Nghiên cứu: Nguy cơ hình thành huyết khối giảm nhanh sau khi ngừng biện pháp tránh thai thông thường
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố đông máu bị tăng cao sẽ trở lại mức bình thường khi người phụ nữ ngừng sử dụng biện pháp tránh thai dựa trên hormone.
Mọi người đã biết rằng dùng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển huyết khối, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ giảm nhanh chóng từ hai đến bốn tuần sau khi ngừng hình thức tránh thai này và đến 12 tuần thì nguy cơ này hoàn toàn biến mất.
Một nghiên cứu được bình duyệt gần đây trên tập san Blood – tập san của American Society of Hematology (Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ) – đã tuyển chọn 66 phụ nữ từ 18 đến 50 tuổi đã dùng các biện pháp tránh thai dựa trên hormone (hình thức ngừa thai phổ biến nhất) trong ít nhất ba tháng. Các nhà nghiên cứu tập trung vào các biện pháp tránh thai dựa trên hormone như thuốc tránh thai nội tiết tố kết hợp, vòng âm đạo và miếng dán da. Những phụ nữ có tiền sử huyết khối, sử dụng thuốc chống đông máu, có bệnh lý gần đây hoặc mang thai đã bị loại khỏi nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu sáu lần trước và sau khi phụ nữ ngừng dùng biện pháp tránh thai để đánh giá các dấu ấn sinh học đông máu liên quan đến estrogen. Sau đó, các mẫu này được so sánh với nhóm đối chứng gồm 28 phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai dựa trên hormone.
Nghiên cứu cho thấy nồng độ các dấu hiệu đông máu tăng cao trước khi phụ nữ ngừng sử dụng biện pháp tránh thai dựa trên hormone và giảm nhanh chóng trong vòng một đến hai tuần sau khi ngừng sử dụng. Trong vòng hai tuần sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, phụ nữ đã giảm tổng cộng 80% các dấu ấn đông máu và trong vòng bốn tuần giảm 85%. [Cuối cùng] giảm xuống mức tương đương với nhóm đối chứng sau 12 tuần.
Mặc dù các nghiên cứu đã xác định rằng những phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai dựa trên hormone có nguy cơ bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE – một tình trạng xảy ra khi huyết khối hình thành trong tĩnh mạch và bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi) gấp ba lần), nguy cơ vẫn tồn tại sau đó. Việc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai trước đây chưa được biết đến.
Đồng tác giả, Tiến sĩ Marc Blondon, chuyên gia về y học mạch máu tại Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ, cho biết trong một bản tin ngày 8/11, “Mục tiêu của chúng tôi không phải là xem xét nguy cơ gây huyết khối của các biện pháp tránh thai mà là xác định xem nguy cơ đó mất bao lâu để trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. Thật yên tâm khi biết rằng khả năng gây hại của thuốc sẽ biến mất nhanh chóng khi người ta ngừng dùng thuốc.”
Các nhà nghiên cứu cho biết các phát hiện của nghiên cứu có thể giúp các bác sĩ xác định khi nào nên ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai dựa trên hormone trước khi trải qua cuộc phẫu thuật lớn và có thể ảnh hưởng đến thủ thuật nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
Theo nghiên cứu, các biện pháp tránh thai kết hợp hormone là hình thức ngừa thai phổ biến nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ, với hơn 1/6 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sử dụng, và con số này đang tăng lên. Một bài viết năm 2022 đăng trên tập san StatPearls cho thấy khoảng 25% phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi dùng thuốc tránh thai làm phương pháp tránh thai chính.
Thuốc tránh thai đường uống thường có hai dạng. Một loại chứa estrogen tổng hợp và progestin, trong khi loại kia chỉ chứa progestin. Progestin là một dạng tổng hợp nhân tạo của hormone progesterone. Progesterone được dùng để tránh thai, trong khi estrogen kiểm soát chảy máu kinh nguyệt.
Theo một bài viết trên tập san Thrombosis Research, estrogen được cho là làm tăng các yếu tố đông máu bằng cách tăng mức protein đông máu và giảm mức độ protein chống đông máu, điều này có thể giải thích tại sao các biện pháp tránh thai dựa hormone làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu cũng như tăng nguy cơ bị bệnh và tử vong ngắn hạn và dài hạn.