Chuyên gia: Ngoại giao ‘gấu trúc’ và ‘chiến lang’ thất bại, Trung Quốc tự đặt mình vào thế cô lập
Hàng chục chú gấu trúc được cho là đã bị gửi trả về Trung Quốc từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Malaysia, Anh, và Đức hồi năm ngoái (2023).
Hãng truyền thông Trung Quốc CGTN đưa tin hôm 30/12, “Năm 2023, Trung Quốc đã đón 17 chú gấu trúc lớn được gửi trở về nhà từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.”
Tuy nhiên, các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng hai chiến lược ngoại giao khét tiếng của Bắc Kinh là “gấu trúc” và “chiến lang” đã không còn hiệu quả.
Ngoại giao gấu trúc
Chiến lược ngoại giao gấu trúc bắt đầu vào năm 1972 sau chuyến thăm Trung Quốc lịch sử của Tổng thống Richard Nixon. Được biết đến là quyền lực mềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những chú gấu trúc này ban đầu được tặng như một món quà và tiếp đó là những hợp đồng cho thuê đắt đỏ — đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận tiện cho Trung Quốc gia nhập cộng đồng quốc tế.
Nhà quan sát Trung Quốc Thẩm Minh Thất nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times Hoa ngữ rằng mặc dù gấu trúc tượng trưng cho sự thiện chí, nhưng hành động gửi [gấu trúc] trở lại Trung Quốc cho thấy “mối bang giao giữa ĐCSTQ và các quốc gia phương Tây đang trở nên căng thẳng.”
Ông Thẩm là giám đốc bộ phận Nghiên cứu An ninh Quốc gia và phó giám đốc điều hành lâm thời tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Đài Loan.
Ông Đinh Thụ Phạm (Arthur Ding Shuh-fan), giáo sư danh dự tại trường Cao đẳng Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Quốc lập Chính Trị ở Đài Loan, nhận xét rằng: “Phương Tây đã nhận ra động cơ của ĐCSTQ chính là định hình trật tự quốc tế theo ý muốn của họ.”
Ông Đinh cho biết: “Ngoài ra, cách tiếp cận đối đầu trong ngoại giao của ĐCSTQ, được thể hiện quá rõ qua giọng điệu thẳng thắn của các đại sứ như ông Lư Sa Dã, đã dẫn đến việc mối bang giao của Trung Quốc với các nước phương Tây trở nên xấu đi nhiều.”
Ngoại giao chiến lang
Theo ông Đinh, Bắc Kinh đã áp dụng lập trường cứng rắn hơn trong chính sách ngoại giao của mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ông cho biết, kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo vào năm 2012, cách tiếp cận ngoại giao của ĐCSTQ đã chuyển sang hình thức “chiến lang,” đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 tấn công thế giới.
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye), được xem là một nhà ngoại giao “chiến lang.” Chẳng hạn như, ông đã gây áp lực buộc một nhà lập pháp của Pháp phải hủy chuyến thăm chính thức đã được ấn định đến Đài Loan vào năm 2021. Thời điểm đó, phái đoàn Pháp muốn đến để học hỏi cách kiểm soát đại dịch hiệu quả của chính phủ Đài Loan.
Ông Thẩm cho rằng tình huống hiện tại khiến chính quyền cảm thấy mất mặt vì ĐCSTQ đã không thể vực dậy nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch. Hơn nữa, những lệnh trừng phạt về vi mạch bán dẫn được áp dụng dưới thời chính phủ cựu Tổng thống Trump đã cho thấy những điểm yếu của ĐCSTQ về cả khía cạnh quân sự lẫn công nghệ.
Ông nói: “[Chiến lược] ngoại giao chiến lang cưỡng ép đã không còn hiệu quả nữa.”
Cả ngoại giao gấu trúc lẫn ngoại giao chiến lang đều thất bại
Ông Thẩm cho rằng, tâm điểm trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh liên quan đến các vấn đề kinh tế luôn là Hoa Kỳ, đồng thời cho biết thêm rằng mục đích của ông Tập là cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, các quốc gia phù hợp với lợi ích của ĐCSTQ hoặc có chung quan điểm chống Hoa Kỳ với ĐCSTQ sẽ được ưu tiên trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng một liên minh quốc tế thách thức ảnh hưởng của Mỹ, chẳng hạn như Afghanistan.
“Trung Quốc dường như đang tự đặt họ vào vị trí thay thế Hoa Kỳ. [Kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan] Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bổ nhiệm đại sứ mới tại Afghanistan.”
Theo ông Thẩm, Trung Quốc đang thể hiện mong muốn thiết lập một đường hướng ngoại giao mới khác với cách tiếp cận mà họ đang áp dụng với các quốc gia phương Tây.
Bản tin có sự đóng góp của Tống Đường và Dịch Như
Tuệ Chân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Tim