Quyền lực mềm: Trung Cộng sử dụng văn hóa truyền thống của Trung Quốc để tuyên truyền ngoại giao
“Một quốc gia có quyền lực mềm mạnh mẽ có thể dễ dàng truyền bá hệ tư tưởng và các giá trị của mình, do đó có thể kiểm soát và thao túng dư luận toàn cầu,” một báo cáo của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết vào tháng 12/2007. Trung Cộng coi khả năng truyền bá văn hóa bạo lực của chế độ này dưới hình thức nghệ thuật là yếu tố then chốt trong các chiến dịch quyền lực mềm của mình.
Trong Chín Bài bình luận về Đảng Cộng Sản (Cửu Bình) có viết, Trung Cộng thay thế văn hóa truyền thống Trung Hoa bằng văn hóa Đảng “giả, ác, đấu” để duy trì sự chuyên chế của mình. Đồng thời, chế độ này bày ra những biểu hiện văn hóa bề ngoài như một bức bình phong để lừa gạt người dân và gia tăng quyền lực mềm của mình trên toàn cầu.
Thành lập các trung tâm văn hóa Trung Hoa ở các quốc gia trên thế giới là một dự án do Bộ Văn hóa và Du lịch đứng đầu. Một tài liệu nói rằng 34 cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ thành lập các trung tâm văn hóa để “quảng bá văn hóa truyền thống và hiện đại của Trung Quốc.” Dự án này có mục tiêu vươn tới 30 quốc gia hoặc thành phố, chẳng hạn như Singapore, Fiji, Stockholm, Tel Aviv, Luxembourg, Nepal, Sri Lanka, Lào, Sydney, Kairo, Malta, Mexico và Copenhagen.
Nghệ thuật biểu diễn là một trong những cách Trung Cộng truyền bá nền văn hóa được tân trang này. Tuy nhiên, để làm được điều này, các truyền thuyết truyền thống lâu đời đang bị cải biên và các ca từ của các bài hát dân ca cổ xưa đang bị sửa đổi.
Hãy cùng xem một vài ví dụ dưới đây.
Huyền Thoại Ca Hát Lưu Tam Tả
Một dẫn chứng về nền văn hóa cải biên lại mới này là huyền thoại Lưu Tam Tả (Liu Sanjie) 1,300 năm tuổi, một cô gái trẻ xinh đẹp và thông minh sở hữu giọng hát chiếm trọn trái tim của mọi người. Truyền thuyết ấy đã bị Đảng này âm thầm cải biên để mô tả lòng căm thù bằng việc sử dụng một bộ phim ca nhạc cùng các buổi biểu diễn trên sân khấu, biến cô Lưu trở thành thủ lĩnh của giai cấp nông dân bị áp bức. Trong các phiên bản sửa đổi này, các bài hát của cô đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh bạo lực chống lại giai cấp áp bức – những người địa chủ.
Mặc dù bị cấm trong Cách mạng Văn hóa (1966-1976), phiên bản này về Lưu Tam Tả đã được đưa trở lại sân khấu trung tâm cả trong và ngoài Trung Quốc.
Một trang web tiếng Hoa quảng bá hệ tư tưởng cộng sản tuyên bố rằng huyền thoại Lưu Tam Tả phiên bản Trung Cộng là “vở nhạc kịch có sức ảnh hưởng nhất thế giới” và nhắc nhở mọi người đừng quên “máu và nước mắt của đấu tranh giai cấp;” và rằng “Các ca khúc của cô Lưu Tam Tả giống như ngọn lửa hận thù đang bùng cháy từ tận đáy lòng của cô ấy.”
The Epoch Times đã thu thập được một số tài liệu do nhiều cơ quan của Trung Cộng công bố, nêu ra chi tiết những thành tựu của họ trong việc “xuất cảng văn hóa” qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”).
Năm 2018, Sở Văn hóa tỉnh Quảng Tây đã cử tám đội biểu diễn biểu trình diễn vở nhạc kịch về cô Lưu Tam Tả đến một số quốc gia có liên kết [với Trung Quốc] qua BRI, bao gồm Singapore, Macao, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Croatia. Một tài liệu khác cho thấy vở nhạc kịch này đã được biểu diễn tại Singapore với 6,000 khán giả vào năm 2018. Trong dịp Tết Nguyên Đán 2019, vở nhạc kịch này đã được trình diễn tại Philippines.
Ở tỉnh Quảng Tây, nơi cô Lưu Tam Tả được sinh ra, thì chịu trách nhiệm mở các trung tâm văn hóa ở Việt Nam và Lào.
Hồng Vệ binh trên Hồng Hồ
Vở kinh kịch mang tính cách mạng “Hồng Vệ binh trên Hồng Hồ” (Red Troops on Lake Honghu) kể lên câu chuyện về một Đảng Cộng Sản Trung Quốc mới thành lập đã tổ chức các nhóm dân quân ở khu vực Hồng Hồ thuộc tỉnh Hồ Bắc chống lại quân đội Quốc dân Đảng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vào những năm 1930. Lực lượng dân quân cộng sản này đã trở thành Hồng Quân, và ở bất cứ nơi đâu Trung Cộng đi qua, luôn có một lượng lớn dân thường bị tàn sát, thế nhưng vở kinh kịch ấy vẫn tôn vinh những ngày tháng ban sơ của chế độ này.
Khi Trung Cộng đưa vở kinh kịch này đến Úc vào tháng 11/2018, tên của nó được rút ngắn thành “Hồng Hồ” (Lake Honghu).
Liên minh các Giá trị của Người Úc, bao gồm chủ yếu là Hoa kiều gốc Úc, đã ra tuyên bố phản đối hoạt động này. Tuyên bố cho biết màn trình diễn “thể hiện một nỗ lực mới của chính quyền Trung Cộng nhằm đưa quyền lực mềm vào để gây ảnh hưởng ở Úc.” Bức thư nói thêm rằng “vở kinh kịch này đã trình bày nhiều bài hát ‘cách mạng’ tôn vinh Hồng Quân. Tất cả chúng ta đều biết rằng Hồng Quân đã thảm sát số lượng người cực lớn trong Vạn lý Trường chinh (Long March) nhắm vào các địa chủ, nhiều người trong đó là những bần nông vô tội.”
Nữ Biệt Đội Hồng Quân
Vở vũ kịch ballet mang tính cách mạng của Trung Quốc này cũng là một trong tám tác phẩm sân khấu kiểu mẫu. Nhân vật chính của câu chuyện là một cô gái nông dân thoát khỏi sự giam cầm của một địa chủ đểu cáng và gia nhập Biệt Đội Hồng Quân (một đơn vị vũ trang của Trung Cộng chỉ bao gồm những phụ nữ) trong những năm đầu của cuộc cách mạng cộng sản. Câu chuyện này xảy ra tại Hải Nam, hòn đảo lớn nhất trên Biển Đông.
Vở vũ kịch ballet này đã được biểu diễn trên các sân khấu quốc tế suốt thập kỷ qua, bao gồm cả ở Melbourne, Úc vào tháng 02/2017. Một báo cáo mô tả vở vũ kịch này [có yếu tố] quân sự và võ thuật, “trang phục cho vở vũ kịch là phục trang quân đội và các đạo cụ đại đa số là dùng trong võ thuật như: súng lục, súng trường, đao kiếm, mã tấu. Hiếm khi Trung tâm Nghệ thuật Victoria có thể dung nạp một kho vũ khí như vậy.” Người Hoa tại địa phương, người Tây Tạng và người Việt Nam đã tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài nhà hát này. Cũng theo báo cáo này, những người biểu tình đã cầm các bích chương và biểu ngữ tuyên bố tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị của người Úc ở Úc, tố cáo bạo lực và thù hận, đồng thời yêu cầu “vở vũ kịch phát xít” này “quay về lại Trung Quốc.”
Vở vũ kịch ballet đỏ này đã nhận được phản ứng tương tự khi được biểu diễn ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 2011.
Bạch Mao Nữ
Trong hàng trăm năm, người Trung Quốc ở tỉnh Hà Bắc, Đông Bắc Trung Quốc luôn tin vào sự tồn tại của một vị tiên cô ẩn cư trên núi, mang những năng lực siêu nhiên, giúp đỡ người thiện lương và trừng phạt kẻ xấu. Bởi vị tiên này có mái tóc dài màu trắng nên cô được gọi là nàng tiên tóc trắng và người dân địa phương đã dựng đền thờ để thờ phượng tiên cô.
Vào giữa những năm 1940, Trung Cộng đã đánh cắp câu chuyện về vị tiên này, thay đổi ca từ của những bài hát dân gian nổi tiếng, rồi sản xuất ra một vở ca kịch opera mang tên “Bạch Mao Nữ.” Vở kịch biến thành câu chuyện về một cô gái nông dân chiến đấu với một tên địa chủ độc ác cùng với sự trợ giúp của Hồng Quân. Trong lời kể của người cộng sản này, cô đã bị địa chủ bắt làm nô lệ và hãm hiếp nhưng cô đã trốn lên núi, ẩn náu trong hang động cho đến khi tóc bạc trắng. Vào thời điểm đó, vở ca kịch này được coi là rất hữu hiệu trong việc trừ dứt “mê tín dị đoan” khỏi tâm trí người dân và kích động lòng căm thù đối với tầng lớp địa chủ.
Về sau vở ca kịch này được chuyển thể thành vở vũ kịch ballet, trở thành một trong tám tác phẩm sân khấu mẫu mực được chấp thuận biểu diễn trong Cách mạng Văn hóa, ngay cả khi các buổi biểu diễn về cô Lưu Tam Tả cũng bị cấm.
Cản trở các hoạt động biểu diễn văn hóa truyền thống đích thực
Trong khi lợi dụng tấm bình phong là phô diễn tái hiện truyền thống, thì Trung Cộng lại không tiếc công sức ngăn cản các công ty biểu diễn nghệ thuật độc lập khác đang giới thiệu văn hóa truyền thống đích thực ra thế giới.
Mục tiêu chính mà Trung Cộng nhắm vào là Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một đoàn múa cổ điển Trung Quốc đứng đầu có trụ sở tại New York. Trước đại dịch, Shen Yun đã lưu diễn trên khắp thế giới sáu tháng mỗi năm.
Trang web của Shen Yun giải thích việc Trung Cộng tàn phá văn hóa Trung Quốc. “Trong 70 năm cầm quyền, chế độ cộng sản này đã coi các giá trị truyền thống của Trung Quốc – vốn tập trung vào ý niệm thiên nhân hợp nhất – như một mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ. Và trong các chiến dịch có hệ thống như Cách mạng Văn hóa, Trung Cộng đã loại bỏ các tín ngưỡng truyền thống và phá hủy các kho tàng bảo vật cổ xưa – đưa văn minh 5,000 năm đến bờ vực của sự tuyệt diệt.”
Duy chỉ có cách biệt lập với Trung Cộng, Shen Yun mới có thể mang cốt lõi tinh hoa của truyền thống cổ đại đến với các sân khấu trên toàn thế giới, thế nhưng cũng vì lẽ đó mà Shen Yun bị cản trở bởi sự can thiệp của Trung Cộng.
Trang web của ông Leeshai Lemish, một người dẫn chương trình của Shen Yun từ năm 2006, ông nêu chi tiết 74 trường hợp được ghi nhận lại mà Trung Cộng và các “phái bộ ngoại giao” của Trung Cộng can thiệp vào các buổi biểu diễn của Shen Yun trên khắp thế giới. Những sự cố này xảy ra từ năm 2007 đến 2019 ở Úc, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Ecuador, Anh, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ireland, Israel, Ý, Đại Hàn Dân Quốc, Malaysia, Moldova, New Zealand, Romania, Nga, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Hà Lan, Ukraine và Hoa Kỳ.
Người ta có thể thắc mắc, vì sao Shen Yun không được phép biểu diễn ở Trung Quốc mà tên Trung Quốc lại được kể đến trong danh sách trên.
Đó là bởi vì công an Trung Quốc giám sát những người dân đại lục mua vé đi xem các buổi biểu diễn Shen Yun diễn ra bên ngoài quốc gia này, bao gồm cả Hồng Kông; và họ sách nhiễu và, trong một số trường hợp, là bắt cóc gia đình của những nghệ sĩ Shen Yun ở bên trong Trung Quốc đại lục.
Tại sao Trung Cộng lại sợ Shen Yun đến vậy?
Ông Lemish giải thích một trong những lý do là Trung Cộng muốn tự cho mình là “người bảo vệ văn hóa Trung Hoa” trong nỗ lực hợp pháp hóa địa vị cầm quyền của mình. Vì thế, chế độ này cử các đoàn nghệ thuật ra hải ngoại biểu diễn. Tuy nhiên, các buổi biểu diễn của Shen Yun đã vượt trội hơn hẳn các vũ đoàn đầy tuyên truyền của Trung Cộng. Do đó, Trung Cộng nghĩ ra đủ loại chiến thuật để ngầm phá hoại đoàn nghệ thuật Shen Yun.
Do Kelly Song thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: