Thế nào là một bài thơ hay? Ngẫm về thời thanh xuân đẹp đẽ với bài thơ ‘Duyên dáng nhất những loài cây’ của A.E. Housman
Ngay cả giữa tiết xuân bừng nở làm thức dậy chuỗi ngày sống mới, và ngay cả trong Mùa Phục sinh (thời gian sau lễ Phục sinh), tiết ngọt lịm kéo đến cùng với đôi dòng nhắn nhủ buồn rượi về cảm thức phù du của sự đời, rằng mọi vật đã sống rồi sẽ mất đi. Và đây cũng chính là một chủ đề yêu thích của giới văn thơ.
Tiết xuân tinh khôi ngắn ngủi quá, như tiếng cảm thán bật lên trong bài thơ nổi tiếng của thi hào Robert Frost. Ông có lần thở than rằng “Tiết xuân bung tỏa như vàng quý” và “Nhưng có vàng nào chẳng tan đi.”
Thi nhân Gerard Manley Hopkins cũng có cùng nỗi cảm thương ấy trong bài “Spring and Fall” (tạm dịch: “Xuân và Thu”). Trong bài thơ, chúng ta hoàn toàn cảm nhận được sự qua đi của các mùa, vốn đã là quy luật tự nhiên không thể kháng cự.
Mỗi giọt lệ rơi cho nỗi đến và đi của mọi sự cũng là mỗi giọt lệ rơi cho chuyến du ngoạn của chính ta, ở đó có điểm khởi đầu và cũng có điểm kết thúc. Quy luật này cũng vương vấn trên những vần thơ về mùa xuân, về loài cây, hay về cuộc đời, để in hằn nên “giọt lệ cho mọi sự” của nhà thơ cổ đại thời Roman, Virgil, lời thơ vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và hy vọng.
‘Duyên dáng nhất những loài cây’
Bài thơ “Loveliest of Trees, the Cherry Now” (Tạm dịch: “Duyên dáng nhất những loài cây, Anh đào hoa ấy nở bừng hôm nay”) trích từ tập thơ “A Shropshire Lad” (Tạm dịch: “Chàng thanh niên xứ Shropshire”). Đây là một trong những bài thơ về mùa xuân có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một con người thông qua việc thay đổi nhân sinh quan.
Loveliest of trees, the cherry now
Is hung with bloom along the bough,
And stands about the woodland ride
Wearing white for Eastertide.
Now, of my threescore years and ten,
Twenty will not come again,
And take from seventy springs a score,
It only leaves me fifty more.
And since to look at things in bloom
Fifty springs are little room,
About the woodlands I will go
To see the cherry hung with snow.
Tạm dịch:
Duyên dáng nhất những loài cây
Anh đào hoa ấy nở bừng hôm nay,
Dọc theo đường lộ rừng này,
Khoác màu tuyết trắng trong ngày Phục sinh,
Ở tuổi bảy mươi của mình,
Hai mươi tuổi ấy đã đi chẳng về,
Từ bảy mươi tuổi tính về,
Còn năm mươi lẻ đương chừng hai mươi
Ngắm nhìn những đóa hoa tươi,
Năm mươi năm ấy, cũng đà ngắn sao,
Đất rừng, tôi đặt chân vào,
Trông theo tuyết phủ nhánh đào trên thân.
Chúng ta đều cảm nhận được niềm hân hoan khi ngắm nhìn tàng cây anh đào hay những nhánh cây trổ đầy lộc non mỗi lần xuân đến. Chúng ta đều cảm nhận được sự rung cảm sâu thẳm nơi nội tâm khi trông thấy một điều gì lại đến như thể lần đầu. Chúng ta đều cảm thấy từng nhịp đập tâm hồn chan chứa ấy, và có thể dù có hay không, những nhà thơ là nguồn cơn khơi dậy nên sự tình ấy.
