhất để đối phó với nạn bắt nạt cũng như thúc đẩy các vấn đề sức khỏe tâm lý của trẻ em trong độ tuổi đi học, nghi ngờ rằng bản thân kế hoạch này không “bao trùm”, nội dung đề xuất chủ yếu tập trung vào học sinh đồng tính, lưỡng tính và đa giới tính (LGBT). Hiệp hội này cho rằng “Nhận dạng giới tính” là nguyên nhân chính khiến học sinh bị bắt nạt, đồng thời khuyến khích các trường học ủng hộ đồng tính luyến ái.
Vào tháng 11/2016, Ủy ban về Trẻ em và Thanh thiếu niên NSW (NSW committee on Children and Young People)đã công bố báo cáo “Điều tra về Tình dục của Trẻ em và Thanh niên” (Sexualisation of Children and Young People Inquiry”). Trong đó nói rằng, mặc dù “Liên minh Trường học An toàn” chỉ có một phần nhỏ nội dung khiến trẻ em bị tính dục hóa (Sexualization) quá mức, nhưng có nhiều phụ huynh trong thư kiến nghị đã lo ngại sâu sắc về nội dung thúc đẩy đa dạng giới tính mà Liên minh này đề xướng, nhất là đối với các bé chưa ở độ tuổi thích hợp. Cuối cùng vào năm 2017, kế hoạch này đã bị chấm dứt ở New South Wales, Queensland, Nam Úc và Canberra.
Tuy nhiên trong âm thầm, các khóa học giáo dục về “Nhận dạng giới tính” và “Xu hướng tính dục” vẫn len lỏi vào các trường học mẫu giáo, gây ra sự hoang mang về giới tính cho trẻ nhỏ (3 ~ 5 tuổi) vốn mới bắt đầu tìm hiểu về thế giới, đồng thời khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo sợ.
The Epoch Times đã phỏng vấn cô Trần Ngạn Linh, một chuyên gia về tâm lý trẻ em. Cô Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California. Là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trẻ em có năng khiếu, cô đã chia sẻ về tác động của việc giáo dục nhận thức giới tính đối với trẻ em.
Những khuyết điểm trong giáo dục nhận thức về giới tính
Tiến sĩ Trần giải thích về giới tính trong sự phát triển thể chất và tinh thần: “Giới tính là một hiện tượng sinh lý diễn ra trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Bên cạnh hành vi và cấu trúc cơ thể của con người, còn có sự phát triển của hệ thống nhận thức giới tính của người đó (cognitive development), mà hệ thống nhận thức là thứ chúng ta cần giúp trẻ kiến lập dần dần trong quá trình giáo dục.”
“Nếu chúng ta bỏ qua những tác động tiêu cực có thể có của việc xây dựng hệ thống nhận thức này, và đó là cách quý vị giáo dục thế hệ tiếp theo, tôi nghĩ điều đó là không đúng về mặt lương tâm,” cô nói.
Ví dụ, “Một thiếu niên mười mấy tuổi muốn chuyển giới, quý vị hỏi cậu bé tại sao lại muốn chuyển giới, cậu bé có thể sẽ nói rằng sau khi cô giáo mầm non cho con xem những video này (Xu hướng tính dục, gender bending), con nghĩ điều đó thật tuyệt. Bây giờ khi con có thể quyết định xu hướng tính dục của mình, con muốn chuyển giới. Đó là một ý tưởng tuyệt vời mà con đã chôn giấu trong lòng nhiều năm, cuối cùng đã có thể thực hiện.”
“Điều chúng tôi muốn hỏi chính là, khi những giáo viên này cho các em xem video, nói với các em (khái niệm về Xu hướng tính dục), hoặc sử dụng hình ảnh, đọc truyện cổ tích hoặc sách (để truyền bá khái niệm này), họ có nói cho trẻ biết quá trình phẫu thuật chuyển giới là như thế nào và cần phải trải qua những gì không?”.
Tiến sĩ Trần nói rằng nhà trường không thể chỉ nói với học sinh về một khía cạnh rằng con muốn trở thành con trai hay con gái là do con quyết định. Cả thông tin tích cực và tiêu cực nên được chia sẻ một cách toàn diện và công bằng để giúp trẻ hiểu toàn bộ quá trình. Và “trách nhiệm của phụ huynh là nói cho con trẻ biết tất cả sự thật, và tìm kiếm sự trợ giúp nếu quý vị không hiểu rõ.”
Ví dụ, sau khi phẫu thuật chuyển giới cần tiêm hormone giới tính định kỳ, chi phí là bao nhiêu? Ai sẽ trả? Tác dụng phụ của nó là gì? Ảnh hưởng của việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể đối với tuổi thọ là gì? Có ai hối hận sau khi chuyển giới nhưng không thể quay trở lại không?
Đừng vì giáo dục sai lầm dẫn trẻ đi đến con đường không lối thoát
Tiến sĩ Trần nói rằng, khi trẻ em khoảng 02 tuổi sẽ tập tự đi vệ sinh, trẻ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi, đồng thời cũng bắt đầu biết dùng ngôn ngữ để biểu đạt và quan sát sự khác biệt giới tính từ cha và mẹ, ý thức nam – nữ sẽ ngày càng rõ ràng hơn.
“Nghiên cứu cho thấy trẻ em trong giai đoạn này do não bộ còn đang phát triển, tư duy chưa được hoàn thiện nên còn rất mơ hồ về nhiều thứ”; “Từ 2 đến 12 tuổi, là giai đoạn trẻ đang hình thành khái niệm nhận thức bản thân, màu sắc mà quý vị vẽ cho con (hướng đến nam và nữ) nếu không đúng đắn, cháu có thể sẽ đi trên một con đường khác”; “Vì vậy, đừng dẫn con của quý vị đi theo con đường mà cháu không cần phải đi vì sự sai lệch (khái niệm) của nền giáo dục này, chưa kể con đường đó rất gian nan và (quá trình) chuyển đổi giới tính không phải là một việc rất dễ chịu,” cô Trần nói.
Tiến sĩ Trần cho biết, “khi trẻ em chưa hình thành rõ ràng một khái niệm (tức là phân biệt giới tính) về mặt nhận thức, quý vị lại lợi dụng những thứ của giáo dục nhận thức này để tác động đến (suy nghĩ) của trẻ, điều này là trái với nguyên tắc bản chất của giáo dục, và là chuyện không thể làm.”
Tiến sĩ Trần cũng cho biết, có một số ít người không biết liệu gene của mình có vấn đề gì không, vì vậy cho dù hoàn cảnh và được giáo dục như thế nào, trong thâm tâm họ vẫn nuôi hy vọng có thể chuyển giới (nam thành nữ, hoặc nữ thành nam).