Thế tấn công ngoại giao mới của Trung Cộng bị phản tác dụng
Thừa dịp khi cuộc tổng tuyển cử Tổng thống của Hoa Kỳ vẫn chưa xác định người được chọn, thì Trung Cộng đã triển khai một cuộc tấn công ngoại giao mới, định khôi phục lại lực ảnh hưởng của mình ở trong cộng đồng quốc tế. Nhưng mà “Kiểu ngoại giao Chiến lang” của Trung Cộng đã lâm vào thế bị động, thậm chí còn bị phản tác dụng.
Vương Đan, thủ lĩnh của phong trào sinh viên Lục Tứ, đã có một bài viết đăng trên tạp chí Đài Á Châu Tự Do ngày 03/12 nói rằng, sau một thời gian tạm thời khiêm tốn vì thất bại trong ngoại giao trước đó, Trung Cộng nhân cơ hội Hoa Kỳ không có thời gian quan tâm quá nhiều đến tình hình quốc tế, đã khai triển thế tấn công ngoại giao mới, bao gồm:
- Một là thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do khu vực RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện mang tính khu vực), cũng tỏ thái độ cân nhắc việc gia nhập một hiệp định thương mại quốc tế khác, Hiệp định CPTTP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), tích cực tham gia các tổ chức quốc tế.
- Hai là cử ra Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, người được mệnh danh là “Nhật Bản thông”, đến viếng thăm Nhật Bản, nhằm thuyết phục tân Thủ tướng Nhật Bản là ông Suga Yoshihide xích lại gần hơn trong quan hệ với Trung Quốc.
- Ba là thông qua các biện pháp kinh tế và thương mại như tăng các loại thuế quan cùng với dùng ngôn ngữ ngoại giao khiêu khích, ra sức tấn công Australia, ý đồ giết gà dọa khỉ, uy hiếp những quốc gia khác đồng minh với Hoa Kỳ.
- Bốn là liên tiếp đưa ra những hành động đối với vấn đề của Hồng Kông, như xử nặng ba thủ lĩnh phong trào sinh viên Hồng Kông trong đó có Hoàng Chi Phong, bắt giữ ông chủ truyền thông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), phản kích lại các nước Tây phương áp dụng lệnh trừng phạt đối với việc Trung Cộng thi hành “Luật An ninh Quốc gia”.
Ông Vương Đan nói, liệu đợt tấn công ngoại giao mới của Trung Cộng có đạt được hiệu quả không? Xét tình hình trước mắt, thì câu trả lời hiển nhiên là không. Hơn nữa, rất có khả năng không chỉ không đạt hiệu quả, mà còn hoàn toàn phản tác dụng, tự mình đào hố cho chính mình. Điều này có thể nhìn ra được từ những phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Ông Vương Đan nêu ví dụ, Vương Nghị đã từng đảm nhiệm Đại sứ ở Nhật Bản, nghe nói từng có quan hệ khá tốt trong giới chính trị ở Nhật Bản. Lần viếng thăm Nhật Bản này, Vương Nghị vốn định lợi dụng mối quan hệ của mình để đạt được kết quả ngoại giao. Tuy thái độ của Chính phủ Nhật Bản không thể nói là bất lịch sự, nhưng cũng không đưa cái gì gọi là đại lễ ngoại giao cho Vương Nghị. Một trong những đề tài thảo luận chủ yếu của chuyến thăm Nhật Bản của Vương Nghị, vốn dĩ nên là việc thăm Nhật Bản của Tập Cận Bình cứ trì hoãn mãi, nhưng lần này phía Nhật Bản lại né tránh chủ đề này, khiến cho Vương Nghị đụng phải cái đinh mềm. Thậm chí, ông Suga Yoshihide không chỉ kiên quyết cự tuyệt kiến nghị mới trong việc giải quyết tranh chấp quần đảo Điếu Ngư do Vương Nghị đề xuất, mà ngược lại còn yêu cầu phía Trung Cộng hạn chế hơn nữa những tàu cảnh sát biển Trung Cộng hoạt động trong vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thảo luận về vấn đề này thì có thể nói là song phương tan cuộc mà không vui. Việc Vương Nghị thử lôi kéo Nhật Bản xem như ra về tay trắng.
Về phương diện khác, việc Trung Cộng tiến hành tấn công ngoại giao đối với Australia đã gây làn sóng phản đối trong cộng đồng quốc tế. Nhà bình luận các vấn đề quốc tế người Anh là Edward Lucas, tác giả chuyên mục đặc biệt của tờ “The Times”, đã khởi xướng cuộc “vận động công dân” trên Twitter vào đầu tháng này với nội dung “Mua rượu vang Australia, chống lại chuyên chế”, cuộc vận động được những người theo dõi ông trên Twitter khắp nơi trên thế giới hưởng ứng sôi nổi, cũng nhận được sự ủng hộ của Liên minh Nghị viện xuyên Quốc gia.
Australia cũng không vì vậy mà chịu khuất phục, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại của Thượng viện Australia, Kimberly Keqiying, thuộc Công Đảng (Úc) chia sẻ với truyền thông rằng, Úc là một quốc gia có chủ quyền độc lập, tuyệt đối không có khả năng cho phép một chính phủ ngoại quốc nghĩ rằng họ (chính phủ ngoại quốc) có thể tùy ý thay đổi “những giá trị và triết lý mà chúng ta giữ vững”, cũng chỉ ra rằng, về điểm này thì Công Đảng và Đảng Tự do Bảo thủ đang cầm quyền là hoàn toàn đồng ý với nhau, một số đảng nhỏ và đảng phái độc lập khác trong Quốc hội cũng không ngoại lệ.
Vương Đan còn dẫn ra một bài xã luận trên tờ “Thời báo Tài chính” nói rằng, trong vấn đề đối xử với Australia, Trung Cộng đã mở một tiền lệ rất khiến cho người ta bất an. Các quốc gia Dân chủ trên toàn thế giới đều cần phải quan tâm mật thiết những động tĩnh của thế cụ này, cũng cần chuẩn bị sẵn sàng cùng nhau chống lại áp lực của Trung Cộng. Bài xã luận này còn kêu gọi, trong tình hình chính quyền Trung Cộng hung hăng đe dọa, thì các quốc gia Dân chủ hoặc là đoàn kết lại, cùng bảo vệ lẫn nhau, hoặc là từng quốc gia lần lượt sẽ bị tiêu diệt.
Vương Đan chỉ ra, lời kêu gọi này rất có tính đại biểu, cũng tuyệt đối không chỉ là đưa ra để nhắm vào mỗi một sự kiện Trung Cộng tấn công Australia, nó nói rõ một điều, nếu Trung Cộng muốn thông qua ngoại giao để khôi phục lại địa vị cường thế của mình lần nữa, e là chỉ có thể khiến cho các quốc gia Tây phương phản cảm và cảnh giác, rốt cuộc lại biến thành tự mua dây buộc mình mà thôi.
Zhang Dun
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: