Ngôi nhà Olana: Kho báu của họa sĩ Church trên sông Hudson
Họa sĩ Frederic Edwin đã xây dựng ‘Olana’ trở thành ngôi dinh thự trường tồn của gia đình ông. Đó là kiệt tác cuối cùng của ông và được cho là tuyệt vời nhất, nằm tọa lạc trên một sườn núi nhìn ra sông Hudson.
Trước chuyến chu du đến Trung Đông và Âu châu, ông đã mua được mảnh đất phía trên ngôi nhà đầu tiên của mình tên là “Cosy Cottage.”
“Tôi vừa mới mua khu rừng trên đỉnh đồi. Tôi muốn đảm bảo rằng nếu có thể trước khi tôi rời đi, mọi mảnh đất mà tôi cần để xây dựng trang trại của mình trở nên hoàn hảo.”
Tầm nhìn của Church đầy tham vọng. Ông không chỉ muốn mở rộng nông trang của mình mà còn muốn sáng tạo khung cảnh tuyệt đẹp ở phía xa xa, bằng cách kết nối một loạt cảnh quan với những con đường xe ngựa được quy hoạch cẩn thận. Trước đây, Church đã từng là cố vấn cảnh quan ở Central Park và luôn bị hấp dẫn bởi cách làm sao để sáng tạo ra một khung cảnh tuyệt mỹ trong khi làm việc với thế giới tự nhiên thơ mộng.
Ngôi nhà thờ trên đỉnh đồi được xây dựng cũng chính là nơi ông và họa sĩ Thomas Cole thường lui tới theo sự chỉ dẫn của Cole. Nơi nghỉ dưỡng này nhìn ra ngôi nhà của Cole trên Sông Hudson, và họ thường xuyên đi dạo ở đó để vẽ ký họa. Nhiều tác phẩm ban đầu của Church được lấy cảm hứng từ những khung cảnh cụ thể nơi đây, và chính bối cảnh đó đã thôi thúc ông bắt đầu dự án của mình. Mặc dù Church từng là họa sĩ có danh tiếng lẫy lừng của Mỹ, nhưng địa vị (và sự nghiệp) của ông bắt đầu suy giảm vào những năm 1870. Những bức tranh sơn dầu khổ lớn của ông đã không còn được đánh giá cao, và tiền hoa hồng cho những bức tranh cổ vật của ông cũng trở nên giảm dần. Việc vẽ tranh cũng càng ngày trở nên khó khăn hơn bởi căn bệnh thấp khớp của ông. Khi cả thế giới quên lãng Frederic Edwin Church, người họa sĩ vĩ đại vẫn có thể cống hiến hết mình và xây dựng dinh thự tráng lệ cho gia đình, một công việc đầy tâm huyết.
Kể từ những ngày tháng thám hiểm nơi hoang dã Maine, Church đã kiên trì việc gắn kết các hoạt động của con người trong sự hài hòa của môi trường thiên nhiên nguyên sơ. Ông thậm chí còn phác họa những ngôi nhà và nhà máy vào các bức tranh vẽ Katahdin của mình, mặc dù thực tế là chúng không tồn tại. Khi trở về sau cuộc phiêu lưu của đó, ông đã trồng hơn 1,000 cây và thiết kế những con đường dành cho xe ngựa. Bất động sản này đóng vai trò như một bức tranh mà trên đó ông sẽ lập kế hoạch để vẽ ra những cảnh quan sống động. Church đã bộc bạch về quá trình này “Trong vài mùa giải sau khi tôi chọn địa điểm này làm nơi cư trú của mình, tôi không nghĩ đến điều gì khác ngoài việc trồng cây, và có hàng nghìn, hàng nghìn cây trong số đó trải dài trên các sườn núi phía Nam và phía Bắc.”
Richard Morris Hunt, một kiến trúc sư New York, trước đây cũng đã thiết kế “Cosy Cottage” của chính ông và được Church ủy quyền để xây dựng ngôi nhà trên đỉnh đồi cho mình. Theo mô hình cho các dinh thự ở khu Park Avenue mà ông thiết kế cho những khách hàng thượng lưu của mình, Hunt đã phác họa một cấu trúc có vẻ ngoài mang phong cách thời Victoria nhưng lại giống một lâu đài kiểu Pháp. Sau đó Hunt tiếp tục thiết kế mảnh đất rộng lớn “Biltmore” của George Vanderbilt ở vùng núi Bắc Carolina.
Church đã có một cách nhìn khác biệt cho ngôi nhà của mình, một ý tưởng được lấy cảm hứng từ sự chiêm nghiệm kỳ lạ. Sau khi được đánh thức bởi chuyến du lịch ở Trung Đông, Church khám phá ra nguồn cảm hứng trong các thiết kế mang phong cách Moorish và Ba Tư. Ông đã tranh thủ sự giúp đỡ từ người bạn và kiến trúc sư Calvert Vaux (một trong những kiến trúc sư thiết kế Công viên Trung tâm New York) trong việc phát triển ý tưởng mới này. Tuy nhiên, Church là người đưa khái niệm này vào cuộc sống, và ông hoàn toàn đắm mình vào việc tạo ra kiệt tác đó. Khi thử nghiệm với các họa tiết Đông phương, ông đã phác thảo hàng trăm bức vẽ; những mẫu gạch, chi tiết gạch tinh xảo, và những tấm bình phong được biến hóa từ bàn tay ông. Church đã sử dụng bảng màu để pha trộn màu sơn cho các căn phòng khác nhau. Mặc dù công trình gốc của Hunt vẫn giữ nguyên bản ngôi nhà, nhưng Vaux và Church đã biến nó thành một cung điện nguy nga như đến từ vùng đất khác. Gia đình Churche gọi lâu đài của họ là “Olana”, theo tên một dinh thự kho báu và pháo đài thần thoại của người Ba Tư, mà một số người tin rằng tầm nhìn ra của sẽ nó trông ra Vườn Địa Đàng.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1870 đến năm 1872. Nhiều chi tiết tôn tạo do chính Church lên phương án và ông đã huấn luyện các nghệ nhân địa phương cách xây dựng chúng một cách chính xác. “Một lâu đài cổ xưa mà tôi đang xây dựng với cái tên khiêm tốn của một ngôi nhà ở, đã thu hút hết thời gian và tâm trí của tôi. Tôi cần hình dung kiến trúc Ba Tư, sau đó thể hiện nó trên giấy và giải thích lại cho lượng lớn thợ máy.” Trước khi đưa vào thi công thực tế, Church thường thử nghiệm phác thảo một số ý tưởng thiết kế trên giấy. Cho đến năm 1876, Church và bốn đứa con của họ phải di chuyển lên những tầng trên mặc dù nội thất trong trong ngôi nhà vẫn chưa hoàn thiện. Khi các con của họ còn nhỏ, phu nhân Church Isabel đã giáo dục chúng tại gia. Đôi vợ chồng đều ưu tiên gia đình là trọng tâm và họ luôn đi du lịch cùng nhau. Ngôi nhà “Olana” đã trở thành bức tranh mà ông Frederic cùng phu nhân Isabel Church tiếp tục vun đắp.
Church nói về tham vọng xây nhà của mình: “Đôi khi, niềm đam mê xây dựng khiến một người đàn ông lên cơn sốt, và anh ta lao vào nó.” Ông và bà Isabel đã cùng nhau thiết kế một không gian sinh hoạt cho gia đình để thỏa sức thể hiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng của họ. Cả hai trang trang trí ngôi nhà bằng những món đồ đã mua trong chuyến du lịch kéo dài 18 tháng tới Âu châu và Trung Đông. Church cũng có được những bức tranh xuất sắc của các họa sĩ khác và thậm chí còn có thể mua lại một số tác phẩm của chính mình trong cuộc đấu giá. Ngôi nhà trở thành một nơi trưng bày những kỷ vật cuộc sống của gia đình.
Phòng ăn là sự pha trộn giữa phong cách Âu châu và Trung Đông, và Church đã chọn bản sao chép của các tác phẩm cổ điển để trưng bày trên các bức tường. Nghệ thuật trang trí bao phủ từng cm của ngôi nhà. Các cửa sổ được thiết kế bởi các họa tiết Ba Tư, mở ra tầm nhìn ngoạn mục. Vào năm 1871, Church viết: “Ngôi nhà sẽ là một kỳ quan về kiến trúc, và khung cảnh từ mỗi cửa sổ sẽ hoàn toàn mỹ lệ.” Phong cách thiết kế pha trộn đa dạng đã thực sự tạo chủ đề cho những cuộc trò chuyện thú vị.
Mặc dù gia đình Churche đã bị phần còn lại của thế giới phớt lờ, họ vẫn tiếp tục chiêu đãi vô số bạn bè viếng thăm dinh thự tráng lệ của mình. Nhà văn Mark Twain – tác giả Samuel Clemens đã đến “Olana” và ngâm thơ ở đó. Bữa sáng được tiếp đãi chính xác là vào lúc 8 giờ sáng của ngày đầu tiên tại “Olana.” Sau bữa sáng, gia đình và du khách sẽ tập trung trong phòng khách để đọc Kinh Thánh trước khi ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời. Hàng loạt các kỳ quan đang chờ đợi để khám phá. Ngoài việc hoạt động như một điền trang, cảnh quan của Church còn mang đến khung cảnh vô tận của Thung lũng Hudson xinh đẹp. Sau một buổi sáng bận rộn với những hoạt động, du khách sẽ dành trọn vẹn thời gian để tĩnh tâm đọc sách, nghỉ ngơi và viết lách.
Đến buổi tối, gia đình và du khách của họ sẽ tụ tập cùng nhau ăn pizza và ngắm cảnh trong ánh đèn vàng. Sau bữa ăn tối, sẽ thường xuyên có các buổi đọc kinh, hoạt cảnh, các bài đọc và trò đố chữ trong sảnh trung tâm được trang trí lộng lẫy. Don Wescott, người kể chuyện cho bộ phim tài liệu về “Olana,” nhận xét: “Ngôi nhà của gia đình Church đã nói lên trải nghiệm của cuộc sống thường nhật. Nơi đây đã nuôi dưỡng và bảo vệ gia đình họ.”
Mảnh đất của Churches cũng thể hiện cuộc hành trình cuộc đời của Frederic và vợ Isabel: một cặp vợ chồng trẻ chứng kiến sự ra đi của hai đứa con đầu lòng và cùng nhau hồi sinh để xây dựng nên một ngôi nhà tuyệt vời cho đại gia đình của mình. Phu nhân Isabel qua đời năm 1899, và Frederic qua đời 11 tháng sau đó. “Olana” ngôi nhà vẫn tồn tại như một sự kỳ lạ hấp dẫn, nhưng còn hơn thế nữa – nó thực sự là một công trình kiến trúc tôn vinh cuộc sống tươi đẹp.
“Họ nói rằng kiệt tác cuối cùng của tôi là ngôi nhà trên đồi này.” —Marc Cohn
“Olana” được xuất bản trên tạp chí Kiến trúc Digest vào năm 1997, và ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Marc Cohn đã tình cờ có cuốn tạp chí này và tìm thấy nguồn cảm hứng nơi đây. Những gì Cohn nhận ra từ họa sĩ Frederic Church đã truyền cảm hứng cho ông sáng tác ra bài hát “Olana.” Cohn nhận xét, “Câu chuyện của Church về cuộc sống gia đình và cuộc sống nghệ thuật của ông, cùng tình yêu sâu sắc mà ông dành cho cả hai, đã làm rung cảm tâm hồn tôi. Tôi đã bắt đầu sáng tác lời bài hát ngay sau khi đọc bài báo này. Tôi đã lập tức nảy ra ý tưởng viết Olana ở ngôi thứ nhất – với tư cách là Frederick Church- tôi đã bắt đầu thực hiện.”
Bài viết này ban đầu được đăng trên tạp chí American Essence Essence.
Chú thích của dịch giả:
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times