Nghị trình LGBTQI+: Sự trở lại của ‘Người Mỹ xấu xí’
Tại sao chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thúc đẩy nghị trình LGBTQI+ trên thế giới?
Khi trật tự thế giới đi xuống, thì chính phủ Tổng thống (TT) Biden sẽ có hàng đống việc phải làm. Ngoài việc đối phó với thách thức toàn cầu của Trung Quốc cộng sản đối với Hoa Kỳ, đối phó với việc Nga xâm lược Ukraine, tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực, lạm phát, và có lẽ là duy trì trật tự kinh tế quốc tế thiên tả, thì chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có một ưu tiên mới và cấp bách là thúc đẩy những gì mà các giá trị truyền thống và các nền văn hóa truyền thống coi là sự lệch lạc về giới dưới mọi hình thức khác nhau.
Sự thay đổi trong các ưu tiên của Hoa Kỳ
Nói một cách thẳng thắn, bản ghi nhớ tổng thống của TT Joe Biden về “Thúc đẩy Nhân quyền của Người đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới, Đồng tính luyến ái, và Liên giới tính (LGBTQI+) trên khắp thế giới” báo hiệu một sự thay đổi mới trong các ưu tiên của Hoa Kỳ.
Nhìn rộng hơn một chút là có trật tự.
Kể từ khi lập quốc, các mục tiêu căn bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (và nên duy trì) là theo đuổi, thúc đẩy và hỗ trợ các lợi ích địa chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, và các lợi ích quốc gia khác của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. Để đạt được những mục tiêu đó một cách thành công nhất, chúng ta thường cố gắng hợp tác với các quốc gia khác ít nhất là theo cách thân thiện và phối hợp. Không phải luôn luôn, nhưng hầu hết là như vậy.
Lạm dụng quyền lực mềm
“Quyền lực mềm” của Mỹ là một nhân tố to lớn thuyết phục nhiều quốc gia rằng trật tự thế giới tự do với thương mại tự do dù ít hay nhiều, chính phủ đại diện, và nhân quyền là khuôn mẫu tốt hơn so với các mô hình độc tài của các đối thủ như Trung Quốc, Nga, và Iran.
Trong nhiều thập niên, trải qua cả hai cuộc chiến tranh nóng và lạnh, quyền lực mềm của Hoa Kỳ đã được áp dụng với viện trợ ở hải ngoại, cứu trợ khủng hoảng, đàm phán hòa bình, và sự tham gia của công dân Hoa Kỳ vào các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Hòa bình (Peace Corps). Một số lượng lớn các nhà truyền đạo Cơ đốc giáo được gửi đi khắp thế giới cũng đóng một vai trò nhất định.
Tất nhiên, không phải lúc nào Hoa Kỳ cũng hành xử như vậy. Đôi khi, Hoa Kỳ đã sử dụng năng lực ngoại giao, văn hóa, kinh tế, và quân sự to lớn của mình để áp đặt các chính sách của mình lên các quốc gia kém hùng mạnh hơn và thường là khác biệt về văn hóa, trái với ý muốn của các nhà lãnh đạo và chuẩn mực văn hóa của các quốc gia đó.
Người Mỹ xấu xí, hôm qua và hôm nay
Hành vi như vậy đã sinh ra thuật ngữ “người Mỹ xấu xí,” được định nghĩa là “một người Mỹ ở ngoại quốc có hành vi gây khó chịu cho người dân của quốc gia đó.”
Tuy nhiên, ngày nay, một người Mỹ xấu xí mới đang xuất hiện. Bản ghi nhớ của tổng thống và các chính sách đi kèm nhằm buộc các quốc gia khác chấp nhận LGBTQI+, bất chấp sự ác cảm về văn hóa mà họ có đối với hành động tấn công như vậy, là đang quay lưng lại với hành vi bắt nạt văn hóa và suy đồi chính trị như vậy.
Trích dẫn “Báo cáo Liên ngành về việc Thực hiện Bản ghi nhớ của Tổng thống về việc Thúc đẩy Nhân quyền của Người LGBTQI+ trên Toàn Thế giới (2022)” như sau:
“Đặc phái viên Hoa Kỳ về Thúc đẩy Nhân quyền của Người LGBTQI+ là một thành viên tích cực trong Hội đồng Công bằng của Bộ Ngoại giao. Hội đồng Công bằng, do Chánh Văn phòng Đa dạng và Hòa nhập triệu tập, cung cấp một nền tảng cho các chỉ dẫn công bằng để chia sẻ thông tin, thảo luận về các thách thức, và củng cố các giao điểm giữa các nỗ lực khác nhau nhằm đem lại công bằng chủng tộc và hỗ trợ cho các cộng đồng chưa được tiếp cận các dịch vụ trong quá trình phát triển và thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.” (Nhấn mạnh những cái của tôi.)
Tóm lại, LGBTQI+ hiện được coi là một vấn đề bình đẳng chủng tộc trong mối liên hệ đối ngoại của chúng ta với các quốc gia khác. Hơn nữa, các báo cáo nhân quyền của chính phủ Hoa Kỳ là để “giải quyết thấu đáo hơn nhân quyền của người LGBTQI+; và thừa nhận bạo lực đối với người LGBTQI+ trong quá trình soạn thảo Chiến lược mới của Hoa Kỳ nhằm Ngăn chặn và Ứng phó với Bạo lực về Giới trên Toàn cầu và Kế hoạch Hành động Quốc gia đầu tiên của Hoa Kỳ nhằm Chấm dứt Bạo lực về Giới.” (Nhấn mạnh của tôi.)
Tại sao lại có sự thay đổi này trong các ưu tiên của Hoa Kỳ?
Hoa Kỳ là quân cờ của WEF?
Một lý do có thể là do chính phủ TT Biden hoàn toàn ủng hộ các kế hoạch của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho sáng kiến Đại Tái Thiết (Great Reset), bao gồm toàn bộ các thay đổi mang tính biến đổi, từ việc chích vaccine, tiền kỹ thuật số, và các công nghệ xanh cho đến những thay đổi lớn về văn hóa.
Theo WEF, các chính sách hòa nhập được thực thi trên toàn cầu không chỉ là một vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề tồn tại toàn cầu. WEF thông báo cho thế giới rằng việc hòa nhập LGBTQI+ không chỉ là mong muốn, mà còn là ưu tiên cho doanh nghiệp, quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản của cổ đông, và nhiều khía cạnh khác của xã hội toàn cầu.
Chính phủ TT Biden chắc chắn đang cố gắng hết sức để tuân theo đường lối của WEF, bao gồm việc ban hành luật về ngôn từ kích động thù địch để bịt miệng và trừng phạt những người có niềm tin tôn giáo trái ngược với nghị trình LGBTQI+.
Mục tiêu xóa bỏ các giá trị truyền thống
Dù muốn hay không, nền văn minh phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, được thành lập dựa trên các giá trị Do Thái-Kitô giáo. Những giá trị nền tảng này đã thúc đẩy sự phát triển của phương Tây trong 2,000 năm qua, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong khoa học, văn hóa, và sự phát triển của chính phủ đại diện.
Dù thế, tại sao chính phủ TT Biden lại cố gắng ép buộc các quốc gia trên thế giới chấp nhận các giá trị vô thần, phản Cơ đốc, phản truyền thống?
Câu trả lời ngắn gọn là chính phủ này có một nghị trình của riêng mình — hay còn gọi là các mệnh lệnh — và các mệnh lệnh này không liên quan gì đến việc bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích của Mỹ và mọi thứ đều liên quan đến việc tuân thủ một nghị trình về trật tự thế giới mới. Một Trật tự Thế giới Mới (A New World Order) hoặc Đại Tái Thiết (Great Reset) chỉ có thể được thiết lập bằng cách hủy bỏ — hoặc xóa sạch — trật tự thế giới cũ.
Indonesia nói ‘Không’
Nhưng không phải mọi quốc gia đều đồng ý với chính sách của Hoa Kỳ hoặc nghị trình của WEF. Chẳng hạn, Indonesia đã từ chối cho bà Jessica Stern, đặc phái viên về quyền LGBTQI+ của Hoa Kỳ nhập cảnh, vì chính phủ ở đó nhận ra rằng “ý định của [bà ấy] là làm suy yếu các giá trị văn hóa và tôn giáo của quốc gia chúng tôi.”
Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, đã đúng khi đánh giá chính sách LGBTQI+ của Hoa Kỳ.
Đúng là người Mỹ xấu xí.
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times