Dù là trong mỗi bài thơ, trong từng ngọn cây, trong một mẩu vật nghệ thuật, hay trong một cuộc trò chuyện khiến ta nhớ mãi không quên, tất thảy đều trở về trong một vài sự vật thân quen, và ta lại tìm trong đó nguồn ý nghĩa mới, sự quan trọng mới, và sự chan chứa rất mới, đây chính là một giác độ gắn bó mật thiết với chuyến du ngoạn đời người.
Chàng thanh niên trong bài thơ của nhà thơ Housman sở hữu một ý chí thầm lặng nhằm bày tỏ nỗi trân quý đối với dáng vẻ duyên dáng của cây anh đào, và cả hết thảy những loài cây đương nở rộ trong tiết xuân. Cảm thức này đã tạo nên một ví dụ về nỗi vui mừng rất đỗi trước thời khắc này của năm.
Anh nhìn vào quãng thời gian dài của đời sống mà anh mong đợi, và nhận ra rằng ở tuổi 20, anh chỉ còn có 50 năm hay đại khái là thế, để có thể cảm nhận được vẻ đẹp, và anh giải quyết bằng cách rất đơn giản, rằng cứ làm như thế.
Phong thái thi ca
Mặc dù 50 năm là một quãng thời gian không đủ dài để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của khu rừng sẽ đến với anh – hay với cuộc đời anh – riêng về phong thái của anh đã thật đẹp đẽ; cứ như một cái nhún vai đầy nhẹ nhõm ý vị, rằng “hãy sống trọn một ngày,” và anh sẽ đi qua mùa xuân của đời mình để chứng kiến những điều anh có thể chứng kiến và tận hưởng từng chút một.
Loại phong thái như vậy thường được gọi là phong thái thi ca: anh cho phép mình tạm dừng chân dưới những cây táo, và nghỉ ngơi trong những quán trọ trên dặm dài của đời sống. Nhà thơ, hay một tâm hồn thi sĩ, dừng lại để cảm thụ hương hoa, hay để ôm trọn ánh chiều tà. Nhà thần học thời Trung cổ Thomas Aquinas đã định nghĩa về cái đẹp, đó là thứ mà khi trông thấy, ta sẽ được xoa dịu, và đó cũng là thứ mà các thi sĩ thường dành thời gian để thưởng ngoạn, và để được an dịu.
Những quan sát và cảm thụ vui tươi ấy là chất liệu làm nên những bài thơ hay. Và chúng cũng đang là đối tượng bị đe dọa bởi những nỗi phiền nhiễu không bao giờ dứt trong lối sống vội vã này.
Kho tàng thơ ca về mùa xuân
Bài thơ mỹ lệ về mùa xuân này đã gieo trồng trong tâm hồn ta một loại cây lâu năm sinh trưởng chậm, mà phải mất nhiều năm toả hương thơm nữa, ta mới có thể nhận ra và biết trân quý chúng. Những loại cây lâu năm ấy không chỉ bao gồm những bài thơ như của nhà thơ Housman (hay Hopkins hay Frost cho chủ đề tương tự), mà là cả kho tàng thơ ca về các mùa, và đặc biệt hơn cả là mùa xuân.
Nguồn năng lượng, nhịp điệu và những dấu hiệu riêng có của mùa xuân và của Tiết Phục sinh đã tự có cách gieo cội rễ trong mảnh đất màu mỡ nơi tâm hồn, và trở về dưới những tán lá và quả ngọt trong cuộc sống của những đứa trẻ dần trưởng thành, thường là lúc ta cần chúng nhất. Trong những khoảnh khắc cảm ngộ nhân sinh không định trước này, sau nhiều năm suy xét, sự cứu rỗi, đôi khi, lại là lời nói dối.
Còn điều như cá nằm trên thớt ấy lại chính là những khoảnh khắc vĩnh hằng.
Như cây anh đào rồi cũng đổ lá theo thời gian, như mọi loài cây khác, như mọi người đang đi lại dưới những tán cây, vì thế trong khoảnh khắc vui mừng ấy bên ta cũng hàm chứa nỗi thương đau.
Hạnh Dung biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times