Nghiên cứu mới giải thích tại sao số ca tử vong quá mức ở Nhật Bản đạt 115,000 sau lần chích vaccine COVID thứ 3
Một nghiên cứu mới về tác hại của vaccine ngừa COVID đã được công bố vào ngày 8/4 trên tập san bình duyệt về khoa học y tế Cureus tại Hoa Kỳ. Đây là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay về tác dụng phụ của vaccine COVID và nói một cách nhẹ nhàng thì kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng.
Trong nghiên cứu có nhan đề “Tỷ lệ tử vong do ung thư theo tuổi tăng lên sau liều chích thứ ba của vaccine mRNA có vỏ bọc hạt nano lipid trong đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản,” 5 nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng toàn bộ tập dữ liệu về 123 triệu dân của quốc gia này (Nhật Bản có tỷ lệ chích vaccine cao nhất thế giới) để nghiên cứu tỷ lệ tử vong do ung thư vượt mức trùng với thời điểm chích ngừa COVID hàng loạt.
Các tác giả cũng đưa ra lời giải thích hợp lý về lý do tại sao những trường hợp tử vong này lại xảy ra sau khi chích vaccine mRNA.
Với tư cách là một cựu nhà nghiên cứu vaccine, tôi rất thích thú khi đọc bài viết trên Cureus. Người phụ trách chuyên mục của Epoch Times, cô Megan Redshaw, đã viết một bài báo xuất sắc về nghiên cứu này. Ở đây, tôi muốn nêu bật một số điểm mà tôi nghĩ là đáng nhắc lại.
Tử vong quá mức sau mũi chích thứ ba
Nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 1,568,961 ca tử vong ở Nhật Bản vào năm 2022. Dự kiến có khoảng 1,453,162 ca tử vong dựa trên các dự đoán thống kê sử dụng thông tin trước đại dịch, nghĩa là có thêm 115,799 ca tử vong vào năm 2022.
115,799 “số ca tử vong vượt mức theo độ tuổi” vào năm 2022 xảy ra sau khi 2/3 dân số Nhật Bản được chích liều vaccine COVID thứ ba.
Dựa trên dữ liệu của Bộ Y tế Nhật Bản, tôi tính được rằng có 39,060 trường hợp tử vong do COVID được báo cáo vào năm 2022. Vì vậy, phần lớn số ca tử vong vượt mức của Nhật Bản vào năm 2022 không phải là do nhiễm COVID mà có liên quan chặt chẽ đến việc chích vaccine.
Thiệt hại là do vaccine gây ra, không phải do virus
Nghiên cứu cho thấy vào năm 2020, sau khi COVID-19 bắt đầu lây lan ở Nhật Bản nhưng trước khi có vaccine, số ca tử vong theo độ tuổi ít hơn 28,000 so với dự đoán. Và vào năm 2021, khi virus tiếp tục lây lan và có một lượng nhỏ người chích vaccine ngừa COVID-19 (bắt đầu vào tháng 02), đã có thêm 25,000 ca tử vong so với dự đoán.
Dựa trên số ca tử vong vượt mức vào năm 2022, các nhà khoa học Nhật Bản kết luận, “Tỷ lệ tử vong điều chỉnh theo độ tuổi tăng đáng kể về mặt thống kê đối với tất cả các bệnh ung thư và một số loại ung thư cụ thể, cụ thể là ung thư buồng trứng, bệnh bạch cầu, tuyến tiền liệt, môi/miệng/họng, ung thư tuyến tụy và ung thư vú đã được quan sát thấy vào năm 2022 sau khi 2/3 dân số Nhật Bản nhận được ít nhất ba liều vaccine SARS-CoV-2 mRNA-LNP.”
Các tác giả viết, “Sự gia tăng đặc biệt rõ rệt về tỷ lệ tử vong của các bệnh ung thư nhạy cảm với ERα này có thể là do một số cơ chế của việc chích vaccine mRNA-LNP mà không phải do bản thân nhiễm trùng COVID-19 hoặc giảm sự chăm sóc bệnh ung thư do lệnh phong tỏa.”
