Thuyết tiến hóa là giả thuyết lớn nhất trong sách giáo khoa? 3 nghi vấn bạn chưa biết
Thuyết tiến hóa được dạy trong sách giáo khoa thực ra vẫn chỉ là giả thuyết, còn hóa thạch được cho là “tổ tiên loài người”, nó được đài BBC gọi là “trò lừa bịp lớn nhất trong lịch sử nước Anh”. Vậy rốt cuộc chuyện là như thế nào?
Thuyết tiến hóa có phải là một giả thuyết?
Chắc hẳn ai cũng đã từng học về thuyết tiến hóa trong sách giáo khoa khoa học, nhưng tại sao thuyết tiến hóa được viết vào sách giáo khoa rồi mà vẫn còn gây tranh cãi cho đến hôm nay?
Đầu tiên, thuyết tiến hóa là một giả thuyết, mà không phải là một tiên đề.
Nhà sinh vật học Darwin đã đề xuất thuyết tiến hóa vào năm 1859. Vào thời điểm đó, Darwin đã viết cuốn sách “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) để giải thích sự đa dạng của sự sống trên Trái đất và nguồn gốc của sự sống. Lúc đó ông ta nói rằng “thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết, không phải là sự thật và cần được các thế hệ sau kiểm chứng thêm”.
Trong thuyết tiến hóa có một số lập luận cốt lõi như sau:
- Thuyết tổ tiên chung: Các sinh vật có thể tiến hóa từ loài này sang loài khác. Tất cả các sinh vật đều có một tổ tiên chung, giống như một cái cây với những cành mọc ra từ thân của nó. Các sinh vật đơn bào có thể phát triển thành sinh vật đa bào, sau đó là động vật, thực vật, nấm và phát triển thành các ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài khác nhau.
- Đột biến gene: Một số đột biến sẽ được dung nhập vào trong gene, đó là cách sinh vật tiến hóa.
- Chọn lọc tự nhiên: Môi trường tự nhiên sẽ gây áp lực lên các loài sinh vật, và chỉ những sinh vật thích nghi với môi trường mới có thể tồn tại, kẻ mạnh sẽ sống, kẻ yếu bị đào thải.
Tuy nhiên, tính đến tháng 4/2020, đã có hơn 1,100 khoa học gia và nhà nghiên cứu về hóa học, sinh học, y học, vật lý, địa chất, nhân chủng học, cổ sinh vật học, thống kê và các lĩnh vực khác đã ký vào bản bất đồng khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi nghi ngờ cách giải thích của Darwin rằng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là nguồn gốc của đa dạng sinh học. Cần khuyến khích việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng cho lý thuyết của Darwin”.
Tại sao các nhà khoa học lại đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa?
Nghi vấn 1: Sự sống liệu có bắt nguồn từ một “tổ tiên chung” không?
Chúng ta thường nghe nói rằng “con người tiến hóa từ khỉ”. Thuyết tiến hóa cho rằng con người và loài khỉ có một tổ tiên chung – “vượn người”, hay còn gọi là Hominoidea. Nó cho rằng loài người đầu tiên tiến hóa từ thực vật thành động vật, vượn người, và cuối cùng tiến hóa thành người hiện đại – Homo sapiens. Nếu là như thế, quá trình tiến hóa hẳn đã tạo ra vô số thế hệ loài trung gian với khác biệt nhỏ. Nhưng cho tới nay, giới khảo cổ học vẫn chưa tìm ra những loài trung gian như vậy, và tất cả các sinh vật đều có những chủng loại riêng của chúng. Nhân loại cho đến hôm nay vẫn chưa tìm thấy tổ tiên “vượn người” trong giả thuyết.
Còn một số hóa thạch được gọi là “tổ tiên loài người”, kỳ thực là được ghép lại với nhau từ một vài mảnh xương, không có logic khoa học đáng tin cậy và không thể chứng minh đầy đủ rằng con người tiến hóa từ loài vượn.
Những bằng chứng về “người vượn – tổ tiên chung của người và vượn” được tìm thấy đều không đáng tin cậy
Lucy
Bộ xương “Lucy” được phát hiện ở Đông Phi vào năm 1974 từng được coi là tổ tiên chung của loài người và vượn – “vượn người thủy tổ”. Có rất nhiều nhà khoa học đã tiến hành giám định các mảnh xương và cấu trúc của Lucy.
Sự khác biệt chính giữa vượn, khỉ và con người là cấu trúc của xương. Một bài báo trên “Tạp chí Nhân chủng học Hoa Kỳ” (American Journal of Physical Anthropology) của hai nhà giải phẫu học Stern và Sussman thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bang New York cho biết: Ngón tay và ngón chân của vượn người Lucy hoàn toàn không giống ngón tay và ngón chân của con người. Khớp đầu gối, ngón tay và ngón chân của con người thẳng, trong khi khớp đầu gối, ngón tay và ngón chân của vượn người Lucy lại cong.
Tiến sĩ Charles Oxnard, Giáo sư Giải phẫu và Sinh vật học nhân chủng tại Đại học Tây Úc (UWA), Đại học Chicago và Đại học Birmingham, Vương quốc Anh đã viết trong cuốn sách “Hóa thạch, răng và giới tính: Quan điểm mới về sự tiến hóa của loài người” (Fossils, Teeth and Sex-New perspective on Human Evolution) do nhà xuất bản Đại học Washington xuất bản năm 1987 rằng: “Lucy không có liên quan gì đến tổ tiên của loài người, nó chỉ là một loài vượn đã tuyệt chủng, thuộc loài Australopithecus afarensis, với các ngón tay, ngón chân dài và cong như các loài linh trưởng sống trên cây điển hình”.
Mặc dù vậy, người ta vẫn đem Lucy tạc thành tượng điêu khắc, gắn tay chân người rồi đặt trong công viên.
Piltdown
Piltdown là một hóa thạch được phát hiện ở Anh trong khoảng những năm 1908 đến 1915, lúc đó nó được cho là “mắt xích còn thiếu” trong quá trình tiến hóa của vượn người thành người hiện đại. Vào tháng 11/1953, tạp chí Time đã đăng các loại chứng cứ do các khoa học gia Kenneth Page Oakley, Sir Wilfrid Edward Le Gros Clark, Joseph S. Weiner và cộng sự thu thập, chứng minh hóa thạch này là của 3 loại vật chủng khác nhau: Hộp sọ của người thời trung cổ, hàm của đười ươi Sarawak 500 năm trước và răng của tinh tinh. Lớp xương bên ngoài đã bị nhuộm bởi gỉ và acid cromic; kiểm tra bằng kính hiển vi cho thấy có các vết dũa trên răng, dẫn đến suy luận rằng ai đó đã biến đổi răng của tinh tinh thành hình dạng có thể phù hợp với răng người, từ đó hé lộ sự thật về người vượn Piltdown. Một bài báo của BBC đã gọi đây là “vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nước Anh”.
Java man
Java man là một số đoạn xương được phát hiện vào năm 1891, bao gồm một hộp sọ, một xương đùi và ba chiếc răng. Về sau các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Java man cũng là được ghép lại từ xương của các loài khác nhau.
Peking man
Peking man là một “Homo erectus” (trực nhân) được phát hiện ở Chu Khẩu Điếm, Bắc Kinh, Trung Quốc trong khoảng những năm 1920 đến 1930. Nó được coi là bằng chứng hùng hồn cho sự tồn tại của “vượn người thủy tổ”. Nhưng thực ra nó chỉ là do một số mảnh sọ, răng… ghép lại với nhau. Rất nhiều nhà khoa học nghi ngờ rằng bộ não của Peking man quá nhỏ nên không giống “vượn người”, mà nhiều khả năng là một con vượn bị con người săn lùng mà thôi.
Nghi vấn 2: Tiến hóa sinh học có dựa vào “đột biến gene” không? Vũ trụ không có thời gian để chờ đợi!
Theo thuyết tiến hóa, nếu một loài muốn tiến hóa, trước hết nó cần một cá thể nào đó của loài ban đầu xuất hiện đột biến, mà phần lớn các đột biến di truyền đều là có hại, xác suất của một đột biến có lợi chỉ là khoảng 1/1000.
Sau đó, đột biến này cần phải tương thích với các gene khác của chính loài ban đầu, lại phải có thể tồn tại trong các cuộc cạnh tranh sinh tồn, hơn nữa phải có cơ hội sinh sản. Xác suất để một gene như vậy có thể ổn định và phát triển trong quần thể là gần như bằng không.
Giả sử rằng tiến hóa thành một loài mới cần 10 gene đột biến có lợi (thực tế là cần nhiều hơn), thì thời gian cần thiết là 10^97 năm. Tuy nhiên, chúng ta hiện nay đã phát hiện rằng tuổi của vũ trụ chỉ là 20 tỷ năm, cũng tức là 2×10^10. Có thể thấy rằng tạo ra loài mới thông qua đột biến gene hầu như là không thể, vũ trụ không có thời gian để chờ đợi.
Nghi vấn 3: Liệu giới tự nhiên có phải luôn là “kẻ mạnh là kẻ tồn tại”?
Một quan điểm khác của thuyết tiến hóa là “chọn lọc tự nhiên, kẻ mạnh là kẻ tồn tại”, chỉ những cá thể có khả năng thích ứng mạnh hơn mới có thể sống sót. Tuy nhiên, liệu các sinh vật trong tự nhiên có thực sự đều tuân theo quy luật này?
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature, các khoa học gia tại Đại học Boston và Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng: Một số chủng vi khuẩn kháng thuốc đã hy sinh bản thân để làm cho quần thể vi khuẩn này kháng thuốc kháng sinh nhanh hơn, từ đó cải thiện cơ hội sống sót của quần thể. Cũng chính là nói, giới tự nhiên không hoàn toàn tuân theo quy luật cạnh tranh tàn khốc “chọn lọc tự nhiên, kẻ mạnh là kẻ tồn tại”, ngay cả một sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn cũng biết thực hiện những hành vi vị tha như hy sinh bản thân.
Nguyên tử cũng từng được cho là không thể phân chia mãi cho đến năm 1897, khi nhà vật lý người Anh Joseph Thomson phát hiện ra rằng nguyên tử cũng có thể phân chia. Sự phát triển của khoa học cần phải có sự đổi mới của những quan niệm cũ. Thuyết tiến hóa là một giả thuyết được đưa ra vào năm 1859, và ngày nay bị hoài nghi cũng là điều bình thường.
Vậy nếu thuyết tiến hóa không đáng tin cậy, chúng ta còn nhận thức nào khác về nguồn gốc của các loài hay không?
Sự bùng nổ các loài trong kỷ Cambri
Trước kỷ Cambri, các loại sinh vật rất nghèo nàn về chủng loại. Tuy nhiên, vào năm 1909, tại Burgess Shale của Canada, ông Walcott đã tìm thấy hóa thạch của nhiều loài động vật biển khác nhau thuộc kỷ Cambri (khoảng 570 triệu đến 500 triệu năm trước) đột nhiên xuất hiện với số lượng rất lớn.
Tại khu di tích hóa thạch Trừng Giang, Trung Quốc, giới khảo cổ cũng phát hiện rất nhiều hóa thạch của các loại động vật khác nhau đã xuất hiện vào cách đây 530 triệu năm. Tổng hợp các hóa thạch vào kỷ Cambri được phát hiện trên khắp thế giới, thì có hơn 50 ngành và hàng nghìn vạn loài, hơn nữa không hề có dấu vết nào của quá trình tiến hóa, do đó người ta gọi đây là “Sự bùng nổ các loài”.
Con người và cá đồng thời xuất hiện?
Theo thuyết tiến hóa, sự sống bắt nguồn từ đại dương, và sự đa dạng của các loài là trải qua sự phát triển trong những năm tháng lâu dài, cũng có nghĩa là – con người là do cá tiến hóa thành. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đây đã đảo ngược lại quan điểm này.
Vào năm 2018, ông Mark Stoeckle của Đại học Rockefeller ở New York và ông David Thaler của Đại học Basel ở Thụy Sĩ đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Human Evolution, cùng với hàng trăm nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, họ đã nghiên cứu 100,000 loài động vật và 5 triệu đoạn DNA.
Như chúng ta đều biết, mỗi mặt hàng trong siêu thị đều có mã vạch riêng, và mọi loài trên Trái đất cũng có mã vạch DNA tương ứng, mã này nằm trong các gene ty thể. Bằng cách phân tích “mã vạch DNA” của các loài khác nhau trên Trái đất và so sánh chúng theo mức độ biến đổi của chúng, các nhà khoa học suy ra rằng 90% các loài trên Trái đất ngày nay, bao gồm cả con người, đều đồng thời xuất hiện vào khoảng từ 100,000 đến 200,000 năm trước.
Một số nhà vật lý đã đề xuất rằng có khả năng tồn tại một nền văn minh cao hơn con người, và môi trường mà con người sống có thể là được tạo ra bởi sự sống của nền văn minh cao hơn. Vậy liệu có phải rất nhiều sinh vật với các khả năng tinh xảo cũng được tạo ra bởi những sự sống của nền văn minh cao hơn này?
Hy vọng rằng với sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của khoa học, khi sự hiểu biết của con người về các hiện tượng của cuộc sống ngày càng rõ ràng hơn, những bí ẩn này sẽ dần được giải đáp.
Tác giả: Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong, Tiến sĩ Y khoa Đại học Bắc Kinh, Trưởng nhóm khoa học của Công ty Công nghệ Sinh học)
Chu Hậu Y chỉnh lý
Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: