Tin giả vô ý và tin giả vô ý trong y khoa
Các bác sĩ đang đối diện với vũng lầy nơi mà việc điều trị bệnh nhân trở thành vấn đề của chính trị thay vì khoa học.
Giống như hầu hết các bác sĩ Sản Phụ khoa khắp cả nước, tôi đã nhận được một email rất lạ từ Văn phòng Tổng Y sĩ thông qua Trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ.
“Văn phòng Tổng Y sĩ đang tìm kiếm ý kiến đóng góp từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế về tác động và mức độ phổ biến của tin giả vô ý (misinformation) liên quan đến sức khỏe trong đại dịch COVID-19. Thông qua ‘Yêu cầu cung cấp thông tin’ (RFI), cơ quan Tổng Y sĩ đang tìm cách thu thập những kinh nghiệm cá nhân liên quan đến thông tin sai lệch về sức khỏe từ các bên liên quan khác nhau, để hiểu thêm về các nguồn thông tin và chuẩn bị tốt hơn cũng như ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
“Trân trọng,
Nhóm Quan hệ Chính phủ ACOG (Trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ.”
Trước khi tôi bắt đầu, quý vị cần biết rằng hầu hết các bác sĩ đã nhận được nhiều email kỳ lạ khác từ bệnh viện, hiệp hội y tế của họ, v.v. Tôi thậm chí đã nhận được email từ chủ tịch của mình gợi ý cách nên bỏ phiếu về các vấn đề y tế và nên bầu cho ai trong Hội đồng bệnh viện. Đây là điều lạ nhất. Nó khiến người ta bắt đầu tự hỏi chúng ta đang sống ở thế giới nào. “Tin giả vô ý về chăm sóc sức khỏe” là gì và vai trò của chính phủ là gì? Chúng ta có đang bị yêu cầu là người cung cấp thông tin không?
Tôi sẽ cố gắng hết sức để trở thành một người giám định độc lập về sự thật và không phổ biến bất kỳ tin giả vô ý nào trong bài viết này.
Một bài viết trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ngày 09/04/2021 có nhan đề ‘Tin giả vô ý trong và về Khoa học’ đưa ra tuyên bố rằng tin giả vô ý nhìn chung thường làm suy yếu khả năng thu thập, chọn lọc, và chia sẻ thông tin. Bài viết có câu, “Nếu không có các nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy, chúng ta không thể hy vọng ngăn chặn biến đổi khí hậu, đưa ra các quyết định dân chủ hợp lý, hoặc kiểm soát đại dịch toàn cầu.”
Những tuyên bố táo bạo, tuy nhiên bài viết đó không cung cấp dữ liệu hỗ trợ khoa học. Thay vào đó, nó lấy các bài xã luận và các bài báo quan điểm làm nguồn trích dẫn.
Hãy đi vào trọng tâm của email mà tôi nhận được. Để tôi ghi lại lần thứ một trăm, COVID-19 là thật, đã là thật, mãi mãi sẽ là thật, và có thể gây chết người. Tôi đã chích ngừa 2 lần, chích nhắc lại 1 lần mà vẫn bị COVID. Tôi sẽ không chích thêm một liều bổ sung nào nữa, vì theo khoa học tôi tin rằng vào thời điểm này tôi có khả năng miễn dịch tự nhiên. Những người khác có thể làm theo ý họ.
Y học là nghệ thuật. Không có một công thức phù hợp cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều biết hút thuốc có hại cho chúng ta và có thể dẫn đến ung thư, nhưng không phải ai hút thuốc cũng sẽ bị ung thư. Đó có phải là tin giả vô ý?
Những gì đã từng sai có thể được tìm thấy là đúng và ngược lại.
Tôi luôn nói rằng khẩu trang vải không có tác dụng chống lại COVID, nhưng trong thời kỳ đại dịch bùng phát, tôi có thể bị buộc tội đưa tin sai lệch. Tuy nhiên, giờ tất cả chúng ta đều biết, vâng ngay cả ông Tony Fauci cũng biết rằng khẩu trang vải không hề hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID, và thậm chí có thể gây hại. Những người dùng khẩu trang vải đó có thường xuyên giặt hoặc thay mới chúng không? Nó giống như việc sử dụng cùng một chiếc quần lót trên mặt trong suốt một tháng! Tôi vẫn đeo khẩu trang N95 trong bệnh viện và phòng mạch của mình vì tôi phải làm vậy. Tôi có thể chơi theo luật. Tôi cũng không phải lo lắng về hơi thở có mùi nữa.
