Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.8): Những ngộ nhận và điểm mù [4]
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Xem thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7.
Ngộ nhận 8: “Đột biến là động lực của quá trình tiến hóa”
Số lượng đột biến DNA ở người
“Đột biến gene là động lực của tiến hóa”, đây là một cơ điểm để các nhà tiến hóa hiện đại duy trì Thuyết tiến hóa. Thuyết biến đổi dần dần của Darwin không giải thích được thông, vì vậy đã sáng tạo ra Thuyết đột biến. Tuyên bố này có tính lừa dối nhất định, bởi vì, nếu có sự tiến hóa và không phải là biến đổi dần dần, thì nó chỉ có thể là do đột biến. Tuy nhiên, không thể vì thế mà đưa ra kết luận “nếu có đột biến DNA thì tất yếu sẽ xảy ra quá trình tiến hóa”. Tại sao nói như vậy? Chúng ta hãy cùng xem xét đột biến cụ thể xảy ra như thế nào, và cần lưu ý sự khác biệt giữa DNA và gene, nếu không rõ ràng điểm này thì sẽ có thể dẫn đến kết luận sai lầm.
Mỗi một thế hệ lớn lên là do tế bào nguyên phân hàng chục lần, dẫn tới hàng chục lần sao chép nhiễm sắc thể (NST). Mỗi lần sao chép đều có khoảng một phần tỷ (1 × 10 ^ -9) khả năng xảy ra đột biến mã DNA. Vậy là mỗi lần sao chép, trong khoảng 6 tỷ mã DNA của cơ thể người sẽ có 6 điểm đột biến. Theo Thuyết Telomere, trong cả một đời người sẽ có khoảng 50 lần tế bào sao chép xảy ra đột biến, vậy là sau khi sao chép 50 lần, sẽ tạo ra 6×50=300 điểm đột biến.
Những đột biến này có dẫn đến tiến hóa không? Chúng tôi sẽ phân tích thêm.
Số lượng DNA đột biến trên gene người
Ở đây, chúng tôi sẽ tính toán số lượng các đột biến mã DNA trên gene người trong mỗi thế hệ. Như đã đề cập ở trên, mỗi thế hệ con người có 300 đột biến mã DNA. Do số lượng mã DNA trên gene chỉ chiếm 3% tổng số mã DNA, nên trong số 300 điểm đột biến thì chỉ có 9 điểm đột biến thuộc về mã DNA của gene.
Số lượng gene trong một bộ gene là khoảng 30,000, bố và mẹ có hai bộ gene nên sẽ có 60,000 gene. Mỗi gene có trung bình 3,000 mã DNA. Từ đó có thể thấy rằng đối với 180 triệu DNA nằm trên 60,000 gene, thì tác động của 9 đột biến mã DNA là vô cùng nhỏ. Nếu như nhầm lẫn giữa gene với DNA, như vậy trong số 60,000 gene có 9 điểm đột biến thì sẽ là không thể coi nhẹ. Đây có thể là một trong những lý do dẫn đến ngộ nhận về Thuyết tiến hóa. Tổng lượng mã DNA của hơn 20,000 gen được phát hiện cho đến hiện nay chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số 3.1 tỷ mã DNA của bộ gene của nhân loại.
Quy luật giảm phân một nửa và sự khác biệt di truyền của mã DNA phủ nhận mọi sự tiến hóa
Sự khác biệt trung bình trong mã DNA của con người trên khắp thế giới là 1/1,000, và sự khác biệt về DNA giữa nhân loại hiện nay và “Adam duy nhất” chỉ là 0.5/10,000,000. Nếu muốn phủ nhận điều này, thì phải phủ nhận “quy luật giảm phân một nửa và sự khác biệt di truyền của mã DNA” trước. Nếu không thể phủ nhận kết luận đến từ mã DNA này, thì chúng ta chỉ có thể thừa nhận rằng con người và tất cả các sinh vật đều không tiến hóa, và đột biến không thể dẫn đến tiến hóa.
Trên thực tế, vĩ mô đã không tiến hóa, vậy làm sao vi mô có thể tiến hóa được? Các nhà tiến hóa không thể chỉ ra các loài trung gian ở cấp độ vĩ mô, ở cấp độ vi mô cũng không thể chứng minh rằng đột biến dẫn đến tiến hóa.
Ngộ nhận 9: “Chọn lọc tự nhiên đã thúc đẩy quá trình tiến hóa”
Môi trường tự nhiên không ảnh hưởng đến các đột biến trên mã DNA
Đột biến mặc dù không thể dẫn đến sự tiến hóa, nhưng chúng là nhân tố tạo nên sự khác biệt. Nếu không có những khác biệt do đột biến hình thành, thì sẽ không có sự khác biệt giữa người với người, đó là một điều rất đáng sợ. Mặc dù trong quá trình sao chép mã DNA có rất nhiều chức năng sửa chữa, nhưng may mắn là vẫn bảo tồn được những khác biệt. Điều này là do các “mã chỉ lệnh DNA” hợp lý và chính xác đã tồn tại trong bộ mã DNA của tổ tiên nhân loại, chúng đang kiểm soát sự sao chép DNA. Hơn nữa, những “mã chỉ lệnh DNA” này cho đến nay không hề phát sinh thay đổi.
Nếu “chọn lọc tự nhiên đã thúc đẩy sự tiến hóa”,thì đó phải là một đột biến ảnh hưởng đến mã DNA một cách tự nhiên. Nếu “tự nhiên” không thể ảnh hưởng đến mã DNA, thì nó không những không “thúc đẩy quá trình tiến hóa”, mà thậm chí còn không thúc đẩy sự khác biệt.
Tại sao loài người từ Phi Châu tản ra khắp thế giới, mặc dù đã trải qua những điều kiện tự nhiên khác nhau, trải qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên, sinh tử tồn vong, mà sự khác biệt giữa mã DNA của các chủng tộc khác nhau vẫn rất nhỏ, chỉ khoảng 1/1,000?
Điều này cho thấy “tự nhiên” không có ảnh hưởng gì đến mã DNA. Xét theo “quy luật giảm phân một nửa và sự khác biệt di truyền của mã DNA”, sự khác biệt về mã DNA giữa các chủng tộc khác nhau và “Adam duy nhất” vừa vặn nhỏ hơn sự khác biệt giữa tất cả các nhóm dân tộc.
Sự khác biệt về màu da của con người không phải do hoàn cảnh tự nhiên tạo thành
Sự khác biệt về màu da luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà tiến hóa, quan điểm “người da trắng là một chủng tộc tiến hóa hơn” đã tồn tại trong suy nghĩ của không ít người phân biệt chủng tộc. Người ta cũng thường thấy lý luận này: “Do người da trắng sống ở vùng ít ánh sáng mặt trời hơn người Phi Châu, quá trình tiến hóa đã cho loài người thích nghi với hoàn cảnh, nên da người đã dần dần biến thành màu trắng”. Những quan điểm về sự tiến hóa này có đúng không? Trước khi mã DNA được biết đến, không ai có thể bác bỏ những quan điểm này, mặc dù chúng không có cơ sở vững chắc nào cả.
Khi người ta biết rằng mã DNA là thông tin di truyền duy nhất, việc tìm kiếm bằng chứng từ “thông tin duy nhất” này là điều đương nhiên. Khi nghiên cứu về DNA di truyền, các khoa học gia đã phát hiện ra rằng một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến màu da là gene SLC24A5 nằm trên NST số 15 của cơ thể con người, đây là bước đầu tiên trên con đường tìm kiếm sự thật từ mã DNA.
Vào năm 2012, các khoa học gia đã công bố một nghiên cứu về 1,092 bộ gene người [2], trong nghiên cứu quy mô lớn đó, họ đã tập trung vào gene SLC24A5. Cuối cùng họ tập trung vào một mã trên gene này, số vị trí của mã này trên NST số 15 là: rs1426654. Họ phát hiện ra trong các mẫu nam và nữ đến từ khắp nơi trên thế giới, thì 90% những người sống ở Phi Châu và Á Châu tại vị trí này đều là “G”, họ gọi nó là ký hiệu tổ tiên; còn những người sống ở Âu Châu thì vị trí này gần như toàn bộ đều là “A”. Ba mã DNA liền kề ban đầu là “GCA”, sau khi trải qua phiên mã sẽ là Alanine; còn sau khi đột biến nó đã trở thành “ACA”, là threonine sau khi phiên mã. Chính sự đột biến ở một mã này đã hình thành nên hậu duệ của hàng nghìn người da trắng, đó thực sự là một khám phá đáng kinh ngạc.
Sự khác biệt này là do di truyền hay là kết quả của “chọn lọc tự nhiên”? Chúng ta hãy xét từ vĩ mô. Pháp và Mông Cổ đều ở khoảng 40 độ Vĩ Bắc, nhưng màu da của họ lại rất khác nhau. Mông Cổ và Úc có vĩ độ rất khác nhau nhưng màu da lại rất tương tự, cho thấy rằng màu da không liên quan gì đến ánh sáng Mặt trời. Từ đột biến mã làm thay đổi màu da này, chúng ta có thể thấy rằng đây hoàn toàn không phải là kết quả của quá trình diễn hóa hay tiến hóa “dần dần”, cũng không phải là ảnh hưởng của khí hậu. Một lý thuyết khoa học muốn thành lập thì phải trải qua kiểm nghiệm để xem nó có đứng vững hay không. Cho dù lý thuyết có hoàn hảo đến đâu trong những điều kiện nhất định, thì một ví dụ phản bác cũng đủ để phủ nhận lý thuyết này.
Những người có màu da khác nhau vẫn là con người, không tồn tại vấn đề về chủng tộc nào trội hơn, vì vậy không thể nói về tiến hóa hay diễn hóa. Mắt xanh hay khả năng dung nạp lactose cũng vậy. Họ cho rằng sự dung nạp lactose của người Âu Châu là sự tiến hóa. Tuy nhiên, người Mông Cổ đã sống du mục trong nhiều thế hệ và uống sữa bò, nhưng khả năng dung nạp lactose của họ lại là thấp nhất. Ví dụ phản bác này đủ để phủ định tuyên bố rằng sự dung nạp lactose của người Âu Châu là tiến hóa.
Chó và sói là cùng một loài, có một cách nói rằng chó được thuần hóa từ sói, việc lai tạp giữa chúng khác với sư hổ. Chúng ta có thể thấy rằng con sói về cơ bản vẫn giữ nguyên các đặc điểm của nó. Việc lai tạp chó đã dẫn đến muôn loài chó lạ, hình dáng cơ thể của chúng cũng có những thay đổi lớn, chó vẫn là chó, ngoài sở thích cá nhân thì không thể nói giống chó nào tiến hóa hơn. Lai tạp dễ dẫn đến sự biến đổi tính trạng, chỉ là như vậy, không liên quan gì đến chọn lọc tự nhiên.
Xem tiếp: Phần 9
Tài liệu tham khảo:
Kiều Kỳ biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