Nói một cách dễ hiểu, nghiên cứu này tiết lộ rằng vaccine mRNA ngừa COVID có thể là nguyên nhân dẫn đến số ca tử vong tăng thêm ở Nhật Bản.
6 loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao đáng kể
Nghiên cứu trình bày những con số về tử vong do mọi nguyên nhân nhưng cũng xem xét chi tiết về các trường hợp tử vong do ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 6 trong số 20 loại ung thư – ung thư buồng trứng, bạch cầu, tuyến tiền liệt, môi/miệng/hầu họng, tuyến tụy và vú – có tỷ lệ tử vong vượt mức đáng kể về mặt thống kê vào năm 2021 và tăng thêm vào năm 2022.
Sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ tử vong của sáu loại ung thư cụ thể không thể là do thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ đại dịch. Việc giảm sàng lọc ung thư và chăm sóc sức khỏe do lệnh phong tỏa sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở tất cả các bệnh ung thư. Tuy nhiên, mức tăng như vậy không được quan sát thấy ở các loại ung thư khác ở Nhật Bản vào năm 2022.
Vậy sáu loại ung thư kể trên có gì đặc biệt? Những loại này đều được biết đến là ung thư nhạy cảm với thụ thể estrogen alpha (ERα).
Các nhà khoa học giải thích tại sao những bệnh ung thư này không chỉ khởi phát sau khi chích vaccine mà còn dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn sau khi chích vaccine.
Lời giải thích khoa học: Ung thư sau chích vaccine
Tôi đã làm việc với tư cách là nhà khoa học nghiên cứu tại Sanofi Pasteur, một trong những công ty vaccine lớn nhất thế giới trong hơn 10 năm. Là người đi đầu trong việc phát triển vaccine ngừa SARS-CoV-1 của Sanofi vào năm 2003, bản thân tôi thấy giả thuyết mà các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra rất hợp lý.
Hãy cố gắng cùng tôi tìm hiểu về các thuật ngữ khoa học, vì điều này rất quan trọng để hiểu được những vai trò tiềm ẩn của vaccine mRNA đối với sự phát triển ung thư.
ER (thụ thể estrogen) là một nhóm protein được tìm thấy ở bên trong tế bào. Những thụ thể này có thể được kích hoạt bởi hormone giới tính estrogen. ERα là một trong hai loại ER, một chất điều hòa quan trọng trong hệ sinh sản của cơ thể.
Nghiên cứu đăng trên Science Advances (Tập san Những tiến bộ Khoa học) được bình duyệt vào tháng 11/2022 đã sàng lọc 9,000 protein của con người để xem protein nào liên kết mạnh hơn với protein gai (S) của SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy protein S liên kết đặc biệt với ERα. Mối liên kết này “làm thay đổi hoạt động phiên mã của ERα.”
Nói cách khác, protein S của SARS-CoV-2 (do nhiễm trùng hoặc chích vaccine), khi được đưa vào cơ thể người, sẽ liên kết với ERα và hoạt động như một chất điều hòa lõi thụ thể hạt nhân, can thiệp vào chức năng bình thường của tế bào và dẫn đến bất thường trong hoạt động của tế bào và cơ quan.
Điều này có thể giải thích tại sao tỷ lệ tử vong do sáu loại ung thư nhạy cảm với ERα lại gia tăng vào năm 2022 ở Nhật Bản sau khi 2/3 dân số được chích liều vaccine mRNA thứ ba.
Vaccine mang gen S của SARS-CoV-2, chiếm quyền điều khiển của tế bào vật chủ để tạo ra protein S. Các protein S sản xuất bên trong tế bào sẽ liên kết với ERα, làm phá vỡ chức năng bình thường của tế bào và dẫn đến sự phát triển của ung thư.
Ung thư là căn bệnh mà trong đó một số tế bào của cơ thể phát triển không kiểm soát và lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Đối với bất kỳ người khỏe mạnh nào, một số tế bào sẽ chết, một số tế bào già đi và một số trở thành ung thư. Tất cả điều này xảy ra mà người bệnh không hề biết vì hệ miễn dịch của cơ thể phải liên tục làm việc để giải quyết những vấn đề như vậy. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch bị tổn thương, các loại bệnh sẽ phát triển, bao gồm cả ung thư.
Rất nhiều bằng chứng đã bắt đầu xuất hiện cho thấy vaccine ngừa COVID-19 có khả năng can thiệp nghiêm trọng vào hệ miễn dịch của cơ thể con người. Nghiên cứu mới này của Nhật Bản cung cấp thêm bằng chứng về mức độ của hiện tượng này.
Chích vaccine và ức chế giám sát miễn dịch ung thư
Người ta đã chứng minh rằng vaccine mRNA không chỉ có khả năng gây ung thư mà còn có thể làm suy yếu khả năng nhận biết và ức chế các khối u ung thư của hệ miễn dịch.
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái (2023), ông Konstantin Fohse và các đồng nghiệp đã báo cáo việc chích vaccine BNT162b2 làm thay đổi các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, dẫn đến khả năng giám sát ung thư của hệ miễn dịch bị suy yếu.
Thiệt hại do vaccine COVID gây ra sẽ ít hơn nếu việc chích vaccine không được phổ biến rộng rãi và liều lượng vaccine không cao do chích nhắc lại.
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện rằng đối với mỗi liều Pfizer-BioNTech, có khoảng 13 nghìn tỷ phân tử mRNA-LNP của SARS-CoV-2. Đối với Moderna, con số này là 40 nghìn tỷ. Vì cơ thể người bình thường có khoảng 37.2 nghìn tỷ tế bào nên một liều vaccine COVID-19 mRNA-LNP sẽ có đủ phân tử mRNA để lây lan đến từng tế bào của con người.
Như tôi đã viết trước đây, trái với tuyên bố của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh rằng “sau khi cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch, nó sẽ loại bỏ tất cả các thành phần của vaccine,” RNA sau khi điều chỉnh đang tồn tại trong cơ thể trong nhiều tháng. Thậm chí, loại mRNA này có thể xâm nhập vào trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Điều này là do uridine trong RNA bình thường hiện nay đã được thay thế bằng pseudo-uridine trong vaccine COVID-19 mRNA-LNP.
Nghiên cứu của Nhật Bản được viết trước tháng 10/2023 sử dụng thông tin từ năm 2022 trở về trước. Khi việc chích vaccine COVID tiếp tục diễn ra ở nhiều quốc gia, thật đáng sợ khi nghĩ rằng có bao nhiêu người có thể tử vong hoặc mắc bệnh ung thư nếu xu hướng năm 2022 vẫn tiếp diễn.
Tương lai bất định
Khi các nhà chức trách trên khắp thế giới vẫn tuyên bố rằng vaccine ngừa COVID-19 là “an toàn và hiệu quả” và tiếp tục đẩy mạnh việc chích vaccine, thì không rõ tương lai sẽ ra sao.
Điều này là do các phân tử mRNA-LNP từ vaccine COVID trong cơ thể hàng trăm triệu người sẽ vẫn ở đó và tiếp tục sản xuất protein S, can thiệp vào hệ miễn dịch, dẫn đến ung thư và các bệnh khác.
Những nghiên cứu như của các nhà khoa học Nhật Bản lẽ ra phải được thực hiện ở các nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh và đăng trên các tập san y khoa hàng đầu mà không cần kiểm duyệt để chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm và ngăn chặn những sai lầm tái diễn. Thật không may, điều đó đã không xảy ra.
Tuy nhiên, hy vọng ngày càng có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đủ dũng cảm để chỉ ra một điều rất hiển nhiên: vaccine ngừa COVID-19 không an toàn.
Điều đáng chú ý là Tập san y khoa Cureus mới đây đã được Springer Nature Group mua lại vào tháng 12/2022. Tập đoàn này cũng sở hữu các ấn phẩm khoa học nổi tiếng như Nature và Nature Medicine.
Tổn thương do vaccine COVID đã là chủ đề cấm kỵ đối với các nhà khoa học và tập san y khoa. Nhiều người đã bị chặn khi họ cố gắng chống lại kiểm duyệt. Thật thú vị khi thấy Springer Nature đã công bố nghiên cứu của Nhật Bản này.
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.