Làm thế nào chúng ta lấy được các dữ kiện để có thể quyết định đâu là tin giả vô ý? Chúng ta không thể có tin giả vô ý nếu trước tiên chúng ta không xác định rõ dữ kiện. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đã có một câu nói vô giả, “Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng.” Cũng có thể nói tương tự về những dữ kiện mà chúng ta sử dụng. Vâng, có thể có nhiều kết luận thực tế phụ thuộc chính vào việc bài viết nào bạn đánh giác cao hơn những bài khác. Hay như Ngài Churchill ngụ ý, ai là người nắm giữ quyền lực trong tay.
Bác sĩ John Ioannidis, một nhà khoa học vô cùng xuất sắc của Đại học Stanford đã có một bài khảo cứu tuyệt vời, Why Most Published Research Findings are False (Tam dịch: Vì sao Hầu hết các kết quả nghiên cứu được công bố là sai), được phát hành trong Public Library of Science Medicine năm 2005.
Ông nói rằng “xác suất – một công bố nghiên cứu là đúng – phụ thuộc vào uy thế và khuynh hướng của nghiên cứu đó.” Về cơ bản, điều này nghĩa là người ta có thể thao túng kết quả thông qua dữ liệu hoặc thiên kiến mà người ta sử dụng. Điều này có thể vô tình. Ông viết rằng “các mô phỏng cho thấy rằng đối với hầu hết các thiết kế và cài đặt nghiên cứu, khả năng một công bố nghiên cứu là sai nhiều hơn là đúng.”
Ông kết luận, “Hơn nữa, đối với nhiều lĩnh vực khoa học hiện nay, các kết quả nghiên cứu được khẳng định thường có thể chỉ đơn giản là các thước đo chính xác cho sự thiên kiến phổ biến.”
Vì vậy, Tổng Y sĩ của chúng tôi muốn biết suy nghĩ của tôi về sự phổ biến của tin giả vô ý trong y khoa liên quan đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta bắt đầu nhé.
Tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều đồng ý rằng trọng tâm chính của chúng tôi là cứu sống và không gây hại. Việc cứu vớt mỗi mạng sống thực sự nên là một tuyên bố sứ mệnh của Văn phòng Tổng Y sĩ. Tôi khiêm tốn đề nghị rằng chúng ta nên tập trung vào việc cứu nhiều người nhất, và nếu việc ngăn chặn tin giả vô ý dưới bất kỳ cách nào hay hình thức nào có thể giúp ích, vậy thì, hãy tính tôi vào.
Nhưng chúng ta hãy trung thực. Điều được gọi là tin giả vô ý này từ các bác sĩ được mô tả đơn giản nhất là những ý kiến khác nhau giữa các bác sĩ về cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân của họ.
Tôi đã thấy nhiều bệnh nhân đến với tôi từ một bác sĩ khác, người thật sự đã điều trị sai cho họ (theo ý kiến của tôi) và khiến họ gặp rủi ro. Cho thuốc sai, phẫu thuật không cần thiết, v.v. Một số thầy thuốc đang làm việc sơ suất bởi vì có những thầy thuốc tồi, cũng như có những luật sư, giáo viên và diễn viên tồi. Việc đặt câu hỏi liệu một đứa trẻ 5 tuổi có nên chích vaccine hay đeo khẩu trang không không phải là tin giả vô ý. Khoa học chân chính đặt câu hỏi liệu những gì chúng ta đang nghe có phải là sự thật hay không, đặc biệt là khi dữ liệu chúng ta đang phân tích là mới. Bác sĩ Ioannidis rất đúng. Tôi có thể tìm thấy bài viết ủng hộ lập luận cho bất kỳ tuyên bố nào từ cả hai phía.
Cuối cùng, tôi trân trọng đề nghị rằng Tổng Y sĩ của chúng ta nên tập trung vào cuộc khủng hoảng opioid khủng khiếp đang tàn phá và lấy đi hàng ngàn sinh mệnh trẻ tuổi. Tập trung vào sức khỏe tâm thần và sự đau buồn và thống khổ mà trầm cảm, lo lắng, cô đơn, và sợ hãi đang đem lại cho rất nhiều người ra sao. Quá nhiều người, cả già lẫn trẻ, đang bị suy giảm sức khỏe tâm thần do các đợt phong tỏa COVID.
Nếu có thể chỉ ngăn chặn tin giả vô ý phát ra từ miệng các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta thôi, thì chúng ta có lẽ sẽ tốt hơn nhiều.
Các bài báo của Epoch Health dành cho mục đích thông tin và không thay thế cho lời khuyên y tế cá nhân. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia đáng tin cậy để được cố vấn, chẩn đoán, và điều trị y tế cá nhân.